Mọc răng khôn thường xảy ra ở người từ 17 – 25 tuổi. Răng khôn (răng số 8) có cấu tạo khá phức tạp và nằm ở vị trí cuối cùng hàm nên khi mọc có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau nhức, sưng nướu răng, sưng hạch, má,…
Răng khôn mọc khi nào?
Răng khôn còn được biết đến với tên gọi là răng số 8. Đây là một trong số các răng vĩnh viễn và nằm ở vị trí cuối cung hàm. Khác với các răng còn lại, răng số 8 chỉ mọc trong độ tuổi trưởng thành (từ 17 – 25 tuổi), một số người có thể mọc muộn hoặc sớm hơn tùy theo cơ địa.
Thông thường mỗi người sẽ có 4 răng khôn với 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới. Tuy nhiên, một số người có thể không mọc răng khôn hoặc mọc không đủ 4 răng. Điều này được giải thích là do yếu tố di truyền.
Răng khôn có cấu tạo tương tự răng số 6 và số 7 nhưng nằm sâu bên trong nên hoàn toàn không có chức năng thẩm mỹ hay ăn nhai. Do đó, tình trạng không mọc răng số 8 ít ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp. Cũng vì không giữ chức năng quan trọng nên ở một số người, răng khôn sẽ tiêu biến và không mọc ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành.
Không giống với các răng còn lại, răng khôn không mọc liên tục mà thường mọc gián đoạn. Vì mọc khá muộn và chân răng sâu nên răng khôn rất dễ gặp phải các vấn đề như viêm lợi trùm, răng mọc nghiêng, mọc lệch và mọc ngầm. Theo thống kê của Tổ chức Chăm sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, có đến 85% trường hợp răng khôn phải nhổ bỏ do mọc lệch, mọc ngầm,…
Răng khôn mọc thẳng hoàn toàn không phải nhổ bỏ. Với mặt nhai rộng và có nhiều rãnh kẽ, răng số 8 có thể hỗ trợ răng số 6 và số 7 trong hoạt động ăn nhai. Vì vậy, không phải trường hợp nào mọc răng khôn cũng phải can thiệp điều trị.
Xem thêm: nha khoa medlatec
Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn (răng số 8)
Phản ứng chung khi mọc răng là sưng nướu, đau nhức và đôi khi đi kèm với sốt nhẹ. Răng số 8 mọc khá muộn, hơn nữa chân răng thường dài và sâu nên khi mọc sẽ gây ra khá nhiều triệu chứng khó chịu. Triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn về mức độ nếu răng mọc nghiêng, mọc ngầm và chèn ép các răng còn lại trên cung hàm.
Một số triệu chứng nhận biết mọc răng khôn (răng số 8):
Sưng lợi: Sưng lợi là triệu chứng thường gặp nhất khi mọc răng khôn. Vì mầm răng đang nhú lên nên vùng lợi xung quanh sẽ có hiện tượng sưng đỏ và đau nhức. Triệu chứng này rất dễ nhận thấy và có thể gây cộm, vướng khi ăn uống.
Sốt nhẹ: Khi răng số 8 mọc, toàn bộ mô lợi xung quanh sẽ bị sưng viêm. Tình trạng này kích thích phản ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch và gây ra tình trạng sốt nhẹ. Tuy nhiên nếu răng mọc ngầm, mọc lệch gây chèn ép lên các răng khác trên cung hàm, bạn có thể gặp phải tình trạng sốt cao.
Sưng hạch, má: Ở góc hàm có hạch bạch huyết với vai trò sản sinh kháng thể và vận chuyển bạch cầu đến một số cơ quan bị tổn thương nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Do đó khi mọc răng khôn, phần hạch ở dưới góc hàm có thể bị sưng nhẹ và đôi khi gây sưng toàn bộ vùng má.
Rỉ dịch/ mủ: Khi mọc răng khôn, phần nướu bao phủ xung quanh có thể bị viêm do thức ăn thừa bám dính vào. Tình trạng này khiến cho nướu răng bị viêm nhiễm và chảy dịch hoặc mủ. Trong trường hợp nướu rỉ dịch, răng số 8 và răng ở những vị trí xung quanh thường bị đau nhức nhiều, sưng hạch, sốt và mệt mỏi.
