Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Lịch sử phong cách kiến trúc đông dương P2

viet anh

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/1/19
Bài viết
1,409
Thích
0
Điểm
36
#1
Vào năm 1925, một công trình theo phong cách Đông Dương được khởi công, đó chính là Sở Tài chính (ngày nay là trụ sở Bộ Ngoại giao). Nằm trong trung tâm hành chính – chính trị Đông Dương theo qui hoạch của Hébrard; toà nhà này là điểm kết thúc đường Chu Văn An, lại nằm giữa trục đường tam giác cân được tạo bởi đường Điện Biên Phủ, đường Tôn Thất Đạm, đường Bắc Sơn; đây cũng là công trình duy nhất của kiến trúc sư Hébrard xây dựng theo qui hoạch này.

Công trình có mặt bằng khá đăng đối, theo hình chữ I, mặt quay ra Chu Văn An là khu nhà làm việc, khối hành lang giữa, phía Bắc Sơn là khối lưu trữ, giữa là sảnh & cầu thang. Mặc dù không gian chức năng theo phong cách kinh điển của tòa hành chính Pháp bấy giờ, nhưng về mặt kiến trúc, tác giả đã kết hợp khéo léo với kiến trúc phương Đông nhằm tạo ra sự bay bổng và hài hoà. Đáng chú ý hơn cả là cấu tạo của mái ngói với nhiều lớp mái lớn nhỏ, những ô văng dốc trên cửa sổ. Hệ mái có ý nghĩa và giúp che nắng. Các lỗ thông hơi trên sàn và sát trần mục đích thoát nhiệt tốt. Kiến trúc bản địa nhìn chung được xử lý khá tốt, nó không đơn giản chỉ là sự sao chép một cách sống sượng.



Hình ảnh trụ sở Bộ ngoại giao

Công trình được xem là thành công lớn với mong muốn tạo ra một loại hình kiến trúc kết hợp và phù hợp vớithời tiết khí hậu và cảnh quan của khu vực. Tuy nhiên, vì hệ mái được làm khá nhiều lớp, ô văng trên cửa bị chia cắ, cho nên mặt đứng của công trình nhìn khá rườm rà.

Bảo tàng Louis Finot (ngày nay gọi là Bảo tàng Lịch sử ) được xây dựng trong giai đoạn 1928-1932, do kiến trúc sư Hébrand nổi tiếng thiết kế. Đây cũng là một thành công rất ấn tượng trong kiến trúc Đông Dương. Mặt bằng công trình được kiến thiết theo không gian kiến trúc trưng bày, cho nên gồm có hai thành phần chính: Không gian sảnh có hình bát giác và phòng trưng bày tương đối lớn, tổ chức xuyên phòng, sự chuyển tiếp tổ chức khéo léo. Bên cạnh đó là một số không gian phù trợ khác tạo thành tổng thể trưng bày khác khoáng đạt. Thiết kế mái chồng mái được sử dụng tối đa, đặc biệt khối sảnh bát giác là yếu tố chủ đạo nhất của hình thức kết hợp đối với công trình này. Cửa thông gió và lấy ánh sáng đặc biệt được lưu ý, kết hợp kiến trúc Á Đông đã được xử lý rất khéo. Hệ thống cây xanh từ vườn hoa phía trước kéo vào trong sân làm công trình này dường như mọc là lên từ khối cây xanh nhiệt đới. Là công trình văn hoá lớn thời bấy giờ, khu sảnh bát giác tại đây mang tính chủ nghĩa – là điều dễ dàng thông cảm, tạo ra những ấn tượng tốt.



Bảo tàng Lịch sử

Công trình nhà thờ Cửa Bắc (xây dựng 1925-1930) hình thành trên khu đất ở góc phố Phan Đình Phùng, phố Nguyễn Biểu (Hà Nội). Khu đất này trải dài theo tuyến phố Phan Đình Phùng, mà theo nguyên tắc xây dựng mặt bằng của nhà thờ công giáo truyền thống nhất định phải theo hình chữ thập, cho nên mặt chính đã quay ra tuyến phố Nguyễn Biểu – con phố này tương đối nhỏ, nên cũng không tạo ra tầm nhìn rộng.



Mặt bằng nhà thờ gồm không gian lớn hình chữ nhật với 2 hàng cột song song theo 2 phía, được chia thành không gian đón tiếp nhỏ, không gian dành cho con chiên nghe giảng, kết thúc là không gian dành cho cha xứ ban hành lễ. Giữa 2 khu vực có không gian chuyển tiếp dưới mái vòm, bên phải có không gian thờ các thánh, bên trái phòng tiếp khách. Không gian nội thất cấu tạo và trang trí theo kiểu kiến trúc nhà thờ châu Âu.

Kiến trúc mái ngói thiết kế kéo suốt từ gác chuông thông qua mái vòm đi tới không gian chính & phụ, thế nhưng không quá dày đặc và sự cầu kỳ như công trình bảo tàng Louis Finot hay công trình Sở Tài chính. Chuỗi cửa sổ và cửa lấy ánh sáng đã được xử lý phần che nắng, chống bị mưa hắt, ngoại trừ việc cửa trang trí lớn đã được lắp kính cản quang.

Nguồn tin tức bất động sản : https://kientrucvn.biz/lich-su-phong-cach-kien-truc-dong-duong-phan-2/
 

Đối tác

Top