Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Kinh nghiệm xây nhà giúp tiết kiệm chi phí cho người mới bắt đầu

hiron4554

Thành viên cấp 1
Tham gia
9/12/19
Bài viết
228
Thích
0
Điểm
16
Website
hiron.vn
#1
Đối với người không có kinh nghiệm xây nhà, việc lúng túng không biết bắt đầu từ đâu là vô cùng dễ hiểu. Xây nhà là việc lớn, tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức. Nếu không biết cách quản lý, thời gian hoàn thiện sẽ bị kéo dài và chi phí có thể bị đội lên nhiều lần khiến bạn mệt mỏi. Ở bài viết dưới đây, hãy để HiRon chia sẻ với bạn 5 kinh nghiệm hữu ích khi bắt đầu xây dựng nhà.
1. Liệt kê các đầu mục chi phí
  • Chi phí phá dỡ nhà cũ: Nếu căn nhà của bạn được xây dựng trên nền đất nhà cũ thì bạn phải tốn thêm khoản chi phí phá dỡ, san lấp mặt bằng.
  • Chi phí gia cố móng: Trong trường hợp căn nhà được xây dựng trên nền đất yếu, gần sông, để đảm bảo sự kiên cố cho căn nhà thì bạn phải gia cố móng. Chi phí này sẽ tùy thuộc vào quy mô xây dựng và địa chất.
  • Chi phí cấp phép xây dựng: Tùy thuộc vào diện tích xây dựng nhà ở và khu vực xây dựng mà lệ phí xây dựng khác nhau. Bạn có thể tự xin giấy phép xây dựng hoặc sử dụng dịch vụ xin giấy phép xây dựng.

  • Chi phí xây dựng cơ bản: Gồm chi phí xây dựng phần thô và chi phí xây dựng phần hoàn thiện, chi phí nhân công, giám sát công trình, thuê nhà thầu.
  • Chi phí mua sắm vật tư thiết bị: Vật tư, thiết bị là phần tiêu tốn chi phí khá lớn, tùy thuộc vào quy mô xây dựng mà số lượng vật tư sẽ thay đổi. Chi phí này còn phụ thuộc nhiều vào nhãn hiệu vật tư mà bạn sử dụng.
  • Chi phí thiết kế: Thông thường chi phí thiết kế chiếm khoảng 3% chi phí dự toán. Chi phí này có thể được tiết giảm nếu bạn xây đơn giản, xây theo mẫu sẵn.
  • Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh: Phát sinh chi phí là điều khó tránh khỏi trong xây nhà, bạn cần dự trù một khoản chi phí dự phòng. Khoản chi phí này thường bằng 10% tổng chi phí đã cộng ở trên.
2. Lập nhiệm vụ thiết kế
Đây là bước đầu tiên cũng là bước nắm giữ vai trò quan trọng nhất khi bắt tay vào xây nhà. Hãy dựa vào mục đích, nhu cầu sử dụng hàng ngày của mọi người trong gia đình mà thiết lập nhiệm vụ thiết kế.


Để tránh việc phát sinh chi phí, bạn cần xác định rõ quy mô căn nhà. Với mỗi căn nhà cần bố trí bao nhiêu phòng, gồm những chức năng gì. Ngoài ra, bạn cần chọn lựa phong cách thiết kế ưa thích phù hợp với không gian nhà. Nhờ các bước này, mọi người cũng sẽ dễ dàng xác định được ngân sách hợp lý, giảm tải các chi phí phát sinh.
3. Khảo sát hiện trạng, địa chất
Bước này được thực hiện để tránh việc chọn sai phương án kết cấu móng dẫn đến hư hỏng, nghiêng lún nhà sau này. Đội ngũ kiến trúc sư kết hợp cùng bên trắc địa có thể khảo sát đo vẽ tỉ lệ 1/200 vì các ưu điểm:
  • Có bản vẽ hiện trạng chính xác của khu đất để bàn giao cho kiến trúc sư, tránh đo vẽ sai lệch sau này khớp vào bản vẽ bị sai lệch.
  • Biết được thổ nhưỡng, nền đất có bị yếu không nếu cần phải có phương án gia cố lại nền đất tránh nhà bị nghiêng lún nứt gãy kết cấu sau này/
  • Có các thông số về cao độ, phục vụ tính toán khối lượng đào đắp đất.
  • Ngoài ra thì cần kiểm tra lại ranh giới chính xác của khu đất, khoảng lùi xây dựng và chỉ giới đường đỏ trong quy hoạch để tránh sau bị tranh chấp cưỡng chế.

