Ngày nay, thị trường xe ô tô ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng cứ tháng sau cao hơn tháng trước, năm sau nhiều hơn năm trước. Chính vì thế, nhu cầu vệ sinh, sửa chữa ô tô rất tăng cao. Nếu bạn đang tìm một ngành nghề để kinh doanh thì sửa chữa ô tô là một lựa chọn hợp lý,… Bài viết này chúng tôi xin gửi tới một phần nào đó giúp bạn nhìn nhận và suy ngẫm nếu bạn có ý định mở xưởng ô tô.
Kinh nghiệm, đam mê, cần cù, học hỏi, tìm tòi
Ông bà ta có câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Khi bạn bắt đầu học nghề, cho dù bạn học ở trường lớp, hay ở xưởng garage. Điều đầu tiên bạn phải nắm vững lý thuyết, nó sẽ là nền móng sau này. Đam mê, nó sẽ là động lực giúp bạn vượt qua chán nản. Lý do sao tôi nói phải đam mê, nhiều lúc khi bạn bắt đầu va chạm với thực tế, chắc chắn nó sẽ không rập khuôn như lý thuyết, bạn sẽ gặp pan. Những pan nặng nó chính là “nhiệm vụ bất khả thi” để rèn luyện tất cả những đức tính trong người bạn “tâm – trí – tín”. Bạn làm việc có tâm, lý thuyết vững, uy tín. Tôi dám chắc chắn rằng những ông khách khó chịu nhất cũng sẽ tìm bạn, ngồi chờ bạn khi bạn đang bận sửa xe cho người khác. Thậm chí những ông khách đó sẽ coi bạn như người bạn thân.
Từ khi học nghề đến khi cứng nghề thời gian cũng khá lâu. Từ 3 đến 5 năm, có người 10 năm. Thời gian dài hay ngắn đều phụ thuộc vào bạn. Khi bạn bắt đầu nung nấu ý định ra riêng, làm chủ cho xưởng garage của chính mình. Chắc chắn bạn sẽ vất vả hơn một người thợ làm công.
Mặt bằng:
Đầu tiên bạn phải tìm cho mình một mặt bằng. Mặt bằng cũng có nhiều loại, bạn phải chọn theo tiêu chí sau:
- Garage mình sẽ làm chuyên mảng nào: Máy – gầm – điện – lạnh – đồng – sơn – lốp, làm xe du lịch hay làm xe tải. Từ đó bạn chọn diện tích sao cho phù hợp.
- Mặt bằng thường chỗ đông xe (ví dụ: gần bến xe, các cửa ngõ ra vào thành phố,…)
- Mặt bằng gần chỗ cung cấp phụ tùng, gia công. Quan trọng chỗ gia công (tiệm tiện), đỡ tốn thời gian đi lại, chờ đợi.
Thiết bị sửa chữa ô tô:
Trang thiết bị, tôi sẽ chia sẻ một xưởng Máy – gầm – điện – lạnh – đồng – sơn – lốp. Từ đó, nếu bạn chuyên mảnh nào bạn có thể lượt bỏ không cần thiết:
Khí nén:
- Khí nén (hơi): bạn mở xưởng chắc chắn bạn sẽ cần khí nén (hơi). Trên thị trường cũng có nhiều mẫu mã, mặt hàng. Xuất xứ cũng khác nhau: Trung Quốc, Nhật, Ý. Hàng nghĩa địa (hàng cũ), hàng mới. Bạn chọn 1 máy nén khí trục vít, hay piston. Bạn sẽ nhờ người bán tư vấn công suất, bình tích sao cho phù hợp với xưởng
- Máy gầm dùng súng vặn ốc ra
- Điện – lạnh dùng khí nén vệ sinh giắc, dàn lạnh,…
- Đồng thì dùng máy khoan hơi, máy mài hơi,…
- Sơn dùng súng phun sơn, chà matit
- Lốp để bơm bánh xe, đội hơi,…
Cầu nâng:
- Cầu nâng dùng để nâng xe sửa chữa. Hồi xưa giá thành cầu nâng rất đắt, vì vậy người ta sẽ đào hầm hoặc làm cầu bê tông. Tất nhiên tiết kiệm được chi phí, nhưng bù lại trong mắt khách hàng mới họ sẽ suy nghĩ mình không chuyên nghiệp, nhiều lúc họ cũng ngại đưa xe vào sửa chữa bảo dưỡng. Dù sao các bạn cũng nên đầu tư 1 cây cầu nâng, dù ít nhiều cũng nên có 1 cây. Cầu nâng cũng có nhiều loại, giá thành khác nhau. Cầu nâng cũng có công dụng khác nhau để phục vụ cho việc sửa chữa bảo hành. Cầu nâng 1 trụ, cầu nâng 2 trụ, cầu nâng 4 trụ, cầu nâng cắt kéo,…
