Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Mất răng hàm có bị hóp má không? Nên làm gì để phòng?

Quanghieufinance

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
269
Thích
0
Điểm
16
#1
Mất răng hàm có bị hóp má không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Được biết, mất răng hàm gây ra nhiều ảnh hưởng, trong đó có thể gây hóp má và làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt ở một số người. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể ngăn chặn nếu can thiệp sớm phương pháp phục hình.
Mất răng hàm có bị hóp má không?
Răng hàm (răng cối) là răng ở vị trí số 4 cho đến vị trí số 8. Khác với răng cửa và răng nanh, răng hàm thường có từ 2 chân răng trở lên, kích thước răng lớn, chiều cao ngắn nhưng mặt nhai rộng và có nhiều rãnh để thuận tiện cho việc nghiền nát thức ăn.
Răng hàm được chia thành 2 nhóm là răng hàm nhỏ (răng tiền hàm) bao gồm răng số 4 và số 5; răng hàm lớn (răng hàm) bao gồm răng số 6, số 7 và số 8 (răng khôn). Tuy nhiên, một số người có thể không mọc răng khôn hoặc phải nhổ bỏ răng khôn do răng mọc ngầm, mọc lệch.
Thực tế, răng hàm là nhóm răng quan trọng đối với chức năng ăn nhai. Trong đó, răng số 6 và số 7 là hai răng không thể thay thế. Răng số 8 là răng không quan trọng nên khi bị nhổ bỏ hoặc không mọc răng đều không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Về hình thể và vị trí, răng hàm khó làm sạch so với nhóm răng cửa và răng nanh. Theo thời gian, lượng mảng bám tích tụ nhiều tạo thành vôi răng, đồng thời thúc đẩy hại khuẩn phát triển gây tổn thương nướu, xương hàm, dây chằng nha chu và cement khiến răng bị lung lay và rụng. Một số trường hợp bị sâu răng nặng khiến thân răng bị phá hủy nghiêm trọng và buộc phải nhổ bỏ.
Xem thêm: nha khoa việt smile
Dù do nguyên nhân nào, mất răng hàm đều gây ra những hậu quả nặng nề như giảm chức năng ăn nhai, tiêu xương hàm, gây lệch lạc các răng lân cận, làm sai lệch khớp cắn và gia tăng áp lực lên khớp thái dương hàm. Một vấn đề khác được khá nhiều người quan tâm là mất răng hàm có bị hóp má hay không?
Thực tế, việc hóp má hay không phụ thuộc vào vị trí của răng bị mất. Nếu răng bị mất là răng số 8, cấu trúc xương hàm và khuôn mặt gần như không bị ảnh hưởng. Bởi xương hàm số 8 nằm ở cuối cùng nên khi tiêu xương sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào.
Ngược lại, mất răng số 4 cho đến răng số 7 có thể gây hóp má – nhất là trường hợp mất răng số 6 hoặc số 7. Hai răng này nằm ở vị trí sát bên niêm mạc má. Mất răng một thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm. Tiêu xương là phản ứng sinh lý khi xương hàm không nhận được kích thích và áp lực từ chân răng. Kết quả là các tế bào xương tự thoái hóa, tiêu hủy gây giảm mật độ và thể tích xương.
Tiêu xương răng hàm không có biểu hiện rõ ràng nên ít người chú ý. Sau một thời gian, xương bị mất đi đáng kể khiến má bị hóp lại thấy rõ. Lúc này, vì thiếu xương nâng đỡ nên má có hiện tượng hóp và chảy xệ. Bên cạnh đó, mất răng hàm lâu năm còn gia tăng các vấn đề như lệch khớp cắn, răng lung lay, cấu trúc mặt biến dạng, không cân đối,…
Làm sao để ngăn ngừa hóp má sau khi mất răng hàm?
Hóp má là tình trạng phổ biến xảy ra sau khi bị mất răng hàm lâu năm. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tình trạng này còn gây ra nhiều phiền toái khi ăn uống và sinh hoạt. Chính vì vậy, bạn nên can thiệp sớm các biện pháp khắc phục để ngăn chặn hiện tượng này.
Hiện tại, chỉ có trồng răng Implant là kỹ thuật duy nhất có thể ngăn hiện tượng tiêu xương hàm. Kỹ thuật này sử dụng trụ Implant được làm từ Titanium có độ tương thích cao và an toàn. Sau khoảng 3 – 6 tháng, trụ Implant sẽ được tích hợp xương tạo nên chân răng giả chắc chắn. Cuối cùng, bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên thông qua khớp nối (Abutment).
Xem thêm: nha khoa quốc tế phú hòa có tốt không
Nhờ có chân răng nên khi ăn uống, răng Implant có độ ổn định cao, không bị lung lay và chênh, cộm. Áp lực từ quá trình ăn nhai sẽ truyền xuống trụ Implant, từ đó kích thích xương hàm sản sinh, tái tạo và ngăn được hiện tượng tiêu xương.
Vì có thể ngăn ngừa tiêu xương hàm nên răng Implant có tuổi thọ cao và nếu chăm sóc tốt có thể sử dụng trọn đời. Trong khi đó, những phương pháp trồng răng như răng giả tháo lắp và cầu răng sứ đều phải phục hình lại sau một thời gian ngắn.
Hạn chế duy nhất của trồng răng Implant là chi phí cao (dao động từ 14 – 35 triệu đồng/ răng). Nếu không phục hình sớm, xương hàm có thể bị tiêu hủy nặng và bạn sẽ phải tốn thêm chi phí phẫu thuật nâng xoang, ghép xương. Do đó, ngay sau khi mất răng hàm – đặc biệt là mất răng số 6, 7, bạn nên cấy ghép Implant sớ để phục hồi hình dáng và chức năng sinh lý của răng.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã được giải đáp “Mất răng hàm có bị hóp má không?” và cách ngăn chặn tình trạng này hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên can thiệp sớm các biện pháp phục hình ngay sau khi mất răng. Nếu để lâu dài, sức khỏe răng miệng sẽ bị ảnh hưởng và chi phí điều trị cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với những trường hợp điều trị kịp thời.
 

Đối tác

Top