- Tham gia
- 30/8/19
- Bài viết
- 40
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
NGÀY 01: HÀ NỘI – SAPA – HÀM RỒNG
Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng là một ngọn núi nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với ý nghĩa "hàm của rồng". Thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, ở độ cao gần 1.800m, núi Hàm Rồng gồm những dãy đá nhấp nhô với nhiều dáng vẻ kỳ thú. Nhìn từ xa, núi Hàm Rồng giống như một con rồng khổng lồ đang uốn mình, nằm phục hướng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Quanh núi Hàm Rồng có nhiều kiểu núi khác nhau, rừng kín thường xanh, với các loại cây lá rộng xanh quanh năm và các loại dây leo, bụi rậm chằng chịt, rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim…
Dọc lối lên đỉnh Hàm Rồng là thiên đường của các loài hoa lạ đặc trưng cho vùng đất Sapa – vườn Lan Đông Dương. Vườn lan này có khoảng 6.000 giỏ lan với hàng trăm giống, loài lan khác nhau. Men theo con đường đá đến lưng núi, du khách chắc chắn sẽ ngỡ ngàng và nhanh chóng bị thu hút bởi một vườn lan rộng lớn đang nở khoe sắc.
Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời của Sapa chính là đỉnh của con đèo này.
NGÀY 02: SAPA – CÁT CÁT
Bản Cát Cát
Cách Sapa khoảng 3km, bản Cát Cát (Sapa, Lào Cai) là làng dân tộc người Mông, nằm bình yên bên thác nước Cát Cát (thác Tiên Sa) trong thung lũng ngay chân núi Hoàng Liên Sơn với ba bề là núi non hùng vĩ. Con đường đến Cát Cát khá đẹp, bạn sẽ đi qua những đoạn đường cua tay áo uốn lượn, hai bên là những thửa ruộng bậc thang và những ngôi nhà lấp ló. Bạn sẽ được tìm hiểu phong tục tập quán và văn hoá của người dân tộc thiểu số nơi đây, xem kỹ thuật dệt vải thổ cẩm của người dân tôc, thăm quan Công trình thuỷ điện cổ do thực dân Pháp xây dựng.
Nhà thờ Đá Sapa
Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá Sapa được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương
Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng là một ngọn núi nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với ý nghĩa "hàm của rồng". Thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, ở độ cao gần 1.800m, núi Hàm Rồng gồm những dãy đá nhấp nhô với nhiều dáng vẻ kỳ thú. Nhìn từ xa, núi Hàm Rồng giống như một con rồng khổng lồ đang uốn mình, nằm phục hướng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Quanh núi Hàm Rồng có nhiều kiểu núi khác nhau, rừng kín thường xanh, với các loại cây lá rộng xanh quanh năm và các loại dây leo, bụi rậm chằng chịt, rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim…
Dọc lối lên đỉnh Hàm Rồng là thiên đường của các loài hoa lạ đặc trưng cho vùng đất Sapa – vườn Lan Đông Dương. Vườn lan này có khoảng 6.000 giỏ lan với hàng trăm giống, loài lan khác nhau. Men theo con đường đá đến lưng núi, du khách chắc chắn sẽ ngỡ ngàng và nhanh chóng bị thu hút bởi một vườn lan rộng lớn đang nở khoe sắc.
Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời của Sapa chính là đỉnh của con đèo này.
NGÀY 02: SAPA – CÁT CÁT
Bản Cát Cát
Cách Sapa khoảng 3km, bản Cát Cát (Sapa, Lào Cai) là làng dân tộc người Mông, nằm bình yên bên thác nước Cát Cát (thác Tiên Sa) trong thung lũng ngay chân núi Hoàng Liên Sơn với ba bề là núi non hùng vĩ. Con đường đến Cát Cát khá đẹp, bạn sẽ đi qua những đoạn đường cua tay áo uốn lượn, hai bên là những thửa ruộng bậc thang và những ngôi nhà lấp ló. Bạn sẽ được tìm hiểu phong tục tập quán và văn hoá của người dân tộc thiểu số nơi đây, xem kỹ thuật dệt vải thổ cẩm của người dân tôc, thăm quan Công trình thuỷ điện cổ do thực dân Pháp xây dựng.
Nhà thờ Đá Sapa
Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá Sapa được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương