Tết Ông Công Ông Táo là một ngày vô cùng quan trọng trong phong tục và văn hóa truyền thống của người Việt. Lễ cúng tuy không cần thực hiện quá cầu kỳ, xa hoa, nhưng vẫn phải chu đáo, trang trọng, đặc biệt là thể hiện được sự thành kính của gia đình. Vậy cần chuẩn bị mâm cỗ cúng như thế nào cho hợp lý?
Cùng Đất Việt Medical tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày Tết Ông Công Ông Táo là ngày bao nhiêu dương lịch năm 2024?
Lễ cúng Ông Công Ông Táo là lễ cúng quan trọng trước thềm dịp Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống từ lâu đời, ngày Ông Công Ông Táo là ngày 23 tháng 12 âm lịch hằng năm. Khi ấy, người người nhà nhà sẽ tổ chức mâm cỗ cúng và cá chép cho Ông Công Ông Táo về chầu trời để tâu với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong năm qua của gia đình.
Năm 2024 năm nay, lễ Ông Công Ông Táo rơi vào đúng thứ Sáu, ngày 02/02/2024. Bạn có thể sắp xếp thời gian trước ngày này để chuẩn bị một mâm cúng chu đáo cho Ông Công Ông Táo về trời.
Ý nghĩa ngày Tết Ông Công Ông Táo
Ông Công Ông Táo trong tín ngưỡng truyền thống Việt Nam vốn có nguồn gốc từ ba vị thần của Đạo giáo Trung Hoa là: Thổ Địa, Thổ Công, Thổ Kỳ. Ba vị thần này đã được cha ông ta tiếp nhận và tôn thờ thành câu chuyện “hai ông một bà” (thần Bếp, thần Nhà và thần Đất). Trong dân gian, chúng ta vẫn quen gọi Ông Công Ông Táo bằng những cái tên khác như Ông Táo, Táo Quân.
Đúng vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời để báo cáo tất cả mọi việc đã xảy ra trong năm qua (những việc tốt và việc xấu) của gia chủ để trời phán xét công và tội của gia đình trong năm. Với mong muốn Ông Táo sẽ phù hộ cho gia đình vào dịp năm mới nhiều may mắn, ấm no, yên bình, mỗi gia đình thường tổ chức lễ theo đúng truyền thống với mâm cúng để thể hiện lòng thành của mình.
Mâm cúng Tết Ông Công Ông Táo đơn giản cần chuẩn bị những gì?
Mâm cúng truyền thống Táo Quân thường bao gồm hai phần: lễ vật và mâm cỗ cúng. Cụ thể, hai phần chuẩn bị bao gồm:
Lễ vật:
Lễ vật heo truyền thống gồm có:
- Hia ông Táo
- Mũ ông Táo: mũ được chuẩn bị gồm có 3 chiếc, 1 chiếc đàn bà và 2 chiếc đàn ông. Mũ của Táo ông là loại mũ có cánh chuồn, mũ của Táo bà thì không có cánh chuồn. Các mũ thường được làm và trang trí sặc sỡ, óng ánh
- Quần áo giấy
- Cá chép: cá chép là phương tiện di chuyển của Ông Công Ông Táo, bạn có thể chuẩn bị cá chép sống hoặc cá giấy đều được
Xem thêm: https://datvietmedical.com/cung-dat-viet-chuan-bi-mam-co-cung-tet-ong-cong-ong-tao-2024-nid108.html
Cùng Đất Việt Medical tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày Tết Ông Công Ông Táo là ngày bao nhiêu dương lịch năm 2024?
Lễ cúng Ông Công Ông Táo là lễ cúng quan trọng trước thềm dịp Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống từ lâu đời, ngày Ông Công Ông Táo là ngày 23 tháng 12 âm lịch hằng năm. Khi ấy, người người nhà nhà sẽ tổ chức mâm cỗ cúng và cá chép cho Ông Công Ông Táo về chầu trời để tâu với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong năm qua của gia đình.
Năm 2024 năm nay, lễ Ông Công Ông Táo rơi vào đúng thứ Sáu, ngày 02/02/2024. Bạn có thể sắp xếp thời gian trước ngày này để chuẩn bị một mâm cúng chu đáo cho Ông Công Ông Táo về trời.
Ý nghĩa ngày Tết Ông Công Ông Táo
Ông Công Ông Táo trong tín ngưỡng truyền thống Việt Nam vốn có nguồn gốc từ ba vị thần của Đạo giáo Trung Hoa là: Thổ Địa, Thổ Công, Thổ Kỳ. Ba vị thần này đã được cha ông ta tiếp nhận và tôn thờ thành câu chuyện “hai ông một bà” (thần Bếp, thần Nhà và thần Đất). Trong dân gian, chúng ta vẫn quen gọi Ông Công Ông Táo bằng những cái tên khác như Ông Táo, Táo Quân.
Đúng vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời để báo cáo tất cả mọi việc đã xảy ra trong năm qua (những việc tốt và việc xấu) của gia chủ để trời phán xét công và tội của gia đình trong năm. Với mong muốn Ông Táo sẽ phù hộ cho gia đình vào dịp năm mới nhiều may mắn, ấm no, yên bình, mỗi gia đình thường tổ chức lễ theo đúng truyền thống với mâm cúng để thể hiện lòng thành của mình.
Mâm cúng Tết Ông Công Ông Táo đơn giản cần chuẩn bị những gì?
Mâm cúng truyền thống Táo Quân thường bao gồm hai phần: lễ vật và mâm cỗ cúng. Cụ thể, hai phần chuẩn bị bao gồm:
Lễ vật:
Lễ vật heo truyền thống gồm có:
- Hia ông Táo
- Mũ ông Táo: mũ được chuẩn bị gồm có 3 chiếc, 1 chiếc đàn bà và 2 chiếc đàn ông. Mũ của Táo ông là loại mũ có cánh chuồn, mũ của Táo bà thì không có cánh chuồn. Các mũ thường được làm và trang trí sặc sỡ, óng ánh
- Quần áo giấy
- Cá chép: cá chép là phương tiện di chuyển của Ông Công Ông Táo, bạn có thể chuẩn bị cá chép sống hoặc cá giấy đều được
Xem thêm: https://datvietmedical.com/cung-dat-viet-chuan-bi-mam-co-cung-tet-ong-cong-ong-tao-2024-nid108.html