Chăm sóc mẹ bầu sau sinh mổ là một quá trình đòi hỏi sự tận tâm và kỹ lưỡng, đặc biệt trong việc chuẩn bị các loại thực phẩm dinh dưỡng, phù hợp với mẹ sau sinh. Vậy mẹ sau sinh mổ ăn ốc được không? Sinh mổ bao lâu thì ăn được ốc? Mẹ sau sinh mổ ăn ốc như thế nào thì an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh?
Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn được ốc?
Theo Đông y ốc có tính hàn, mẹ sau sinh mổ ăn ốc có thể bị đau bụng, chướng hơi, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa và là nguyên nhân khiến vết mổ bị sẹo lồi gây mất thẩm mĩ, làm mẹ kém tự tin hơn.
Theo Tây y, mẹ sau sinh mổ không cần kiêng ăn ốc nhưng quan niệm dân gian Việt Nam cho rằng bà đẻ cần kiêng ăn ốc trong ít nhất 2 – 3 tháng sau sinh. Mẹ sinh mổ có thể phải kiêng ăn ốc dài hơn, trong khoảng 6 tháng sau khi bé chào đời hoặc khi vết mổ đã hoàn toàn liền sẹo.
Bên cạnh đó, giai đoạn sau sinh mổ hệ tiêu hóa và miễn dịch của sản phụ chưa hồi phục hoàn toàn. Ốc không chỉ khó tiêu hóa mà là động vật sinh sống trong bùn lầy, trong cơ thể chúng có chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh. Mẹ sau sinh sức khỏe còn yếu ăn ốc còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh đường ruột, tiêu hóa và những bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên.
Giai đoạn 6 tháng đầu trẻ bú mẹ hoàn toàn, lượng dưỡng chất con nhận được phụ thuộc vào chất lượng sữa mẹ. Do đó các chuyên gia dinh dưỡng – sức khỏe khuyến nghị mẹ sau sinh mổ 6 tháng hoặc khi vết mổ đã hoàn toàn liền sẹo thì mới nên bắt đầu ăn ốc.
Hướng dẫn mẹ sau sinh mổ ăn ốc an toàn
Mẹ sau sinh chỉ nên ăn thử một lượng ốc nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể 2 mẹ con sau khi ăn ốc. Nếu một trong 2 hoặc cả 2 mẹ con thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường như đau bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa, nổi mề đay,… thì dừng ăn ốc ngay. Ốc cũng là 1 trong những loại thủy hải sản có thể gây dị ứng thực phẩm.
Ngoài ra, những bà mẹ có tiền sử dị ứng thực phẩm, đặc biệt là dị ứng ốc, các loại thủy hải sản khác, thì tỉ lệ con bị di truyền rất cao, khi muốn ăn ốc càng cần thận trọng hơn các bà mẹ khác, tránh làm bé bị dị ứng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Trường hợp mẹ ăn ốc không thấy có triệu chứng bất thường xảy ra thì có thể ăn mỗi lần 1 bát ốc nhỏ, ăn khoảng 1 – 2 lần/tuần.
Để đảm bảo VSATTP, loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng nhiều nhất có thể, mẹ sau sinh nên chọn mua ốc mới bắt, vẫn còn tươi, chế biến và ăn ốc tại nhà. Trước khi mang đi chế biến nên ngâm ốc trong nước vo gạo khoảng vài giờ để chúng nhả hết đất cát trong miệng. Bên cạnh món luộc, hấp, nướng hay xào ốc thì mẹ sau sinh có thể chế biến thành các món canh, chả ốc, ốc om chuối đậu, cà bung với ốc, đậu, thịt ba chỉ/sườn lợn,… để làm phong phú thực đơn, thay đổi khẩu vị, ăn ngon miệng và bổ sung đa dạng dưỡng chất hơn. Trong đó món cà bung và ốc om chuối đậu có thể cân bằng dưỡng chất và là những thức ăn giàu canxi cho mẹ sau sinh được rất nhiều người ưa thích.
>>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu loãng xương
Kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho sản phụ sau sinh mổ
Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ là công việc rất quan trọng bởi sức khỏe cũng như vết mổ người mẹ lâu và khó hồi phục hơn so với sinh thường, nguy cơ bị hậu sản, nhiễm trùng cũng cao hơn. Do đó người nhà cần chú ý và cẩn thận từ việc vệ sinh vết mổ, sinh hoạt, chế độ ăn hàng ngày. Dưới đây là một vài lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho sản phụ sau sinh mổ:
Mặc dù, ốc là món ăn thơm ngon, hấp dẫn, được nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên sau sinh các mẹ nên kiêng cữ đúng cách, để bảo vệ hệ tiêu hóa và nguồn sữa cho bé bú. Chúc mẹ và bé luôn có thật nhiều sức khỏe!
Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn được ốc?
Theo Đông y ốc có tính hàn, mẹ sau sinh mổ ăn ốc có thể bị đau bụng, chướng hơi, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa và là nguyên nhân khiến vết mổ bị sẹo lồi gây mất thẩm mĩ, làm mẹ kém tự tin hơn.
Bên cạnh đó, giai đoạn sau sinh mổ hệ tiêu hóa và miễn dịch của sản phụ chưa hồi phục hoàn toàn. Ốc không chỉ khó tiêu hóa mà là động vật sinh sống trong bùn lầy, trong cơ thể chúng có chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh. Mẹ sau sinh sức khỏe còn yếu ăn ốc còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh đường ruột, tiêu hóa và những bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên.