Kinh nghiệm, đam mê, cần cù, học hỏi, tìm tòi
Ông bà ta có câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Khi bạn bắt đầu học nghề, cho dù bạn học ở trường lớp, hay ở xưởng garage. Điều đầu tiên bạn phải nắm vững lý thuyết, nó sẽ là nền móng sau này. Đam mê, nó sẽ là động lực giúp bạn vượt qua chán nản. Lý do sao tôi nói phải đam mê, nhiều lúc khi bạn bắt đầu va chạm với thực tế, chắc chắn nó sẽ không rập khuôn như lý thuyết, bạn sẽ gặp pan. Những pan nặng nó chính là “nhiệm vụ bất khả thi” để rèn luyện tất cả những đức tính trong người bạn “tâm – trí – tín”. Bạn làm việc có tâm, lý thuyết vững, uy tín. Tôi dám chắc chắn rằng những ông khách khó chịu nhất cũng sẽ tìm bạn, ngồi chờ bạn khi bạn đang bận sửa xe cho người khác. Thậm chí những ông khách đó sẽ coi bạn như người bạn thân.
Từ khi học nghề đến khi cứng nghề thời gian cũng khá lâu. Từ 3 đến 5 năm, có người 10 năm. Thời gian dài hay ngắn đều phụ thuộc vào bạn. Khi bạn bắt đầu nung nấu ý định ra riêng, làm chủ cho xưởng garage của chính mình. Chắc chắn bạn sẽ vất vả hơn một người thợ làm công.
Mặt bằng:
Đầu tiên bạn phải tìm cho mình một mặt bằng. Mặt bằng cũng có nhiều loại, bạn phải chọn theo tiêu chí sau:
- Garage mình sẽ làm chuyên mảng nào: Máy – gầm – điện – lạnh – đồng – sơn – lốp, làm xe du lịch hay làm xe tải. Từ đó bạn chọn diện tích sao cho phù hợp.
- Mặt bằng thường chỗ đông xe (ví dụ: gần bến xe, các cửa ngõ ra vào thành phố,…)
- Mặt bằng gần chỗ cung cấp phụ tùng, gia công. Quan trọng chỗ gia công (tiệm tiện), đỡ tốn thời gian đi lại, chờ đợi.
Thiết bị sửa chữa ô tô:
Trang thiết bị, tôi sẽ chia sẻ một xưởng Máy – gầm – điện – lạnh – đồng – sơn – lốp. Từ đó, nếu bạn chuyên mảnh nào bạn có thể lượt bỏ không cần thiết:
Khí nén:
- Khí nén (hơi): bạn mở xưởng chắc chắn bạn sẽ cần khí nén (hơi). Trên thị trường cũng có nhiều mẫu mã, mặt hàng. Xuất xứ cũng khác nhau: Trung Quốc, Nhật, Ý. Hàng nghĩa địa (hàng cũ), hàng mới. Bạn chọn 1 máy nén khí trục vít, hay piston. Bạn sẽ nhờ người bán tư vấn công suất, bình tích sao cho phù hợp với xưởng
- Máy gầm dùng súng vặn ốc ra
- Điện – lạnh dùng khí nén vệ sinh giắc, dàn lạnh,…
- Đồng thì dùng máy khoan hơi, máy mài hơi,…
- Sơn dùng súng phun sơn, chà matit
- Lốp để bơm bánh xe, đội hơi,…
Cầu nâng:
- Cầu nâng dùng để nâng xe sửa chữa. Hồi xưa giá thành cầu nâng rất đắt, vì vậy người ta sẽ đào hầm hoặc làm cầu bê tông. Tất nhiên tiết kiệm được chi phí, nhưng bù lại trong mắt khách hàng mới họ sẽ suy nghĩ mình không chuyên nghiệp, nhiều lúc họ cũng ngại đưa xe vào sửa chữa bảo dưỡng. Dù sao các bạn cũng nên đầu tư 1 cây cầu nâng, dù ít nhiều cũng nên có 1 cây. Cầu nâng cũng có nhiều loại, giá thành khác nhau. Cầu nâng cũng có công dụng khác nhau để phục vụ cho việc sửa chữa bảo hành. Cầu nâng 1 trụ, cầu nâng 2 trụ, cầu nâng 4 trụ, cầu nâng cắt kéo,…