4. Hồ sơ thi công
  • Bản vẽ phải có thông tin ngày xuất hồ sơ, phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận trong công trình, đầy đủ về cấu tạo, kích thước, chi tiết vật liệu và các thông số kĩ thuật để có thể thi công chính xác nhất, đầy đủ điều kiện để có thể lập dự toán chi phí thi công dành cho công trình xây dựng.
  • Thuyết minh sẽ được trình bày riêng, trực tiếp và đầy đủ trên bản vẽ thiết kế thi công, giải thích đầy đủ những nội dung mà bản vẽ thể hiện để người trực tiếp thi công xây dựng theo đúng thiết kế.
  • Bản vẽ phải được giao tối thiểu 3 bộ hồ sơ in bản cứng(1 Bộ chủ đầu tư,1 bộ chủ thầu, 1 bộ bảo lưu) và bản mềm PDF.
5. Làm việc với nhà thầu
5.1. Tiêu chí để lựa chọn nhà thầu
  • Nên lựa chọn nhà thầu đã có kinh nghiệm xây nhà, thi công, có thể đọc bản vẽ.
  • Đến xem công trình đã thi công (chỉ cần vào thẳng toilet xem chi tiết trát, ốp lát mạch vữa và lắp đặt thiết bị vệ sinh kỹ tính là được).
  • Phải ràng buộc bằng hợp đồng.
  • Thợ thi công điện nước rất quan trọng, nếu yếu kém, hệ lụy để lại vô cùng nghiêm trọng (đi dây ẩu, bố trí sai thiếu ổ cắm công tắc, chập cháy điện, thiếu thẩm mỹ, nước yếu, tắc toilet,…)

5.2. Các hình thức hợp đồng và ưu nhược điểm
  • Khoán vật tư: Ưu điểm là chủ nhà không cần bận tâm nhiều vì có nhà thầu lo từ A đến Z, chìa khóa trao tay, không lo phát sinh chi phí do thỏa thuận tất cả từ đầu đỡ tốn thời gian, công sức lựa chọn vật tư. Tuy nhiên, nhược điểm là sản phẩm có thể không thỏa mãn tất cả như mong muốn của chủ nhà, có thể bị nhà thầu ăn bớt vật tư cũng như thay đổi vật liệu giá rẻ, chất lượng kém. Phương án này chỉ nên áp dụng khi làm việc nếu nhà thầu là công ty thiết kế đã thống nhất vật liệu từ trước.
  • Khoán phần thô và nhân công hoàn thiện: Theo quy trình xây dựng nhà dân dụng cách này thì chủ nhà chọn vật tư hoàn thiện theo ý muốn, sở thích về chất liệu, hình dáng, màu sắc… Bù lại thì sẽ gây mất thời gian, công sức để tìm hiểu, đi mua vật tư và có thể chậm trễ thời gian do phối hợp với nhà thầu không tốt giữa thi công và cung ứng vật tư.
  • Khoán nhân công: Theo cách này sẽ tiết kiệm chi phí nhất nhưng chủ nhà phải bỏ nhiều công sức nhất mà có thể hiệu quả không cao. Gia chủ sẽ chủ động trong việc cung cấp toàn bộ vật liệu cho xây nhà. Theo cách này, chủ nhà phải là người rất am hiểu thi công mới có thể chỉ đảo và giám sát thi công. Sẽ có khó khăn trong quản lý chi phí, vật tư thừa, dễ phát sinh. Quản lý không tốt sẽ chậm tiến độ, mất rất nhiều thời gian và công sức cho chủ nhà.
5.3. Hợp đồng xây dựng cơ bản bao gồm:
  • Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng.
  • Nội dung và khối lượng công việc.
  • Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc.
  • Tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc.
  • Giá hợp đồng xây dựng; tạm ứng hợp đồng xây dựng; thanh toán hợp đồng xây dựng; điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.


  • Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nhà và của bên nhận thầu trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, nghiệm thu các công việc hoàn thành; bảo hành công trình; bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ; điện, nước và an ninh công trường; xử lý đối với các sai sót.
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi bên chủ nhà và bên nhận thầu.
  • Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng.
  • Giải quyết khi xảy ra rủi ro cũng như các bất khả kháng; giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng.
6. Quá trình thi công
6.1. Các bước trong thi công
Xem thêm tại: https://bit.ly/2OIq2uA
 

Đối tác

Top