Giai đoạn 6 tháng đầu trẻ bú mẹ hoàn toàn, lượng dưỡng chất con nhận được phụ thuộc vào chất lượng sữa mẹ. Do đó các chuyên gia dinh dưỡng – sức khỏe khuyến nghị mẹ sau sinh mổ 6 tháng hoặc khi vết mổ đã hoàn toàn liền sẹo thì mới nên bắt đầu ăn ốc.
Hướng dẫn mẹ sau sinh mổ ăn ốc an toàn
Mẹ sau sinh chỉ nên ăn thử một lượng ốc nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể 2 mẹ con sau khi ăn ốc. Nếu một trong 2 hoặc cả 2 mẹ con thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường như đau bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa, nổi mề đay,… thì dừng ăn ốc ngay. Ốc cũng là 1 trong những loại thủy hải sản có thể gây dị ứng thực phẩm.
Ngoài ra, những bà mẹ có tiền sử dị ứng thực phẩm, đặc biệt là dị ứng ốc, các loại thủy hải sản khác, thì tỉ lệ con bị di truyền rất cao, khi muốn ăn ốc càng cần thận trọng hơn các bà mẹ khác, tránh làm bé bị dị ứng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Trường hợp mẹ ăn ốc không thấy có triệu chứng bất thường xảy ra thì có thể ăn mỗi lần 1 bát ốc nhỏ, ăn khoảng 1 – 2 lần/tuần.
Để đảm bảo VSATTP, loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng nhiều nhất có thể, mẹ sau sinh nên chọn mua ốc mới bắt, vẫn còn tươi, chế biến và ăn ốc tại nhà. Trước khi mang đi chế biến nên ngâm ốc trong nước vo gạo khoảng vài giờ để chúng nhả hết đất cát trong miệng. Bên cạnh món luộc, hấp, nướng hay xào ốc thì mẹ sau sinh có thể chế biến thành các món canh, chả ốc, ốc om chuối đậu, cà bung với ốc, đậu, thịt ba chỉ/sườn lợn,… để làm phong phú thực đơn, thay đổi khẩu vị, ăn ngon miệng và bổ sung đa dạng dưỡng chất hơn. Trong đó món cà bung và ốc om chuối đậu có thể cân bằng dưỡng chất và là những thức ăn giàu canxi cho mẹ sau sinh được rất nhiều người ưa thích.
>>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu loãng xương
Kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho sản phụ sau sinh mổ
Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ là công việc rất quan trọng bởi sức khỏe cũng như vết mổ người mẹ lâu và khó hồi phục hơn so với sinh thường, nguy cơ bị hậu sản, nhiễm trùng cũng cao hơn. Do đó người nhà cần chú ý và cẩn thận từ việc vệ sinh vết mổ, sinh hoạt, chế độ ăn hàng ngày. Dưới đây là một vài lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho sản phụ sau sinh mổ:
- Cho con bú càng sớm càng tốt để tận dụng dưỡng chất, kháng sinh tự nhiên có trong sữa non, giúp trẻ phát triển nhanh chóng, khỏe mạnh hơn.
- Chăm sóc vết mổ: Trong tuần đầu tiên sản phụ cần được vệ sinh vết mổ, uống thuốc giảm đau, kháng sinh,… để tránh bị nhiễm trùng và các tai biến hậu sản khác. Sau khi tháo băng sản phụ cũng không được tắm bồn, chỉ nên tắm nhanh dưới vòi hoa sen, sau đó lau khô bằng khăn sạch để phòng ngừa nhiễm trùng.
- 6h đầu tiên sau sinh mổ mẹ chưa được ăn gì, chỉ được uống nước lọc, ăn cháo loãng, uống sữa,… Sau khi trung tiện thì bắt đầu ăn thức ăn đặc nhưng hạn chế ăn đậu tương và thực phẩm nhiều đường, tinh bột để tránh bị đầy hơi, chú ý uống nhiều nước để giảm táo bón do ảnh hưởng của thuốc tê.
- Từ ngày thứ 2 sau sinh mẹ có thể ăn bình thường, chú ý ăn nhiều thức ăn giàu sắt và canxi, uống nhiều nước để tuyến vú sản xuất nhiều sữa hơn. Trước khi vết mổ lành sản phụ không nên ăn thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống,… để tránh bị sẹo lồi và dị ứng thực phẩm. Chú ý bổ sung canxi cho mẹ sau sinh mổ bằng viên uống canxi cho mẹ sau sinh để nâng cao sức khỏe xương khớp, thúc đẩy quá trình phục hồi hậu sản. Đồng thời ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa xương khi mẹ đến tuổi mãn kinh.
- Ngay sau khi được rút ống thông tiểu sản phụ cần xuống giường tập đi bộ nhẹ nhàng để tránh bị bế sản dịch, dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch,… Sau 4 – 6 tuần mẹ sau sinh mổ có thể tập thể dục trở lại để thúc đẩy quá trình hồi phục sau sinh.
- Vệ sinh răng miệng, cơ thể, vùng kín hàng ngày để không bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Chú ý không làm ướt hay chà xát mạnh vết mổ.
Mặc dù, ốc là món ăn thơm ngon, hấp dẫn, được nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên sau sinh các mẹ nên kiêng cữ đúng cách, để bảo vệ hệ tiêu hóa và nguồn sữa cho bé bú. Chúc mẹ và bé luôn có thật nhiều sức khỏe!