Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Giải đáp thắc mắc: Răng yếu có bọc sứ được không? Có hiệu quả không?

Nha khoa Delia

Thành viên cấp 1
Tham gia
10/8/23
Bài viết
304
Thích
0
Điểm
16
#1
Một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc chính là răng yếu có bọc sứ được không? Bởi lẽ dù suy giảm chức năng ở răng miệng nhưng vẫn có rất nhiều người vẫn có mong muốn tìm lại nụ cười và sự tư tin trên khuôn mặt. Do đó hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để có được đáp án liệu rằng bọc sứ ở răng yếu có được không qua bài chia sẻ dưới đây.



Răng yếu có bọc sứ được không?
Không phải ai cũng tự tin sở hữu một hàm răng chắc khỏe. Vì nhiều lý do khác nhau như đánh răng sai cách, lạm dụng khác sinh để điều trị bệnh, vệ sinh răng miệng không đúng cách,… là nguyên nhân khiến răng của bạn yếu dần đi.

Tuy nhiên nhiều người tò mò về tính khả thi của việc làm răng sứ trong trường hợp này. Hãy cùng tìm hiểu liệu phương pháp bọc sứ có phù hợp đối với răng bị yếu, cụ thể là chân răng bị lộ, nhạy cảm, ê buốt, lung lay, viêm nhiễm,… qua những chia sẻ sau đây:

Răng yếu, tụt lợi, chân răng bị lộ có bọc sứ được không?
Trường hợp này người mong muốn làm răng sứ vẫn có thể thực hiện được.

Tuy nhiên trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ điều trị để khắc phục tình trạng tụt lợi, chân răng bị lộ ra ngoài trước. Bởi nếu không sau khi bọc sứ sẽ rất dễ bị lộ phần chân mão sứ ra bên ngoài, khiến thức ăn bị mắc hình thành những mảng bám. Lâu dần khả năng cao bạn sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, sâu răng,…


Bạn có thể tham khảo phương án xử lý khi tụt lợi trong từng trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Tụt lợi, chân răng bị lộ ở mức độ nhẹ: Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, cho bệnh nhân sử dụng khác sinh rồi hàn trám răng Composite trước khi tiến hành bọc sứ cho răng bị tụt lợi.
  • Tụt lợi, chân răng bị lộ ở mức độ nặng: Bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị chuyên sâu bao gồm nạo túi nha chu (vệ sinh sạch sẽ khu vực giữa chân răng và lợi), ghép lợi để tái tạo nướu về trạng thái bình thường cải thiện tình trạng tụt lợi và ghép xương khi nhận thấy phần xương bên trong răng đã bị hỏng hoàn toàn.
Răng yếu, ê buốt, răng nhạy cảm có bọc sứ được không?
Rất nhiều người thường xuyên cảm thấy răng ê buốt vì nhạy cảm với nhiệt độ của đồ ăn. Tuy nhiên họ lại có mong muốn được bọc sứ? Vậy trường hợp này có thể hay không? Rất tiếc rằng trong trường hợp này lời khuyên cho bạn chính là không nên.

Bởi vì một trong số những thao tác quan trọng không thể thiếu khi làm răng sứ chính là mài cùi răng.


Nếu răng dễ bị ê buốt, nhạy cảm thì chắc chắn sẽ không thể chịu được quá trình này. Đặc biệt có nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, khó chịu thậm chí răng sẽ yếu đi do bị mất một phần cùi răng.

Răng yếu, răng lung lay có bọc sứ được không?
Một trường hợp răng yếu khác bạn cũng nên quan tâm khi bọc răng sứ. Đó chính là răng lung lay. Tùy mức độ lung lay mà các bạn sẽ sẽ tiến hành thăm khám và quyết định có nên bọc răng sứ cho bạn hay không. Tuy nhiên răng lung lay luôn là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm vì rủi ro trong việc cố định, khả năng đứng vững của răng không được tốt. Bọc sứ cần phải có cùi răng chắc khỏe để làm trụ để gắn mão sứ bên ngoài. Do đó đa phần những trường hợp răng lung lay sẽ không thể bọc sứ.


Khi răng lung lay, đặc biệt là khi tình trạng ở mức độ nặng, việc nhổ bỏ chiếc răng đó là điều nên làm. Sau đó, phương pháp được khuyến nghĩ tốt hơn chính là trồng răng Implant để tránh những trường hợp xấu xảy ra như tiêu xương hàm, xô lệch răng hoặc tụt lợi.

Răng yếu, viêm nướu, viêm lợi có bọc sứ được không?
Nếu bạn đang gặp vấn đề về viêm nướu hoặc viêm lợi, việc bọc sứ không phải là phương pháp điều trị phù hợp. Bọc sứ hỗ trợ cải thiện hình dáng và màu sắc của răng, chứ không phải để điều trị viêm nướu hay viêm lợi.

Viêm nướu, viêm lợi thường là kết quả của một bệnh được gọi là bệnh nha chu. Phương án khi bạn bị viêm nhiễm răng miệng chính là tẩy mảng bám, làm sạch răng miệng đúng cách và điều trị viêm nhiễm.


Trong trường hợp tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, bạn có thể cần đến nha sĩ để được tư vấn liệu pháp chuyên sâu hơn như cạo túi nướu hoặc phẫu thuật nha chu. Ngoài ra, nha sĩ có thể đề xuất các biện pháp điều trị bổ sung như sử dụng dung dịch súc miệng kháng vi khuẩn hoặc dùng thuốc uống để giảm viêm.

Bên cạnh đó, việc duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày và đi định kỳ kiểm tra nha khoa là quan trọng để ngăn ngừa viêm nhiễm răng miệng.

Tham khảo thêm: Răng yếu có bọc răng sứ được không
 

Đối tác

Top