Đau nhức: Đau nhức là triệu chứng phổ biến khi mọc răng khôn. Khi mầm răng nhú lên sẽ kích thích các dây thần kinh ở nướu răng và các răng lân cận gây ra cảm giác đau nhức nhẹ. Tuy nhiên, một số người có thể bị đau nhức nghiêm trọng do răng khôn chèn ép lên dây thần kinh và các răng lân cận.
Một số triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng trên, mọc răng khôn cũng có thể gây ra một số triệu chứng khác như hôi miệng, mệt mỏi, miệng có vị khó chịu, đau nhức tai, chán ăn, chảy máu chân răng,…
Mọc răng khôn có nguy hiểm không?
Mọc răng khôn là hiện tượng thông thường xảy ra trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Về cơ bản, đây là hiện tượng sinh lý thông thường nên không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các phản ứng như đau nhức, sưng lợi, hôi miệng, sốt nhẹ, sưng nướu, góc hàm,… thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể tái phát vì răng số 8 thường mọc gián đoạn và mất khá nhiều thời gian để mọc lên hẳn cung hàm.
Như đã đề cập, răng khôn mọc ở khá muộn và nằm ở vị trí cuối cung hàm nên đôi khi không có đủ không gian để mọc. Tình trạng này khiến cho răng mọc lệch, mọc nghiêng và mọc ngầm. Ngoài ra, răng số 8 có chân răng khá dài nên trong quá trình mọc có thể chèn ép vào dây thần kinh và các răng lân cận dẫn đến đau nhức dữ dội.
Đối với trường hợp răng mọc nghiêng, mọc lệch, các răng trên cung hàm có thể bị xô đẩy dẫn đến tình trạng răng chen chúc, xô lệch và sai khớp cắn. Ngoài ra, răng số 8 mọc lệch cũng là điều kiện cho thức ăn bám dính vào tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu không phát hiện sớm, răng khôn và các răng lân cận có thể bị sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng,… Một số trường hợp cũng có thể bị viêm lợi trùm trong quá trình mọc răng khôn do lợi che phủ lên một phần hoặc toàn bộ răng.
Răng khôn được xem là nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề răng miệng. Do đó nếu nghi ngờ răng số 8 mọc lệch, mọc nghiêng, bạn cần đến phòng khám để được kiểm tra và theo dõi. Ngay cả những trường hợp răng khôn mọc thẳng cũng có thể bị sâu răng và viêm lợi. Bởi răng nằm ở vị trí cuối cung hàm nên dễ tích tụ thức ăn thừa, mảng bám, cao răng và rất khó để làm sạch hoàn toàn thông qua các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường.
Biện pháp xử lý an toàn khi mọc răng khôn
Mọc răng khôn gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đáng kể đến ăn uống và sinh hoạt. Các triệu chứng này thường có mức độ nhẹ và có thể thuyên giảm nhanh sau khi áp dụng một số biện pháp tại nhà. Tuy nhiên nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám để phát hiện sớm các vấn đề ở răng khôn và can thiệp điều trị kịp thời.
Các phương pháp cải thiện, xử lý khi răng khôn mọc:
1. Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà
Mọc răng số 8 có thể gây sưng nướu, sốt nhẹ và đau nhức trong vài ngày. Để cải thiện các triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như:
Ngậm nước muối ấm: Ngậm nước muối ấm là cách làm dịu nướu và răng khá hiệu quả. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm nên có thể giảm hiện tượng sưng nướu và đau nhức khi mọc răng khôn. Sau khi chải răng, bạn có thể dùng nước muối ấm ngậm từ 1 – 3 phút, sau đó súc miệng nhẹ nhàng để giảm đau và tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng.
Chườm đá: Trong trường hợp bị sưng hạch và má, bạn có thể chườm đá để cải thiện. Chườm đá giúp làm co mạch máu, từ đó giảm sưng và đau nhức hiệu quả. Để đạt hiệu quả cao, nên chườm từ 15 – 20 phút và thực hiện 4 – 6 lần/ ngày trong vài ngày liên tục. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ nhận thấy tình trạng sưng hạch góc hàm và cảm giác đau nhức giảm đi đáng kể.
