- Tham gia
- 7/1/19
- Bài viết
- 502
- Thích
- 1
- Điểm
- 18
Hiệp hội đái tháo đường Việt Nam hay còn có tên gọi: hội nội tiết - đái tháo đường Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ y tế Việt Nam với hơn 15 năm hoạt động chuyên phụ trách về các vấn đề liên quan đến chuyên ngành nội tiết, đái tháo đường trong xã hội nước nhà.
Sự thành lập của hiệp hội đái tháo đường Việt Nam
Vào ngày 21 tháng 6 năm 2001, hiệp hội đái tháo đường Việt Nam đã được thành lập theo quyết định số 34/2001/QĐ-BTCCBCP do Bộ trưởng - Trưởng Ban - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Ông Đỗ quang trung ký quyết định.
Hiệp hội hoạt động hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Hội Y học và Bộ y tế Việt nam. Các thành viên trong ban chấp hành cũng như ban thường trực đã được bầu ra trong các kỳ đại hội. Tính đến nay thì hội đã trải qua 4 kỳ hoạt động: Trong 2 nhiệm kỳ đầu thì PGS Trần Đức Thọ làm chủ tịch hội còn trong nhiệm kỳ 3 và 4 chức vụ này thuộc về lần lượt là PGS.TS Nguyễn Thy Khuê, GS.TS Thái Hồng Quang.
Hội đái tháo đường Việt Nam và quá trình hoạt động
Đại hội lần thứ nhất đã được diễn ra trong 2 ngày mùng 1 và mùng 2/11/2001 tại Hội trường Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội với 600 đại biểu để bầu ra ban chấp hành cũng như chỉ ra hướng đi và nhiệm vụ của hội.
Đến tháng 10 năm 2002 Hội đái tháo đường Việt Nam chính thức tham gia vào Hội nội tiết và đái tháo đường Đông Nam Á ASEAN (lúc đó bao gồm 6 nước trong khu vực)
Đại hội lần thứ hai đã được diễn ra trong 3 ngày từ 4/4/2003 đến 6/4/2003 tại TP.
Hồ Chí Minh với 650 đại biểu tham gia với 30 bài báo cáo, 4 báo cáo nước ngoài, 64 bài đăng.
Tiếp theo là đại hội lần thứ 3 cũng được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Và sau đó Hội đã có nhiều bước chuyển mình trong hoạt động: năng động hơn, mở rộng hoạt đông, liên kết không những trong nước mà cả trong khu vực và trên toàn thế giới nữa.
Đáng chú ý nhất là vào năm 2011, Hội đã tổ chức thành công Hội nghị Nội tiết các nước khối ASEAN – AFES tại TP. Hồ Chí Minh. Đó là lần đầu tiên hội tổ chức một
Hội nghị khoa hoc tầm quốc tế, quy tụ hơn 1400 đại biểu quốc tế và Việt Nam tham dự, được đánh giá là 1 trong các Hội nghị AFES có nội dung khoa học phong phú và chất lượng nhất.
Cuối cùng là đại hội lần thứ tư được tổ chức với quy mô lớn nhất với hơn 1400 đại biểu góp mặt cùng hơn 100 công trình nghiên cứu được công bố.
Những đóng góp tích cực của hiệp hội đái tháo đường Việt Nam
Từ khi thành lập đến nay, hiệp hội đã tổ chức nhiều hội nghị khoa học toàn quốc để tổng kết đánh giá tình hình ngành nội tiết đái tháo đường cũng như khen thưởng những đóng góp hay những công trình nghiên cứu được công nhận.
Hoạt động này có nhiều vai trò và ý nghĩa lớn trong việc khuyến khích các sáng chế hay nghiên cứu đột phá trong ngành vì lợi ích sức khỏe của nhân dân.
Đồng thời hiệp hội đái tháo đường Việt Nam cũng thường xuyên phối hợp với các công ty dược phẩm lớn trong và ngoài nước để tổ chức những buổi hội thảo để cập nhật kiến thức cũng như giới thiệu sản phẩm, phương pháp điều trị tiểu đường mới.
Hội cũng cung cấp rất nhiều thông tin kiến thức cần thiết cho cơ quan báo chí tuyên truyền để phổ biến và nâng cao trình độ nhận thức cho người dân về căn bệnh đái tháo đường cũng như một số bệnh nội tiết khác.
