- Tham gia
- 24/4/19
- Bài viết
- 44
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
“Kinh doanh mà không lập kế hoạch đồng nghĩa với việc lập kế hoạch cho sự thất bại”
Tóm tắt quản trị là phần giới thiệu mở đầu cho kế hoạch kinh doanh bao gồm sứ mệnh và tầm nhìn của công ty nhằm mang đến cái nhìn sơ bộ về sản phẩm/ dịch vụ được cung cấp, thị trường mục tiêu và hướng đi của doanh nghiệp.
Đừng quên đề cập đến kết cấu doanh nghiệp, yêu cầu vốn góp và quyền lợi của các nhà đầu tư. Đặc biệt, bạn nên nhấn mạnh vào các thành tựu, khách hàng hiện tại và kế hoạch tương lai.
Hãy mô tả hoạt động kinh doanh và nhận diện thị trường cần cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cung cấp những mô tả ngắn gọn về khách hàng mục tiêu và chiến lược để đạt được những thành công như mong đợi.
Phân tích thị trường của bạn bằng cách trả lời chính xác những câu hỏi sau:
– Thị trường mục tiêu của bạn là gì?
– Nhu cầu và thị hiếu của họ ra sao?
– Độ tuổi và nơi cư trú?
– Phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp?
Bản phân tích này càng chi tiết thì bạn càng có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường với những chỉ số quan trọng để đưa ra chiến lược hành động hiệu quả nhất.
Đối với phần này, bạn cần tổng hợp các thông tin chi tiết về cơ cấu tổ chức bao gồm:
– Chức vụ
– Kinh nghiệm
– Thành quả
– Trách nhiệm của từng người trong tổ chức
Hãy làm nổi bật các thông tin quan trọng nhất và có ý nghĩa trong kế hoạch kinh doanh này.
Mô tả sản phẩm/ dịch vụ chi tiết bằng cách lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
– Sản phẩm của bạn là gì?
– Lợi ích mà bạn đem lại cho khách hàng?
– Điều gì đặc biệt hơn đối thủ?
– Dự định phát triển sản phẩm thế nào?
– Bạn sẽ cải tiến sản phẩm theo cách nào?
– Đăng ký bản quyền/ thương hiệu hay chưa?
– Lợi thế cạnh tranh mà bạn có là gì, có thực sự gây ấn tượng với khách hàng?
Đây là phần khá quan trọng trong kế hoạch kinh doanh, bạn cần đưa ra định hướng chiếm lĩnh thị trường, chiến lược tiếp thị và bán hàng và các đối tác – kênh phân phối chính.
Bên cạnh đó, các phương thức quảng bá, tiếp cận khách hàng cũng cần được chú trọng: sử dụng agency truyền thông hay dùng nguồn lực của công ty, truyền thông online hay offline, các phương tiện truyền thông quảng cáo nào bạn định sử dụng và lý do lựa chọn,….
Trong trường hợp bạn muốn kêu gọi vốn, hãy thêm phần Đề nghị gọi vốn vào kế hoạch kinh doanh. Dùng bảng tóm tắt – báo cáo tài chính với các mục nhỏ để giải thích cho số tiền kêu gọi đầu tư sẽ được sử dụng ra sao kèm theo những con số ước tính thu lại được sau khoảng thời gian nhất định.
Đối với phần này, bạn cần cho nhà đầu tư thấy được lợi ích của họ khi quyết định rót vốn. Để hoàn thành bảng báo cáo tài chính một cách chính xác thì công ty cần có kế toán viên, thậm chí là luật sư trong một số trường hợp cần thiết.
Tóm tắt quản trị là phần giới thiệu mở đầu cho kế hoạch kinh doanh bao gồm sứ mệnh và tầm nhìn của công ty nhằm mang đến cái nhìn sơ bộ về sản phẩm/ dịch vụ được cung cấp, thị trường mục tiêu và hướng đi của doanh nghiệp.
Đừng quên đề cập đến kết cấu doanh nghiệp, yêu cầu vốn góp và quyền lợi của các nhà đầu tư. Đặc biệt, bạn nên nhấn mạnh vào các thành tựu, khách hàng hiện tại và kế hoạch tương lai.
Hãy mô tả hoạt động kinh doanh và nhận diện thị trường cần cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cung cấp những mô tả ngắn gọn về khách hàng mục tiêu và chiến lược để đạt được những thành công như mong đợi.
Phân tích thị trường của bạn bằng cách trả lời chính xác những câu hỏi sau:
– Thị trường mục tiêu của bạn là gì?
– Nhu cầu và thị hiếu của họ ra sao?
– Độ tuổi và nơi cư trú?
– Phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp?
Bản phân tích này càng chi tiết thì bạn càng có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường với những chỉ số quan trọng để đưa ra chiến lược hành động hiệu quả nhất.
Đối với phần này, bạn cần tổng hợp các thông tin chi tiết về cơ cấu tổ chức bao gồm:
– Chức vụ
– Kinh nghiệm
– Thành quả
– Trách nhiệm của từng người trong tổ chức
Hãy làm nổi bật các thông tin quan trọng nhất và có ý nghĩa trong kế hoạch kinh doanh này.
Mô tả sản phẩm/ dịch vụ chi tiết bằng cách lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
– Sản phẩm của bạn là gì?
– Lợi ích mà bạn đem lại cho khách hàng?
– Điều gì đặc biệt hơn đối thủ?
– Dự định phát triển sản phẩm thế nào?
– Bạn sẽ cải tiến sản phẩm theo cách nào?
– Đăng ký bản quyền/ thương hiệu hay chưa?
– Lợi thế cạnh tranh mà bạn có là gì, có thực sự gây ấn tượng với khách hàng?
Đây là phần khá quan trọng trong kế hoạch kinh doanh, bạn cần đưa ra định hướng chiếm lĩnh thị trường, chiến lược tiếp thị và bán hàng và các đối tác – kênh phân phối chính.
Bên cạnh đó, các phương thức quảng bá, tiếp cận khách hàng cũng cần được chú trọng: sử dụng agency truyền thông hay dùng nguồn lực của công ty, truyền thông online hay offline, các phương tiện truyền thông quảng cáo nào bạn định sử dụng và lý do lựa chọn,….
Trong trường hợp bạn muốn kêu gọi vốn, hãy thêm phần Đề nghị gọi vốn vào kế hoạch kinh doanh. Dùng bảng tóm tắt – báo cáo tài chính với các mục nhỏ để giải thích cho số tiền kêu gọi đầu tư sẽ được sử dụng ra sao kèm theo những con số ước tính thu lại được sau khoảng thời gian nhất định.
Đối với phần này, bạn cần cho nhà đầu tư thấy được lợi ích của họ khi quyết định rót vốn. Để hoàn thành bảng báo cáo tài chính một cách chính xác thì công ty cần có kế toán viên, thậm chí là luật sư trong một số trường hợp cần thiết.