Dùng nha đam tươi: Nha đam không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da mà còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng. Hoạt chất Emodin trong thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn tốt, hiệu quả với nhiều chủng vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Ngoài ra, nha đam còn chứa hàm lượng nước và khoáng chất cao có thể làm dịu mô nướu sưng đau. Sau khi vệ sinh răng miệng, bạn có thể thoa gel nha đam tươi lên vùng nướu, giữ nguyên trong 5 – 7 phút và súc miệng lại với nước sạch.
Sử dụng dầu dừa: Với hàm lượng axit lauric cao, dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi tốt. Trong trường hợp mọc răng khôn gây sưng nướu kèm theo đau nhức răng và hôi miệng, bạn có thể dùng dầu dừa ngậm và súc miệng 2 lần/ ngày. Dầu dừa là tinh dầu thiên nhiên nên có độ an toàn cao và hoàn toàn không gây kích ứng khi áp dụng.
Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể giảm nhẹ các triệu chứng khi mọc răng khôn bằng các nguyên liệu tự nhiên khác như lá bạc hà, đinh hương, mật ong, lá trầu không,…
2. Chú ý một số thói quen ăn uống, sinh hoạt
Khi răng khôn mọc, toàn bộ vùng nướu xung quanh sẽ trở nên nhạy cảm. Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh có thể khiến cho tình trạng đau nhức tăng lên đáng kể. Ngoài ra, không ít trường hợp có thể bị viêm nhiễm do duy trì các thói quen ăn uống và sinh hoạt không phù hợp trong thời gian này.
3. Khám và điều trị khi cần thiết
Hơn 85% trường hợp mọc răng khôn đều gặp phải các vấn đề như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, viêm lợi trùm,… Các trường hợp này không chỉ bị sốt và đau nhức nhẹ mà còn có thể gặp phải tình trạng ê buốt khi ăn uống, nướu răng chảy máu, ứ mủ, rỉ dịch, miệng có mùi hôi khó chịu.
Phần lớn răng khôn đều có hiện tượng mọc lệch, mọc ngầm nên chỉ định ưu tiên là nhổ bỏ răng. Với những trường hợp răng mọc thẳng, cần có biện pháp vệ sinh răng miệng hợp lý để ngăn ngừa thức ăn và mảng bám tích tụ dẫn đến sâu răng, áp xe răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
Mọc răng khôn là tình trạng phổ biến ở người trưởng thành. Mặc dù là hiện tượng sinh lý thông thường nhưng răng số 8 thường gặp phải tình trạng mọc ngầm, mọc lệch, mọc nghiêng,… Vì vậy, cần chú ý những biểu hiện trong thời gian mọc răng để kịp thời thăm khám và điều trị.
Nha khoa sunshine
Răng khôn mọc khi nào?
Răng khôn còn được biết đến với tên gọi là răng số 8. Đây là một trong số các răng vĩnh viễn và nằm ở vị trí cuối cung hàm. Khác với các răng còn lại, răng số 8 chỉ mọc trong độ tuổi trưởng thành (từ 17 – 25 tuổi), một số người có thể mọc muộn hoặc sớm hơn tùy theo cơ địa.
Thông thường mỗi người sẽ có 4 răng khôn với 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới. Tuy nhiên, một số người có thể không mọc răng khôn hoặc mọc không đủ 4 răng. Điều này được giải thích là do yếu tố di truyền.
Răng khôn có cấu tạo tương tự răng số 6 và số 7 nhưng nằm sâu bên trong nên hoàn toàn không có chức năng thẩm mỹ hay ăn nhai. Do đó, tình trạng không mọc răng số 8 ít ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp. Cũng vì không giữ chức năng quan trọng nên ở một số người, răng khôn sẽ tiêu biến và không mọc ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành.
Không giống với các răng còn lại, răng khôn không mọc liên tục mà thường mọc gián đoạn. Vì mọc khá muộn và chân răng sâu nên răng khôn rất dễ gặp phải các vấn đề như viêm lợi trùm, răng mọc nghiêng, mọc lệch và mọc ngầm. Theo thống kê của Tổ chức Chăm sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, có đến 85% trường hợp răng khôn phải nhổ bỏ do mọc lệch, mọc ngầm,…
Răng khôn mọc thẳng hoàn toàn không phải nhổ bỏ. Với mặt nhai rộng và có nhiều rãnh kẽ, răng số 8 có thể hỗ trợ răng số 6 và số 7 trong hoạt động ăn nhai. Vì vậy, không phải trường hợp nào mọc răng khôn cũng phải can thiệp điều trị.
