Mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không, có làm yếu răng không là câu hỏi chung của nhiều người. Đây là một thủ thuật đơn giản, thường dùng trong chỉnh nha và bọc sứ. Khi mài kẽ răng, một phần men bị loại bỏ giúp răng trông thon gọn hơn, hỗ trợ quá trình điều chỉnh và làm đẹp cho hàm.
Mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không?
Mài kẽ răng (hay cắt kẽ răng) là một thủ thuật đơn giản. Trong thủ thuật, một phần men hai bên răng bị loại bỏ để tạo khoảng cách giữa các răng. Điều này giúp các răng trông thon gọn, tăng tính thẩm mỹ cho răng, hỗ trợ quá trình chỉnh nha.
Vậy mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không? Về cơ bản, mài kẽ răng là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, không ảnh hưởng đến chức năng và tuổi thọ của răng. Trong khi thực hiện, máy mài kẽ răng chuyên dụng sẽ được sử dụng để loại bỏ một phần men răng ở hai cạnh bên, cạnh cắn.
Tùy theo kích thước của răng và cung hàm, hai cạnh bên thường được mài từ 0,3 – 0,5mm. Lượng men răng tối đa có thể loại bỏ:
Thân răng: 1 – 1,5 mm
Cạnh cắn: 1,2 – 2 mm
Cổ răng: 0,6 – 1 mm
Trong khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân thường cảm thấy đau buốt nhẹ và chảy máu chân răng. Tuy nhiên tình trạng này có thể nhanh chóng mất đi khi quá trình mài kẽ răng kết thúc.
Do gây chảy máu trong quá trình thực hiện nên các thiết bị y tế cần được đảm bảo vô khuẩn để tránh gây nhiễm trùng. Ngoài ra mài kẽ răng cần được thực hiện đúng kỹ thuật, không nên xâm lấn quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến tủy răng và ngà răng. Từ đó hạn chế đau buốt nhiều và kéo dài.
Để đảm bảo an toàn khi thực hiện các thủ thuật trong nha khoa, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao là điều cần thiết.
Xem thêm: răng sứ katana là gì
Mài kẽ răng có làm yếu răng không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, mài kẽ răng không gây yếu răng. Thông thường thủ thuật này chỉ loại bỏ một lượng nhỏ men răng ở hai cạnh của răng, cạnh cắn, một ít ở mặt trong và mặt ngoài nếu cần thiết.
Mài răng đúng kỹ thuật không làm ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc của răng, không gây tổn thương tủy răng và ngà răng. Sau mài kẽ răng, răng trông thon gọn và tăng tính thẩm mỹ, hỗ trợ tốt quá trình niềng răng/ bọc sứ mà không gây yếu răng trong tương lai. Chính vì thế, người bệnh có thể yên tâm mài kẽ răng theo chỉ định của bác sĩ.
Nên mài kẽ răng cho trường hợp nào?
Thông thường mài kẽ răng sẽ được áp dụng cho những bệnh nhân cần niềng răng. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp đều được thực hiện. Thông thường kỹ thuật này chỉ được xem xét cho những người có các vấn đề sau:
1. Răng cửa to và không đều
Những người có răng cửa to và không đều được mài kẽ răng để giảm kích thước của răng, tăng độ cân xứng giữa răng cửa với cung hàm và những răng khác. Sau đó dụng cụ niềng răng được sử dụng để thu nhỏ khoảng cách giữa các răng, điều chỉnh hàm hô. Điều này giúp tăng tính thẩm mỹ cho răng miệng
2. Răng mọc chen chúc
Đôi khi người có răng mọc chen chúc có thể được xem xét mài kẽ răng để điều chỉnh. Những trường hợp này thường được cắt kẽ răng kết hợp nong hàm để đưa các răng về vị trí đúng trong khi niềng. Từ đó tăng tính thẩm mỹ cho răng miệng mà không cần nhổ bất kỳ chiếc răng nào.
Ngoài ra, mài kẽ răng cũng được chỉ định cho những bệnh nhân bọc răng sứ để phục hình răng và tăng tính thẩm mỹ cho răng miệng.
Xem thêm: răng sứ ceramill là gì
Cần lưu ý gì khi mài kẽ răng?
