Tiêu xương hàm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ khuôn mặt; vì vậy nhiều người băn khoăn mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Dấu hiệu và cách khắc phục tiêu xương hàm là gì?
Tiêu xương hàm là tình trạng gì?
Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh – chuyên gia trồng răng Implant, tiêu xương hàm (tiêu xương ổ răng) là tình trạng bao gồm cả trường hợp tiêu xương răng hàm trên và tiêu xương răng hàm dưới.
Đây là bệnh lý răng miệng khá nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể; xảy ra sau khi bệnh nhân bị mất răng một thời gian nhất định, thể hiện rõ ở vùng xương chân răng bị tiêu biến.
Thực tế tiêu xương hàm xảy ra khi mật độ và chất lượng xương hàm bị suy giảm do nhiều nguyên nhân. Nếu không được khắc phục sớm, người bệnh sẽ đối diện với nhiều biến chứng; điển hình như tiêu hõm tại vị trí mất răng, nướu bị teo lại, gương mặt bị méo; kém sắc, lão hóa, chảy xệ và ảnh hưởng lớn tới khớp cắn…
Dấu hiệu tiêu xương hàm phổ biến
Để biết bản thân có đang bị tiêu xương răng hay không, bạn đọc có thể tham khảo các dấu hiệu tiêu xương hàm phổ biến sau đây:
– Khi bị tiêu xương hàm thì xoang hàm khu vực bị mất răng sẽ bị hạ thấp xuống.
– Xương vùng răng khi bị tiêu xương sẽ có sự thay đổi về kích thước, chiều cao, xuất hiện lõm sâu ở vị trí răng bị mất.
– Cấu trúc gương mặt của người tiêu xương hàm bị thay đổi và mất đi sự cân đối; má hóp, da nhăn nheo khiến khuôn mặt trở nêng già nua.
– Sưng nướu và chảy máu chân răng cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tiêu xương răng.
– Tiêu xương hàm sẽ kéo theo tụt lợi, thân răng trở nên dài hơn, có cảm giác ê buốt khó chịu.
– Ngoài ra, tình trạng răng bị lung lay, không còn chắc khỏe và đau khi nhai cũng là dấu hiệu tiêu xương răng.
Nếu bạn thấy mình đang gặp các triệu chứng, dấu hiệu giống như trên; thì nên gặp Bác sĩ sớm để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả cao. Tránh để lâu xương hàm tiêu biến quá nhiều gây ra vô số phiền toái, tác hại đến sức khỏe răng miệng lẫn toàn thân.
Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, trung bình 3 tháng sau khi nhổ răng thì mật độ xương sẽ giảm dần; sang đến tháng thứ 6 lúc này xương sẽ bị tiêu đi khoảng 25%. 1 năm sau đó tiêu xương có thể chiếm khoảng 45 – 60%.
Tuy nhiên, thực tế việc xác định chính xác 1 khoảng thời gian tiêu xương và tốc độ tiêu xương sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Thế nên, có người sau mất răng thời gian ngắn nhưng đã xuất hiện hiện tượng tiêu xương đáng kể.
Do xương hàm có nhiệm vụ liên kết với chân răng, nâng đỡ răng cứng, chắc và đảm bảo hoạt động ăn nhai của mỗi người. Xương hàm phát triển là nhờ vào lực tác động của răng khi cắn, xé thức ăn. Chính vì vậy, nếu không may bị mất răng, hoặc bị bệnh lý phải nhổ đi, lúc này vì không còn lực tác động nữa nên xương hàm cũng sẽ bị tiêu dần đi.
Hậu quả khi bị tiêu xương hàm bạn nên biết
Vì tiêu xương răng diễn ra dần dần theo thời gian, từng chút một, không có biểu hiện rõ ràng ngay lập tức. Thế nên, khi nhiều người phát hiện ra thì tình trạng xương hàm của mình đã lõm, yếu đi đáng kể.
Dưới đây là những hậu quả khi bị tiêu xương hàm thường gặp, bạn đọc có thể tham khảo:
– Khi xương răng bị tiêu giảm sẽ làm cho thành xương trở nên thấp dần và nướu sẽ không được nâng đỡ như lúc trước nữa. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng tụt nướu, làm tăng cơ hội cho các vi khuẩn có hại phát triển, gây ra các vấn đề như viêm nướu hoặc viêm nha chu.
