Bó bột gãy xương bàn chân: Cần lưu ý gì?
Xương bàn chân là cấu trúc chịu lực tỳ cho cơ thể nên khi xảy ra chấn thương rất dễ dẫn tới gãy xương gây mất vận động cho người bệnh và nhiều biến chứng nguy hiểm. Bó bột xương bàn chân cũng là một trong những phương pháp điều trị phổ biến. Sau khi tháo bột gia đình cần lưu ý một số điều để giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn.
* Triệu chứng thường gặp
Người gãy xương bàn chân thường có các triệu chứng sau:
- Bầm tím, đau vùng xương gãy, nhạy cảm với các tác động xung quanh
- Vùng gãy sưng to
- Mất vận động vùng gãy xương
- Mất liên tục vùng xương bàn chân
- Biến dạng xương có thể gãy chọc ra khỏi da chân hoặc bàn chân bị trẹo đi
* Những điều cần chú ý sau bó bột gãy xương bàn chân
Sau khi bó bột việc cần làm nhất là kiểm tra xem các đầu ngón chân bệnh nhân có tím tái đổi màu hay sưng đau không, bệnh nhân có tê bì mất cảm giác không vì đó chính là triệu chứng của việc bột bó quá chật dẫn tới cản trở máu lưu thông nếu để quá 6 giờ sẽ dẫn tới hoại tử và thậm chí là đoạn chi
Sau khi bó bột, bệnh nhân thường có triệu chứng là sưng, phù nề và cảm giác chật, căng tức với bột bó. Nguyên nhân là do cơ chế ứ trệ tuần hoàn, xương gãy sẽ kích thích máu đến nuôi ổ gãy hơn nên khi máu lưu thông bị cản trở bệnh nhân sẽ sưng đau hơn.
Để giảm bớt sưng đau cho bệnh nhân cần phải:
- Tập vận động sớm để tạo sự co cơ ép tĩnh mạch máu ngoại vi giúp máu trở về tim dễ hơn và cuối cùng là giảm sưng nề
- Kê vùng chân gãy lên cao hơn so với lồng ngực 20cm để lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn
- Bệnh nhân bó bột vẫn rất cần tập vận động sớm như gồng cơ trong bột nếu không dễ dẫn tới tình trạng teo cơ và khi vận động lại trở nên khó khăn cũng như mất nhiều thời gian hơn
>>>Xem thêm: https://phuongnamhospital.com/dich-vu-benh-vien/phong-kham-bo-bot-o-da-lat-uy-tin/
Sau khi tháo bột xương bàn chân thì một số bệnh nhân vẫn có triệu chứng sưng nề. Điều này là bình thường, vì bó bột trong thời gian dài sẽ khiến chi ít hoạt động hình dạng các mạch máu vẫn chưa trở lại bình thường khiến có triệu chứng sưng như vậy. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân sưng nhiều kèm với viêm da thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra thêm, lưu ý tuyệt đối không nên xoa bóp dầu nóng tại khu vực đó mà nên dùng chườm lạnh.
Phẫu thuật kết hợp xương trên mang hình tăng sáng đang được Bệnh viện Đa khoa Phương Nam áp dụng. Đây là phương pháp điều trị gãy xương không cần bó bột mới được áp dụng trong vài năm trở lại đây, với các ưu điểm sau:
Ít tổn hại phần mềm xung quanh, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác vị trí ổ gãy, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường
Có tính thẩm mỹ cao, bệnh nhân không cần bó bột, giảm thiểu biến chứng
Để được tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị gãy xương tại Đa khoa Phương Nam, quý khách có thể đến tổng đài: 1900 63 36 98, hoặc đến địa chỉ: 81 – Phan Đình Phùng, P.1, TP. Đà Lạt.
Xương bàn chân là cấu trúc chịu lực tỳ cho cơ thể nên khi xảy ra chấn thương rất dễ dẫn tới gãy xương gây mất vận động cho người bệnh và nhiều biến chứng nguy hiểm. Bó bột xương bàn chân cũng là một trong những phương pháp điều trị phổ biến. Sau khi tháo bột gia đình cần lưu ý một số điều để giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn.
* Triệu chứng thường gặp
Người gãy xương bàn chân thường có các triệu chứng sau:
- Bầm tím, đau vùng xương gãy, nhạy cảm với các tác động xung quanh
- Vùng gãy sưng to
- Mất vận động vùng gãy xương
- Mất liên tục vùng xương bàn chân
- Biến dạng xương có thể gãy chọc ra khỏi da chân hoặc bàn chân bị trẹo đi
* Những điều cần chú ý sau bó bột gãy xương bàn chân
Sau khi bó bột việc cần làm nhất là kiểm tra xem các đầu ngón chân bệnh nhân có tím tái đổi màu hay sưng đau không, bệnh nhân có tê bì mất cảm giác không vì đó chính là triệu chứng của việc bột bó quá chật dẫn tới cản trở máu lưu thông nếu để quá 6 giờ sẽ dẫn tới hoại tử và thậm chí là đoạn chi
Sau khi bó bột, bệnh nhân thường có triệu chứng là sưng, phù nề và cảm giác chật, căng tức với bột bó. Nguyên nhân là do cơ chế ứ trệ tuần hoàn, xương gãy sẽ kích thích máu đến nuôi ổ gãy hơn nên khi máu lưu thông bị cản trở bệnh nhân sẽ sưng đau hơn.
Để giảm bớt sưng đau cho bệnh nhân cần phải:
- Tập vận động sớm để tạo sự co cơ ép tĩnh mạch máu ngoại vi giúp máu trở về tim dễ hơn và cuối cùng là giảm sưng nề
- Kê vùng chân gãy lên cao hơn so với lồng ngực 20cm để lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn
- Bệnh nhân bó bột vẫn rất cần tập vận động sớm như gồng cơ trong bột nếu không dễ dẫn tới tình trạng teo cơ và khi vận động lại trở nên khó khăn cũng như mất nhiều thời gian hơn

>>>Xem thêm: https://phuongnamhospital.com/dich-vu-benh-vien/phong-kham-bo-bot-o-da-lat-uy-tin/
Sau khi tháo bột xương bàn chân thì một số bệnh nhân vẫn có triệu chứng sưng nề. Điều này là bình thường, vì bó bột trong thời gian dài sẽ khiến chi ít hoạt động hình dạng các mạch máu vẫn chưa trở lại bình thường khiến có triệu chứng sưng như vậy. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân sưng nhiều kèm với viêm da thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra thêm, lưu ý tuyệt đối không nên xoa bóp dầu nóng tại khu vực đó mà nên dùng chườm lạnh.
Phẫu thuật kết hợp xương trên mang hình tăng sáng đang được Bệnh viện Đa khoa Phương Nam áp dụng. Đây là phương pháp điều trị gãy xương không cần bó bột mới được áp dụng trong vài năm trở lại đây, với các ưu điểm sau:
Ít tổn hại phần mềm xung quanh, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác vị trí ổ gãy, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường
Có tính thẩm mỹ cao, bệnh nhân không cần bó bột, giảm thiểu biến chứng
Để được tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị gãy xương tại Đa khoa Phương Nam, quý khách có thể đến tổng đài: 1900 63 36 98, hoặc đến địa chỉ: 81 – Phan Đình Phùng, P.1, TP. Đà Lạt.