Việc càng nặng, bạn càng muốn trì hoãn. Thực ra nếu vượt được qua 3 cửa ải phổ biến của thói quen xấu này, bạn có thể vượt qua chính mình để trở thành ''siêu chiến binh''.
Ai trong chúng ta cũng có lúc muốn trì hoãn. Dù cảm thấy tội lỗi và tự trách mình, nhưng chúng ta vẫn làm. Bởi vì chúng ta đang bị 3 cửa ải níu chân: Thiếu kỷ luật, Không vị tha với bản thân và Đánh giá sai về nhiệm vụ.
Nản lòng trước khi bắt tay vào một nhiệm vụ không phải là điều xa lạ
1. Thiếu kỷ luật
Rõ ràng, khi đứng trước 2 sự lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ và thư giãn, chúng ta sẽ muốn chọn sự thư thái và niềm vui hơn là làm việc chăm chỉ. Mặt khác, thiếu thói quen tốt được hình thành một cách hệ thống cũng là lý do khiến chúng ta dễ bỏ bê công việc hơn. Nếu có thói quen, bạn sẽ dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ như một guồng quay trong ngày, và chống lại sự sao nhãng. Điều đó đòi hỏi hàng tháng trời để thiết lập thói quen tốt.
Đơn giản nhất là bắt tay vào lên lịch ‘làm việc sâu’ một cách nhất quán.
“Làm việc sâu” nghĩa là tập trung vào dự án dài hạn quan trọng nhất. Chẳng hạn, bạn phải lên kế hoạch marketing cho năm 2023, thực hiện nghiên cứu thị trường hoặc viết một cuốn sách… Đây thường là những nhiệm vụ thách thức, dễ dàng khiến bạn chùn bước khi nghĩ đến. Nhưng thực hiện nó một cách nhất quán mỗi ngày, theo một khung giờ nhất định, sẽ khiến cảm giác thực hiện bớt khó khăn hơn.
Thói quen làm cho các chuỗi hành vi trở thành tự động. Cũng giống như khi bạn đã biết đi xe đạp, bạn đi theo guồng thói quen chứ không còn nghĩ về việc giữ thăng bằng hoặc nhấn bàn đạp nào trước, bàn đạp nào sau. Bạn cũng có thể áp dụng thói quen để thực hiện những việc cần quyết tâm cao như đi tập gym, học ngoại ngữ. Nhưng nên đặt ra khung thời gian hợp lý cho phiên ‘làm việc sâu’ (không nên vào lúc 11h giờ trưa khi chuẩn bị đứng dậy đi ăn hoặc lúc 4 rưỡi chiều khi bạn muốn nghỉ ngơi một chút hoặc chuẩn bị ra về). Ví dụ: mỗi sáng hàng ngày, sau 1 giờ kiểm tra email và kiểm tra tiến độ các nhiệm vụ, bạn bắt tay vào phiên làm việc sâu.
2. Không vị tha với cảm xúc của bản thân
Chúng ta có xu hướng tránh những nhiệm vụ khơi dậy những cảm xúc tiêu cực. Điều này cũng giống như trong đời sống hàng ngày, khi phải đối mặt với những việc dễ gây ra căng thẳng, như khơi mào một đề tài khó khăn để đối thoại trong gia đình, đề xuất tăng lương với sếp… chúng ta thường cảm thấy lưỡng lự và ngại ngần. Khi đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, chúng ta cũng lảng tránh để bớt căng thẳng.
Tránh né những việc khó khăn là một chiến thuật tâm lý để con người làm bản thân trở nên thoải mái trong giây lát, nhưng càng áp dụng nó nhiều, bạn càng lo lắng hơn vì nhận thức được rằng vấn đề vẫn còn đó.
Để giải quyết tận gốc rễ, bạn cần tự nhận thức: liệu việc bạn trì hoãn có xuất phát từ tình trạng sức khỏe tinh thần của bạn hiện tại không đủ ổn, khiến bạn không có động lực làm những việc đòi hỏi đầu tư công sức? Hay những nhiệm vụ này khiến bạn cảm thấy khó chịu vì trải nghiệm trong quá khứ? Ví dụ: cứ động đến việc phải gửi thư trình duyệt cấp trên là bạn nghĩ đến những lần bị cấp trên chất vấn sau khi nhận được thư.
Bạn cần phải hiểu bản thân như hiểu chính công việc của mình
Biết được điều đó rồi, bạn mới có thể tháo gỡ cảm xúc. Đầu tiên, bạn cần đánh giá mức độ khó chịu của nhiệm vụ đang trì hoãn theo thang 10. Nhiệm vụ càng khó chịu, bạn đặt ra 1 phần thưởng càng cao cho chính mình để thực hiện. Mặt khác, nghĩ về điểm tích cực mà nhiệm vụ đó mang lại cho bạn: ví dụ, tốt cho kỹ năng, tốt cho môi trường công việc mà bạn muốn cải tổ từ lâu…
Mặt khác, hãy giải quyết từ các bước đơn giản nhất, khiến bạn ít sợ hãi nhất. Về mặt tâm lý, mọi việc sẽ dần trở nên trở nên dễ chấp nhận hơn. Nhưng trước đó, bạn phải đảm bảo được bước “thông cảm với chính mình và vỗ về bản thân trước khi bước vào cuộc chiến” như CareerViet đã đề cập ở trên.