– Mất răng và tiêu xương hàm khiến cho các răng thật kế cận có xu hướng nghiêng đổ về vị trí răng đã mất; từ đó gây xô lệch khớp cắn và người bệnh sẽ ăn nhai khó khăn hơn. Khi thức ăn khi không được nhai kỹ trong một thời gian sẽ tăng áp lực lên cho bao tử; kéo theo các vấn đề về đường ruột, hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
– Nếu tiêu xương hàm trong một thời gian dài mà không có phương án khắc phục sẽ làm cho má bị hóp lại; da trở nên nhăn nheo, chảy xệ và gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.
– Ngoài ra, mất răng lâu ngày không chỉ tiêu xương ở vị trí mất răng, mà còn ảnh hưởng sang những răng thật kế cạnh. Nếu không khắc phục kịp thời thì các răng thật khác cũng sẽ bị lung lay, thậm chí mất đi.
Cách khắc phục tiêu xương hàm khi mất răng
Hiện nay trồng răng Implant có thể xem là giải pháp duy nhất để khắc phục và ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm sau khi mất răng.
Để thực hiện, Bác sĩ sẽ cấy trụ Implant có cấu tạo từ Titanium vào xương hàm, mục đích để thay thế chân răng đã mất. Sau đó phục hình mão sứ lên trên trụ Implant để hoàn chỉnh chiếc răng mới có đầy đủ chức năng ăn nhai và thẩm mỹ y như răng thật.
Bạn có thể an tâm khi cấy trụ Implant, bởi vì trụ này được kiểm định hoàn toàn lành tính với cơ thể; không gây dị ứng, kích ứng, đảm bảo an toàn cho cơ thể và dễ dàng tích hợp cứng chắc với xương hàm, giúp trụ Implant đứng vững và nâng đỡ mão răng sứ phía trên. Hiệu quả đã được chứng minh qua hàng triệu ca cấy ghép Implant trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đặc biệt, răng Implant sẽ khôi phục khả năng ăn nhai bền bỉ, cứng chắc giống như răng thật. Không có cảm giác lỏng lẻo và bất tiện như hàm giả tháo lắp. Do đó thông qua quá trình nhai, cắn xé thức ăn mỗi ngày thì lực nhai sẽ tác động lên xương hàm, kích thích xương phát triển. Nhờ vậy sẽ ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương răng sau khi nhổ răng diễn ra.
Tiêu xương hàm là tình trạng gì?
Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh – chuyên gia trồng răng Implant, tiêu xương hàm (tiêu xương ổ răng) là tình trạng bao gồm cả trường hợp tiêu xương răng hàm trên và tiêu xương răng hàm dưới.
Đây là bệnh lý răng miệng khá nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể; xảy ra sau khi bệnh nhân bị mất răng một thời gian nhất định, thể hiện rõ ở vùng xương chân răng bị tiêu biến.
Thực tế tiêu xương hàm xảy ra khi mật độ và chất lượng xương hàm bị suy giảm do nhiều nguyên nhân. Nếu không được khắc phục sớm, người bệnh sẽ đối diện với nhiều biến chứng; điển hình như tiêu hõm tại vị trí mất răng, nướu bị teo lại, gương mặt bị méo; kém sắc, lão hóa, chảy xệ và ảnh hưởng lớn tới khớp cắn…
Dấu hiệu tiêu xương hàm phổ biến
Để biết bản thân có đang bị tiêu xương răng hay không, bạn đọc có thể tham khảo các dấu hiệu tiêu xương hàm phổ biến sau đây:
– Khi bị tiêu xương hàm thì xoang hàm khu vực bị mất răng sẽ bị hạ thấp xuống.
– Xương vùng răng khi bị tiêu xương sẽ có sự thay đổi về kích thước, chiều cao, xuất hiện lõm sâu ở vị trí răng bị mất.
– Cấu trúc gương mặt của người tiêu xương hàm bị thay đổi và mất đi sự cân đối; má hóp, da nhăn nheo khiến khuôn mặt trở nêng già nua.
– Sưng nướu và chảy máu chân răng cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tiêu xương răng.
– Tiêu xương hàm sẽ kéo theo tụt lợi, thân răng trở nên dài hơn, có cảm giác ê buốt khó chịu.
– Ngoài ra, tình trạng răng bị lung lay, không còn chắc khỏe và đau khi nhai cũng là dấu hiệu tiêu xương răng.