Cùng với đó là các hoạt động tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh đái tháo đường để giáo dục, phổ cập kiến thức để mọi người có thể hiểu rõ hơn về cách chăm sóc, điều trị và phòng tránh căn bệnh mạn tính này.
Sự thành lập của hiệp hội đái tháo đường Việt Nam
Vào ngày 21 tháng 6 năm 2001, hiệp hội đái tháo đường Việt Nam đã được thành lập theo quyết định số 34/2001/QĐ-BTCCBCP do Bộ trưởng - Trưởng Ban - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Ông Đỗ quang trung ký quyết định.
Hiệp hội hoạt động hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Hội Y học và Bộ y tế Việt nam. Các thành viên trong ban chấp hành cũng như ban thường trực đã được bầu ra trong các kỳ đại hội. Tính đến nay thì hội đã trải qua 4 kỳ hoạt động: Trong 2 nhiệm kỳ đầu thì PGS Trần Đức Thọ làm chủ tịch hội còn trong nhiệm kỳ 3 và 4 chức vụ này thuộc về lần lượt là PGS.TS Nguyễn Thy Khuê, GS.TS Thái Hồng Quang.
Hội đái tháo đường Việt Nam và quá trình hoạt động
Đại hội lần thứ nhất đã được diễn ra trong 2 ngày mùng 1 và mùng 2/11/2001 tại Hội trường Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội với 600 đại biểu để bầu ra ban chấp hành cũng như chỉ ra hướng đi và nhiệm vụ của hội.
Đến tháng 10 năm 2002 Hội đái tháo đường Việt Nam chính thức tham gia vào Hội nội tiết và đái tháo đường Đông Nam Á ASEAN (lúc đó bao gồm 6 nước trong khu vực)
Đại hội lần thứ hai đã được diễn ra trong 3 ngày từ 4/4/2003 đến 6/4/2003 tại TP.
Hồ Chí Minh với 650 đại biểu tham gia với 30 bài báo cáo, 4 báo cáo nước ngoài, 64 bài đăng.
Tiếp theo là đại hội lần thứ 3 cũng được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Và sau đó Hội đã có nhiều bước chuyển mình trong hoạt động: năng động hơn, mở rộng hoạt đông, liên kết không những trong nước mà cả trong khu vực và trên toàn thế giới nữa.
Đáng chú ý nhất là vào năm 2011, Hội đã tổ chức thành công Hội nghị Nội tiết các nước khối ASEAN – AFES tại TP. Hồ Chí Minh. Đó là lần đầu tiên hội tổ chức một
Hội nghị khoa hoc tầm quốc tế, quy tụ hơn 1400 đại biểu quốc tế và Việt Nam tham dự, được đánh giá là 1 trong các Hội nghị AFES có nội dung khoa học phong phú và chất lượng nhất.
Cuối cùng là đại hội lần thứ tư được tổ chức với quy mô lớn nhất với hơn 1400 đại biểu góp mặt cùng hơn 100 công trình nghiên cứu được công bố.
Những đóng góp tích cực của hiệp hội đái tháo đường Việt Nam
Từ khi thành lập đến nay, hiệp hội đã tổ chức nhiều hội nghị khoa học toàn quốc để tổng kết đánh giá tình hình ngành nội tiết đái tháo đường cũng như khen thưởng những đóng góp hay những công trình nghiên cứu được công nhận.
Hoạt động này có nhiều vai trò và ý nghĩa lớn trong việc khuyến khích các sáng chế hay nghiên cứu đột phá trong ngành vì lợi ích sức khỏe của nhân dân.
Đồng thời hiệp hội đái tháo đường Việt Nam cũng thường xuyên phối hợp với các công ty dược phẩm lớn trong và ngoài nước để tổ chức những buổi hội thảo để cập nhật kiến thức cũng như giới thiệu sản phẩm, phương pháp điều trị tiểu đường mới.
Hội cũng cung cấp rất nhiều thông tin kiến thức cần thiết cho cơ quan báo chí tuyên truyền để phổ biến và nâng cao trình độ nhận thức cho người dân về căn bệnh đái tháo đường cũng như một số bệnh nội tiết khác.
Cùng với đó là các hoạt động tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh đái tháo đường để giáo dục, phổ cập kiến thức để mọi người có thể hiểu rõ hơn về cách chăm sóc, điều trị và phòng tránh căn bệnh mạn tính này.