Mài kẽ răng không được chỉ định cho những trường hợp sau:
Răng bị ê buốt, mòn răng nhiều
Răng nhạy cảm với những kích thích
Men răng kém khoáng hóa
Trẻ em. Bởi răng buồng tủy của trẻ lớn. Việc mài kẽ răng có thể ảnh hưởng đến tủy và dẫn đến đau nhức.
Những trường hợp bị thiểu sản men răng hoặc mòn răng. Bởi tính an toàn không được đảm bảo cho những trường hợp này. Cụ thể mài răng yếu và mỏng có thể gây đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng cắn và nhai.
Ngoài ra bạn cần lưu ý thêm một số điều dưới đây để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả thẩm mỹ khi mài kẽ răng:
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo mài kẽ răng đúng kỹ thuật.
Chỉ nên mài kẽ răng khi cần thiết.
Vệ sinh răng miệng bằng nước sạch và nước súc miệng để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mài kẽ răng.
Thiết bị mài kẽ răng cần được đảm bảo vô khuẩn để tránh gây nhiễm trùng.
Không nên loại bỏ quá nhiều men răng để tránh ảnh hưởng đến ngà răng và tủy răng.
Sau khi mài răng, quá trình tái khoáng nên được thực hiện để tăng chất lượng và sự cứng chắc cho bề mặt răng.
Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong những ngày tiếp theo. Điều này giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng (viêm nhiễm, sâu răng….), phòng ngừa răng ố vàng. Đồng thời duy trì sự chắc khỏe của răng và tính thẩm mỹ.
Nếu cảm giác ê buốt kéo dài sau khi mài kẽ răng, hãy dùng khăn bông bọc một ít đá lạnh và chườm lên vùng ảnh hưởng. Mỗi 2 – 4 tiếng 1 lần, mỗi lần từ 5 – 10 phút.
Trong những ngày đầu sau mài kẽ răng, bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm mềm, lỏng và nhuyễn. Điều này giúp giảm kích thích.
Thức uống và đồ ăn có màu đậm, kẹo dẻo, thức ăn quá cứng, đồ ăn quá lạnh… đều không tốt cho những người mới mài kẽ răng.
Thông tin nêu trên xoay quanh vấn đề “Mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không? Có làm yếu răng không?”. Nhìn chung mài kẽ răng không làm ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như chức năng của răng, không gây yếu răng. Tuy nhiên cần lựa chọn cơ sở uy tín để được mài kẽ răng đúng kỹ thuật, đảm bảo tính an toàn.
Mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không?
Mài kẽ răng (hay cắt kẽ răng) là một thủ thuật đơn giản. Trong thủ thuật, một phần men hai bên răng bị loại bỏ để tạo khoảng cách giữa các răng. Điều này giúp các răng trông thon gọn, tăng tính thẩm mỹ cho răng, hỗ trợ quá trình chỉnh nha.
Vậy mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không? Về cơ bản, mài kẽ răng là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, không ảnh hưởng đến chức năng và tuổi thọ của răng. Trong khi thực hiện, máy mài kẽ răng chuyên dụng sẽ được sử dụng để loại bỏ một phần men răng ở hai cạnh bên, cạnh cắn.
Tùy theo kích thước của răng và cung hàm, hai cạnh bên thường được mài từ 0,3 – 0,5mm. Lượng men răng tối đa có thể loại bỏ:
Thân răng: 1 – 1,5 mm
Cạnh cắn: 1,2 – 2 mm
Cổ răng: 0,6 – 1 mm
Trong khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân thường cảm thấy đau buốt nhẹ và chảy máu chân răng. Tuy nhiên tình trạng này có thể nhanh chóng mất đi khi quá trình mài kẽ răng kết thúc.
Do gây chảy máu trong quá trình thực hiện nên các thiết bị y tế cần được đảm bảo vô khuẩn để tránh gây nhiễm trùng. Ngoài ra mài kẽ răng cần được thực hiện đúng kỹ thuật, không nên xâm lấn quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến tủy răng và ngà răng. Từ đó hạn chế đau buốt nhiều và kéo dài.
Để đảm bảo an toàn khi thực hiện các thủ thuật trong nha khoa, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao là điều cần thiết.
Xem thêm: răng sứ katana là gì
Mài kẽ răng có làm yếu răng không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, mài kẽ răng không gây yếu răng. Thông thường thủ thuật này chỉ loại bỏ một lượng nhỏ men răng ở hai cạnh của răng, cạnh cắn, một ít ở mặt trong và mặt ngoài nếu cần thiết.