Nếu bạn thấy mình đang gặp các triệu chứng, dấu hiệu giống như trên; thì nên gặp Bác sĩ sớm để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả cao. Tránh để lâu xương hàm tiêu biến quá nhiều gây ra vô số phiền toái, tác hại đến sức khỏe răng miệng lẫn toàn thân.
Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Theo Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh, trung bình 3 tháng sau khi nhổ răng thì mật độ xương sẽ giảm dần; sang đến tháng thứ 6 lúc này xương sẽ bị tiêu đi khoảng 25%. 1 năm sau đó tiêu xương có thể chiếm khoảng 45 – 60%.
Tuy nhiên, thực tế việc xác định chính xác 1 khoảng thời gian tiêu xương và tốc độ tiêu xương sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Thế nên, có người sau mất răng thời gian ngắn nhưng đã xuất hiện hiện tượng tiêu xương đáng kể.
Do xương hàm có nhiệm vụ liên kết với chân răng, nâng đỡ răng cứng, chắc và đảm bảo hoạt động ăn nhai của mỗi người. Xương hàm phát triển là nhờ vào lực tác động của răng khi cắn, xé thức ăn. Chính vì vậy, nếu không may bị mất răng, hoặc bị bệnh lý phải nhổ đi, lúc này vì không còn lực tác động nữa nên xương hàm cũng sẽ bị tiêu dần đi.
Hậu quả khi bị tiêu xương hàm bạn nên biết
Vì tiêu xương răng diễn ra dần dần theo thời gian, từng chút một, không có biểu hiện rõ ràng ngay lập tức. Thế nên, khi nhiều người phát hiện ra thì tình trạng xương hàm của mình đã lõm, yếu đi đáng kể.
Dưới đây là những hậu quả khi bị tiêu xương hàm thường gặp, bạn đọc có thể tham khảo:
– Khi xương răng bị tiêu giảm sẽ làm cho thành xương trở nên thấp dần và nướu sẽ không được nâng đỡ như lúc trước nữa. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng tụt nướu, làm tăng cơ hội cho các vi khuẩn có hại phát triển, gây ra các vấn đề như viêm nướu hoặc viêm nha chu.
– Mất răng và tiêu xương hàm khiến cho các răng thật kế cận có xu hướng nghiêng đổ về vị trí răng đã mất; từ đó gây xô lệch khớp cắn và người bệnh sẽ ăn nhai khó khăn hơn. Khi thức ăn khi không được nhai kỹ trong một thời gian sẽ tăng áp lực lên cho bao tử; kéo theo các vấn đề về đường ruột, hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
– Nếu tiêu xương hàm trong một thời gian dài mà không có phương án khắc phục sẽ làm cho má bị hóp lại; da trở nên nhăn nheo, chảy xệ và gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.
– Ngoài ra, mất răng lâu ngày không chỉ tiêu xương ở vị trí mất răng, mà còn ảnh hưởng sang những răng thật kế cạnh. Nếu không khắc phục kịp thời thì các răng thật khác cũng sẽ bị lung lay, thậm chí mất đi.
Cách khắc phục tiêu xương hàm khi mất răng
Hiện nay trồng răng Implant có thể xem là giải pháp duy nhất để khắc phục và ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm sau khi mất răng.
Để thực hiện, Bác sĩ sẽ cấy trụ Implant có cấu tạo từ Titanium vào xương hàm, mục đích để thay thế chân răng đã mất. Sau đó phục hình mão sứ lên trên trụ Implant để hoàn chỉnh chiếc răng mới có đầy đủ chức năng ăn nhai và thẩm mỹ y như răng thật.
Bạn có thể an tâm khi cấy trụ Implant, bởi vì trụ này được kiểm định hoàn toàn lành tính với cơ thể; không gây dị ứng, kích ứng, đảm bảo an toàn cho cơ thể và dễ dàng tích hợp cứng chắc với xương hàm, giúp trụ Implant đứng vững và nâng đỡ mão răng sứ phía trên. Hiệu quả đã được chứng minh qua hàng triệu ca cấy ghép Implant trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đặc biệt, răng Implant sẽ khôi phục khả năng ăn nhai bền bỉ, cứng chắc giống như răng thật. Không có cảm giác lỏng lẻo và bất tiện như hàm giả tháo lắp. Do đó thông qua quá trình nhai, cắn xé thức ăn mỗi ngày thì lực nhai sẽ tác động lên xương hàm, kích thích xương phát triển. Nhờ vậy sẽ ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương răng sau khi nhổ răng diễn ra.