Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Lấy Cao Răng Có Tốt Không? Có ảnh hưởng gì không?

Lamtamkk

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
352
Thích
0
Điểm
16
#1
Có nên đi cạo vôi răng không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Trên thực tế, không ít người chưa hiểu rõ về lợi ích của kỹ thuật lấy cao răng và cho rằng phương pháp này ảnh hưởng đến men răng, khiến răng ê buốt và nhạy cảm khi ăn uống.

Có nên đi cạo vôi răng không?
Vôi răng (cao răng) tích tụ là yếu tố hàng đầu gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng như sâu răng, hơi thở có mùi, viêm nướu răng (viêm lợi), viêm nha chu, tụt lợi hở chân răng,… Ngoài ra, cao răng tích tụ nhiều còn khiến răng ố vàng và giảm tính thẩm mỹ.

Như đã biết, cao răng thực chất là mảng bám đã bị khoáng hóa dưới tác động của khoáng chất bên trong nước bọt và axit từ vi khuẩn. Do đó, vôi răng có kết cấu cứng chắc và hoàn toàn không thể làm sạch thông qua các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng có thói quen đến nha khoa cạo vôi răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người chần chừ về việc cạo vôi răng là không hiểu rõ những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Chính vì vậy, “Có nên đi cạo vôi răng hay không?” là mối bận tâm của không ít bạn đọc.
Xem thêm: bọc răng sứ nacera q3 giá bao nhiêu

Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, cạo vôi răng là biện pháp quan trọng giúp giữ vệ sinh và duy trì sức khỏe răng miệng. Nếu không được làm sạch thường xuyên, cao răng sẽ tích tụ ngày một nhiều khiến mô nướu bị kích thích, sưng viêm, nhạy cảm và dễ chảy máu. Các vôi răng đóng lâu ngày trên răng còn tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển và gây ra hàng loạt các vấn đề nha khoa.
Vì vậy, tất cả mọi người đều cần hình thành thói quen cạo vôi răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm. Nếu thực hiện đều đặn, phương pháp này mang đến nhiều lợi ích như:

Loại bỏ vi khuẩn có hại bên trong khoang miệng, từ đó giảm tình trạng hơi thở có mùi
Ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh chân răng, tụt lợi, chảy máu chân răng,…
Giữ răng trắng sáng, tránh tình trạng răng ngả màu và ố vàng
Giảm lượng hại khuẩn trong khoang miệng còn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh hô hấp trên như viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng, viêm VA,…
Với những người mắc bệnh viêm nha chu, cạo vôi răng định kỳ 3 – 4 tháng/ lần còn ngăn ngừa tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ mất răng đáng kể.
Với nhiều lợi ích mang lại, cạo vôi răng được khuyến khích thực hiện định kỳ 1 – 2 lần/ năm và 3 – 4 lần/ năm đối với người có các vấn đề nha khoa mãn tính.

Cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không?
Bên cạnh vấn đề trên, “Cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không?’ cũng là mối bận tâm của không ít bạn đọc. Nhiều người cho rằng, lấy cao răng thường xuyên khiến men răng bị mài mòn, răng suy yếu và trở nên nhạy cảm. Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp này chỉ tác động đến phần cao răng ở bên ngoài, hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc và sức khỏe răng miệng.

Ngược lại, cạo vôi răng thường xuyên còn giúp cải thiện tình trạng hôi miệng, giữ răng trắng sáng, phòng ngừa các bệnh lý nha khoa và viêm nhiễm đường hô hấp. Khi cạo vôi răng, dụng cụ nha khoa sẽ tác động đến mô nướu nên ít nhiều sẽ gây chảy máu kèm theo ê buốt và đau nhức nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng vài giờ đến vài ngày.
Xem thêm: bọc răng sứ lava plus giá bao nhiêu

Một số biện pháp hạn chế cao răng tích tụ
Trung bình, mỗi người nên đến nha khoa lấy cao răng 2 lần/ năm. Tuy nhiên nếu lượng cao răng ít, bạn chỉ cần cạo vôi 1 lần/ năm. Trong trường hợp muốn tiết kiệm chi phí và sợ cảm giác ê buốt, chảy máu khi cạo vôi răng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để hạn chế mảng bám và cao răng tích tụ.
Chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày là biện pháp ngăn ngừa mảng bám và cao răng tích tụ hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý chải răng đúng cách để tăng hiệu quả làm sạch và hạn chế tình trạng mòn men.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa và mảng bám tích tụ ở kẽ răng. Áp dụng biện pháp này 2 lần/ ngày sau khi chải răng có thể giảm phần nào lượng mảng bám và cao răng tích tụ.
Sử dụng các loại nước súc miệng có khả năng làm sạch mảng bám và cao răng. Các sản phẩm này thường chứa kẽm, florua và Chlorhexidin – các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và tái khoáng men răng.
Carbohydrate là nguồn dinh dưỡng chính để vi khuẩn phát triển và tạo thành các mảng bám bên trong khoang miệng. Do đó, bạn nên hạn chế thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường, tinh bột,…
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để làm sạch mảng bám một cách tự nhiên. Ngoài ra, chất xơ còn giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả.
Uống nhiều nước là một trong những cách hạn chế hình thành mảng bám, cao răng mà ít người biết đến. Thói quen này giúp giảm mảng bám và đảm bảo quá trình bài tiết nước bọt diễn ra thuận lợi. Bên cạnh tác dụng làm mềm thức ăn, nước bọt còn giúp trung hòa axit từ vi khuẩn, qua đó ngăn ngừa hiện tượng khoáng hóa các mảng bám.
Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng và chỉ định cạo vôi răng khi cần thiết.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn dề “Có nên đi cạo vôi răng không? Có ảnh hưởng gì không?”. Thực tế, cạo vôi răng mang đến rất nhiều lợi ích đối với chức năng sinh lý và thẩm mỹ của răng. Do đó, cần lấy cao răng ít nhất 1 lần/ năm.
 

Đối tác

Top