3. Đánh giá sai về nhiệm vụ
Cũng có trường hợp bạn rất kỷ luật, nhưng nhiệm vụ này làm bạn cảm thấy như ‘húc đầu vào đá’ và vì những ngăn trở, nhiệm vụ dần trở thành bị trì hoãn. Vậy rất có thể là nhận thức, hoặc mô-típ thực hiện ban đầu của bạn dành cho nhiệm vụ là chưa chuẩn.
Hãy thử tư duy ngược: điều gì làm nhiệm vụ này có thể trở nên khó khăn hơn bản chất vốn có. Sau đó tính đến việc làm gì để cho nó trở nên đơn giản hóa. Ví dụ: bạn gặp một nhiệm vụ và ngay lập tức nghĩ rằng mình phải làm cho xong nó đầu tiên, hoặc theo đúng tiêu chuẩn của một chuyên gia trong ngành. Điều đó lập tức biến nhiệm vụ trở thành một thách thức phải vượt qua. Trong khi đó, nếu bạn không đề cao, nghiêm trọng hóa nó quá mức, thì bạn có thể dễ dàng giải quyết nó như bao nhiệm vụ khác. Tức là chấp nhận rằng hoàn toàn có thể có những sai lầm và sự không hoàn hảo xảy ra nếu bạn làm theo cách riêng của mình, khai thác thế mạnh của chính mình.
Nhưng bên cạnh 3 yếu tố này, dần dần bạn sẽ cần học cách chấp nhận công việc đầy cạnh tranh. Những nhiệm vụ mới, xa lạ với thế mạnh hoặc cách làm vốn có bao giờ cũng khó hơn nhưng mang lại giá trị tiềm năng lớn hơn. Chính vì vậy, nó mang lại sự tiến bộ, mở mang trong bộ kỹ năng nghề nghiệp của bạn. Chỉ cần mỗi lần cảm thấy căng thẳng vì gặp nhiệm vụ thách thức, bạn đừng vội kết luận tiêu cực về bản thân (năng lực kém, không tiến bộ…). Tinh thần mạnh mẽ, tự tin về bản thân giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn và thành công hơn trong công việc.
Ảnh: Pexels
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Ai trong chúng ta cũng có lúc muốn trì hoãn. Dù cảm thấy tội lỗi và tự trách mình, nhưng chúng ta vẫn làm. Bởi vì chúng ta đang bị 3 cửa ải níu chân: Thiếu kỷ luật, Không vị tha với bản thân và Đánh giá sai về nhiệm vụ.
Nản lòng trước khi bắt tay vào một nhiệm vụ không phải là điều xa lạ
1. Thiếu kỷ luật
Rõ ràng, khi đứng trước 2 sự lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ và thư giãn, chúng ta sẽ muốn chọn sự thư thái và niềm vui hơn là làm việc chăm chỉ. Mặt khác, thiếu thói quen tốt được hình thành một cách hệ thống cũng là lý do khiến chúng ta dễ bỏ bê công việc hơn. Nếu có thói quen, bạn sẽ dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ như một guồng quay trong ngày, và chống lại sự sao nhãng. Điều đó đòi hỏi hàng tháng trời để thiết lập thói quen tốt.
Đơn giản nhất là bắt tay vào lên lịch ‘làm việc sâu’ một cách nhất quán.
“Làm việc sâu” nghĩa là tập trung vào dự án dài hạn quan trọng nhất. Chẳng hạn, bạn phải lên kế hoạch marketing cho năm 2023, thực hiện nghiên cứu thị trường hoặc viết một cuốn sách… Đây thường là những nhiệm vụ thách thức, dễ dàng khiến bạn chùn bước khi nghĩ đến. Nhưng thực hiện nó một cách nhất quán mỗi ngày, theo một khung giờ nhất định, sẽ khiến cảm giác thực hiện bớt khó khăn hơn.
Thói quen làm cho các chuỗi hành vi trở thành tự động. Cũng giống như khi bạn đã biết đi xe đạp, bạn đi theo guồng thói quen chứ không còn nghĩ về việc giữ thăng bằng hoặc nhấn bàn đạp nào trước, bàn đạp nào sau. Bạn cũng có thể áp dụng thói quen để thực hiện những việc cần quyết tâm cao như đi tập gym, học ngoại ngữ. Nhưng nên đặt ra khung thời gian hợp lý cho phiên ‘làm việc sâu’ (không nên vào lúc 11h giờ trưa khi chuẩn bị đứng dậy đi ăn hoặc lúc 4 rưỡi chiều khi bạn muốn nghỉ ngơi một chút hoặc chuẩn bị ra về). Ví dụ: mỗi sáng hàng ngày, sau 1 giờ kiểm tra email và kiểm tra tiến độ các nhiệm vụ, bạn bắt tay vào phiên làm việc sâu.
