Tuổi càng lớn thì quá trình lão hóa càng biểu hiện rõ ràng, đặc biệt là răng bắt đầu yếu đi. Vì vậy một chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng. Các món ăn đòi hỏi răng yếu có thể nhai nuốt, đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy người già răng yếu nên ăn gì?
Người già răng yếu nên ăn gì?
Những người già thường khó ăn vì hàm răng lúc này đã rất yếu, thậm chí là rụng nhiều. Do đó nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, cần lưu ý không ăn các đồ cứng, dai hay giờ giấc ăn uống không điều độ. Món ăn cho người đau răng nên chế biến mềm và đủ dinh dưỡng.
Các món ăn nấu đơn giản, kết cấu mềm sẽ không gây áp lực lên răng và dạ dày. Hệ tiêu hóa của người già cũng yếu hơn lúc trẻ nên thức ăn mềm sẽ dễ tiêu, tránh gây đau dạ dày, chướng bụng.
Người già yếu nên ăn nhạt hơn so với khi còn trẻ
Thức ăn mặn càng làm răng trở nên nhạy cảm nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi men răng bị tổn thương, có thể chạm tới phần chân răng dẫn đến những cơn đau nhói. Ăn mặn còn khiến tăng nguy cơ mắc bệnh thận, tim mạch, huyết áp,... ở người già. Do đó nên ăn nhạt lại, không quá 6g muối/ngày.
Thức ăn chế biến đơn giản
Đối với người già, thức ăn chế biến càng đơn giản như hấp, luộc thì càng mềm, ít dai cứng, đỡ ngán, giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao, lượng calo cũng thấp hơn sơ với các món chiên, nướng. Những loại thực phẩm này cũng dễ dàng hấp thu hơn khi hệ tiêu hóa không còn khỏe mạnh, tránh việc áp lực dạ dày do răng yếu.
Thực phẩm ít đường, sử dụng chất làm ngọt tự nhiên
Đồ ngọt đứng đầu danh sách những chất gây hại cho răng. Lượng đường hóa học trong các thực phẩm trở thành môi trường cho vi khuẩn hoạt động. Khi thèm ngọt, có thể ăn socola đen (70% ca cao) có khả năng giảm nguy cơ sâu răng thay thế bánh kẹo thông thường. Đồng thời khi nấu ăn, thay thế đường bằng các chất làm ngọt tự nhiên như Si rô cây thích (cây phong) chứa vitamin, canxi, kali và sắt,... Mật ong có tính chống viêm, kháng khuẩn. Lưu ý là dù là đường thay thế thì chúng vẫn là đường. Do đó không nên ăn quá 25 - 35 gram ở nữ - nam mỗi ngày.
Ăn các loại rau tươi xanh
Dùng các loại rau xanh mềm và dễ nhai nuốt như rau mồng tơi, rau đay, xà lách, diếp cá, rau dền,... Chất xơ trong nhóm thực phẩm này có tác dụng giảm độ axit trong khoang miệng, ức chế vi khuẩn có hại, hàm lượng nước dồi dào giúp làm dịu răng bị đau nhức, ê buốt răng khi men răng yếu.
Ngoài ra, cần lưu ý một số điều trong chế độ ăn như sau:
Nguồn bài viết: https://drcareimplant.com/giai-dap-nguoi-gia-rang-yeu-nen-an-gi-979
Người già răng yếu nên ăn gì?
Những người già thường khó ăn vì hàm răng lúc này đã rất yếu, thậm chí là rụng nhiều. Do đó nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, cần lưu ý không ăn các đồ cứng, dai hay giờ giấc ăn uống không điều độ. Món ăn cho người đau răng nên chế biến mềm và đủ dinh dưỡng.
- Món ăn mềm và dễ tiêu hóa
- Ăn nhạt
- Thức ăn chế biến đơn giản
- Thực phẩm ít đường, sử dụng chất làm ngọt tự nhiên
- Ăn các loại rau tươi xanh
Các món ăn nấu đơn giản, kết cấu mềm sẽ không gây áp lực lên răng và dạ dày. Hệ tiêu hóa của người già cũng yếu hơn lúc trẻ nên thức ăn mềm sẽ dễ tiêu, tránh gây đau dạ dày, chướng bụng.
Người già yếu nên ăn nhạt hơn so với khi còn trẻ
Thức ăn mặn càng làm răng trở nên nhạy cảm nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi men răng bị tổn thương, có thể chạm tới phần chân răng dẫn đến những cơn đau nhói. Ăn mặn còn khiến tăng nguy cơ mắc bệnh thận, tim mạch, huyết áp,... ở người già. Do đó nên ăn nhạt lại, không quá 6g muối/ngày.
Thức ăn chế biến đơn giản
Đối với người già, thức ăn chế biến càng đơn giản như hấp, luộc thì càng mềm, ít dai cứng, đỡ ngán, giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao, lượng calo cũng thấp hơn sơ với các món chiên, nướng. Những loại thực phẩm này cũng dễ dàng hấp thu hơn khi hệ tiêu hóa không còn khỏe mạnh, tránh việc áp lực dạ dày do răng yếu.
Thực phẩm ít đường, sử dụng chất làm ngọt tự nhiên
Đồ ngọt đứng đầu danh sách những chất gây hại cho răng. Lượng đường hóa học trong các thực phẩm trở thành môi trường cho vi khuẩn hoạt động. Khi thèm ngọt, có thể ăn socola đen (70% ca cao) có khả năng giảm nguy cơ sâu răng thay thế bánh kẹo thông thường. Đồng thời khi nấu ăn, thay thế đường bằng các chất làm ngọt tự nhiên như Si rô cây thích (cây phong) chứa vitamin, canxi, kali và sắt,... Mật ong có tính chống viêm, kháng khuẩn. Lưu ý là dù là đường thay thế thì chúng vẫn là đường. Do đó không nên ăn quá 25 - 35 gram ở nữ - nam mỗi ngày.
Ăn các loại rau tươi xanh
Dùng các loại rau xanh mềm và dễ nhai nuốt như rau mồng tơi, rau đay, xà lách, diếp cá, rau dền,... Chất xơ trong nhóm thực phẩm này có tác dụng giảm độ axit trong khoang miệng, ức chế vi khuẩn có hại, hàm lượng nước dồi dào giúp làm dịu răng bị đau nhức, ê buốt răng khi men răng yếu.
Ngoài ra, cần lưu ý một số điều trong chế độ ăn như sau:
- Không ăn quá khuya: Ăn tối trước giờ ngủ ít nhất là 3 tiếng. Tức là 10 giờ ngủ thì ăn lúc 7 giờ tối để thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa. Tránh gây mất ngủ, chướng bụng đầy hơi, nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và trào ngược dạ dày.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ: Việc chia nhỏ giúp giảm hoạt động nhai nhiều liên tục, tác động lực nhai lớn sẽ ảnh hưởng đến răng. Đồng thời còn có hiệu quả tăng khả năng đốt chất béo và duy trì đường huyết ở mức độ ổn định.
- Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Bữa ăn cho người già thường hay lưu ý kiêng một số loại thực phẩm. Tuy nhiên các món ăn cần đa dạng và trọn vẹn các chất dinh dưỡng: đạm, tinh bột, chất béo tốt, vitamin và nước.
Nguồn bài viết: https://drcareimplant.com/giai-dap-nguoi-gia-rang-yeu-nen-an-gi-979