Mài răng đúng kỹ thuật không làm ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc của răng, không gây tổn thương tủy răng và ngà răng. Sau mài kẽ răng, răng trông thon gọn và tăng tính thẩm mỹ, hỗ trợ tốt quá trình niềng răng/ bọc sứ mà không gây yếu răng trong tương lai. Chính vì thế, người bệnh có thể yên tâm mài kẽ răng theo chỉ định của bác sĩ.
Nên mài kẽ răng cho trường hợp nào?
Thông thường mài kẽ răng sẽ được áp dụng cho những bệnh nhân cần niềng răng. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp đều được thực hiện. Thông thường kỹ thuật này chỉ được xem xét cho những người có các vấn đề sau:
1. Răng cửa to và không đều
Những người có răng cửa to và không đều được mài kẽ răng để giảm kích thước của răng, tăng độ cân xứng giữa răng cửa với cung hàm và những răng khác. Sau đó dụng cụ niềng răng được sử dụng để thu nhỏ khoảng cách giữa các răng, điều chỉnh hàm hô. Điều này giúp tăng tính thẩm mỹ cho răng miệng
2. Răng mọc chen chúc
Đôi khi người có răng mọc chen chúc có thể được xem xét mài kẽ răng để điều chỉnh. Những trường hợp này thường được cắt kẽ răng kết hợp nong hàm để đưa các răng về vị trí đúng trong khi niềng. Từ đó tăng tính thẩm mỹ cho răng miệng mà không cần nhổ bất kỳ chiếc răng nào.
Ngoài ra, mài kẽ răng cũng được chỉ định cho những bệnh nhân bọc răng sứ để phục hình răng và tăng tính thẩm mỹ cho răng miệng.
Xem thêm: răng sứ ceramill là gì
Cần lưu ý gì khi mài kẽ răng?
Mài kẽ răng không được chỉ định cho những trường hợp sau:
Răng bị ê buốt, mòn răng nhiều
Răng nhạy cảm với những kích thích
Men răng kém khoáng hóa
Trẻ em. Bởi răng buồng tủy của trẻ lớn. Việc mài kẽ răng có thể ảnh hưởng đến tủy và dẫn đến đau nhức.
Những trường hợp bị thiểu sản men răng hoặc mòn răng. Bởi tính an toàn không được đảm bảo cho những trường hợp này. Cụ thể mài răng yếu và mỏng có thể gây đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng cắn và nhai.
Ngoài ra bạn cần lưu ý thêm một số điều dưới đây để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả thẩm mỹ khi mài kẽ răng:
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo mài kẽ răng đúng kỹ thuật.
Chỉ nên mài kẽ răng khi cần thiết.
Vệ sinh răng miệng bằng nước sạch và nước súc miệng để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mài kẽ răng.
Thiết bị mài kẽ răng cần được đảm bảo vô khuẩn để tránh gây nhiễm trùng.
Không nên loại bỏ quá nhiều men răng để tránh ảnh hưởng đến ngà răng và tủy răng.
Sau khi mài răng, quá trình tái khoáng nên được thực hiện để tăng chất lượng và sự cứng chắc cho bề mặt răng.
Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong những ngày tiếp theo. Điều này giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng (viêm nhiễm, sâu răng….), phòng ngừa răng ố vàng. Đồng thời duy trì sự chắc khỏe của răng và tính thẩm mỹ.
Nếu cảm giác ê buốt kéo dài sau khi mài kẽ răng, hãy dùng khăn bông bọc một ít đá lạnh và chườm lên vùng ảnh hưởng. Mỗi 2 – 4 tiếng 1 lần, mỗi lần từ 5 – 10 phút.
Trong những ngày đầu sau mài kẽ răng, bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm mềm, lỏng và nhuyễn. Điều này giúp giảm kích thích.
Thức uống và đồ ăn có màu đậm, kẹo dẻo, thức ăn quá cứng, đồ ăn quá lạnh… đều không tốt cho những người mới mài kẽ răng.
Thông tin nêu trên xoay quanh vấn đề “Mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không? Có làm yếu răng không?”. Nhìn chung mài kẽ răng không làm ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như chức năng của răng, không gây yếu răng. Tuy nhiên cần lựa chọn cơ sở uy tín để được mài kẽ răng đúng kỹ thuật, đảm bảo tính an toàn.