2. Không vị tha với cảm xúc của bản thân
Chúng ta có xu hướng tránh những nhiệm vụ khơi dậy những cảm xúc tiêu cực. Điều này cũng giống như trong đời sống hàng ngày, khi phải đối mặt với những việc dễ gây ra căng thẳng, như khơi mào một đề tài khó khăn để đối thoại trong gia đình, đề xuất tăng lương với sếp… chúng ta thường cảm thấy lưỡng lự và ngại ngần. Khi đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, chúng ta cũng lảng tránh để bớt căng thẳng.
Tránh né những việc khó khăn là một chiến thuật tâm lý để con người làm bản thân trở nên thoải mái trong giây lát, nhưng càng áp dụng nó nhiều, bạn càng lo lắng hơn vì nhận thức được rằng vấn đề vẫn còn đó.
Để giải quyết tận gốc rễ, bạn cần tự nhận thức: liệu việc bạn trì hoãn có xuất phát từ tình trạng sức khỏe tinh thần của bạn hiện tại không đủ ổn, khiến bạn không có động lực làm những việc đòi hỏi đầu tư công sức? Hay những nhiệm vụ này khiến bạn cảm thấy khó chịu vì trải nghiệm trong quá khứ? Ví dụ: cứ động đến việc phải gửi thư trình duyệt cấp trên là bạn nghĩ đến những lần bị cấp trên chất vấn sau khi nhận được thư.
Bạn cần phải hiểu bản thân như hiểu chính công việc của mình
Biết được điều đó rồi, bạn mới có thể tháo gỡ cảm xúc. Đầu tiên, bạn cần đánh giá mức độ khó chịu của nhiệm vụ đang trì hoãn theo thang 10. Nhiệm vụ càng khó chịu, bạn đặt ra 1 phần thưởng càng cao cho chính mình để thực hiện. Mặt khác, nghĩ về điểm tích cực mà nhiệm vụ đó mang lại cho bạn: ví dụ, tốt cho kỹ năng, tốt cho môi trường công việc mà bạn muốn cải tổ từ lâu…
Mặt khác, hãy giải quyết từ các bước đơn giản nhất, khiến bạn ít sợ hãi nhất. Về mặt tâm lý, mọi việc sẽ dần trở nên trở nên dễ chấp nhận hơn. Nhưng trước đó, bạn phải đảm bảo được bước “thông cảm với chính mình và vỗ về bản thân trước khi bước vào cuộc chiến” như CareerViet đã đề cập ở trên.
3. Đánh giá sai về nhiệm vụ
Cũng có trường hợp bạn rất kỷ luật, nhưng nhiệm vụ này làm bạn cảm thấy như ‘húc đầu vào đá’ và vì những ngăn trở, nhiệm vụ dần trở thành bị trì hoãn. Vậy rất có thể là nhận thức, hoặc mô-típ thực hiện ban đầu của bạn dành cho nhiệm vụ là chưa chuẩn.
Hãy thử tư duy ngược: điều gì làm nhiệm vụ này có thể trở nên khó khăn hơn bản chất vốn có. Sau đó tính đến việc làm gì để cho nó trở nên đơn giản hóa. Ví dụ: bạn gặp một nhiệm vụ và ngay lập tức nghĩ rằng mình phải làm cho xong nó đầu tiên, hoặc theo đúng tiêu chuẩn của một chuyên gia trong ngành. Điều đó lập tức biến nhiệm vụ trở thành một thách thức phải vượt qua. Trong khi đó, nếu bạn không đề cao, nghiêm trọng hóa nó quá mức, thì bạn có thể dễ dàng giải quyết nó như bao nhiệm vụ khác. Tức là chấp nhận rằng hoàn toàn có thể có những sai lầm và sự không hoàn hảo xảy ra nếu bạn làm theo cách riêng của mình, khai thác thế mạnh của chính mình.
Nhưng bên cạnh 3 yếu tố này, dần dần bạn sẽ cần học cách chấp nhận công việc đầy cạnh tranh. Những nhiệm vụ mới, xa lạ với thế mạnh hoặc cách làm vốn có bao giờ cũng khó hơn nhưng mang lại giá trị tiềm năng lớn hơn. Chính vì vậy, nó mang lại sự tiến bộ, mở mang trong bộ kỹ năng nghề nghiệp của bạn. Chỉ cần mỗi lần cảm thấy căng thẳng vì gặp nhiệm vụ thách thức, bạn đừng vội kết luận tiêu cực về bản thân (năng lực kém, không tiến bộ…). Tinh thần mạnh mẽ, tự tin về bản thân giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn và thành công hơn trong công việc.
Ảnh: Pexels
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
- Base tuyển dụng
- Thái Công tuyển dụng
- Tuyển dụng Mobifone