Xem thêm: nha khoa medlatec
Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn (răng số 8)
Phản ứng chung khi mọc răng là sưng nướu, đau nhức và đôi khi đi kèm với sốt nhẹ. Răng số 8 mọc khá muộn, hơn nữa chân răng thường dài và sâu nên khi mọc sẽ gây ra khá nhiều triệu chứng khó chịu. Triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn về mức độ nếu răng mọc nghiêng, mọc ngầm và chèn ép các răng còn lại trên cung hàm.
Một số triệu chứng nhận biết mọc răng khôn (răng số 8):
Sưng lợi: Sưng lợi là triệu chứng thường gặp nhất khi mọc răng khôn. Vì mầm răng đang nhú lên nên vùng lợi xung quanh sẽ có hiện tượng sưng đỏ và đau nhức. Triệu chứng này rất dễ nhận thấy và có thể gây cộm, vướng khi ăn uống.
Sốt nhẹ: Khi răng số 8 mọc, toàn bộ mô lợi xung quanh sẽ bị sưng viêm. Tình trạng này kích thích phản ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch và gây ra tình trạng sốt nhẹ. Tuy nhiên nếu răng mọc ngầm, mọc lệch gây chèn ép lên các răng khác trên cung hàm, bạn có thể gặp phải tình trạng sốt cao.
Sưng hạch, má: Ở góc hàm có hạch bạch huyết với vai trò sản sinh kháng thể và vận chuyển bạch cầu đến một số cơ quan bị tổn thương nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Do đó khi mọc răng khôn, phần hạch ở dưới góc hàm có thể bị sưng nhẹ và đôi khi gây sưng toàn bộ vùng má.
Rỉ dịch/ mủ: Khi mọc răng khôn, phần nướu bao phủ xung quanh có thể bị viêm do thức ăn thừa bám dính vào. Tình trạng này khiến cho nướu răng bị viêm nhiễm và chảy dịch hoặc mủ. Trong trường hợp nướu rỉ dịch, răng số 8 và răng ở những vị trí xung quanh thường bị đau nhức nhiều, sưng hạch, sốt và mệt mỏi.
Đau nhức: Đau nhức là triệu chứng phổ biến khi mọc răng khôn. Khi mầm răng nhú lên sẽ kích thích các dây thần kinh ở nướu răng và các răng lân cận gây ra cảm giác đau nhức nhẹ. Tuy nhiên, một số người có thể bị đau nhức nghiêm trọng do răng khôn chèn ép lên dây thần kinh và các răng lân cận.
Một số triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng trên, mọc răng khôn cũng có thể gây ra một số triệu chứng khác như hôi miệng, mệt mỏi, miệng có vị khó chịu, đau nhức tai, chán ăn, chảy máu chân răng,…
Mọc răng khôn có nguy hiểm không?
Mọc răng khôn là hiện tượng thông thường xảy ra trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Về cơ bản, đây là hiện tượng sinh lý thông thường nên không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các phản ứng như đau nhức, sưng lợi, hôi miệng, sốt nhẹ, sưng nướu, góc hàm,… thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể tái phát vì răng số 8 thường mọc gián đoạn và mất khá nhiều thời gian để mọc lên hẳn cung hàm.
Như đã đề cập, răng khôn mọc ở khá muộn và nằm ở vị trí cuối cung hàm nên đôi khi không có đủ không gian để mọc. Tình trạng này khiến cho răng mọc lệch, mọc nghiêng và mọc ngầm. Ngoài ra, răng số 8 có chân răng khá dài nên trong quá trình mọc có thể chèn ép vào dây thần kinh và các răng lân cận dẫn đến đau nhức dữ dội.
Đối với trường hợp răng mọc nghiêng, mọc lệch, các răng trên cung hàm có thể bị xô đẩy dẫn đến tình trạng răng chen chúc, xô lệch và sai khớp cắn. Ngoài ra, răng số 8 mọc lệch cũng là điều kiện cho thức ăn bám dính vào tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu không phát hiện sớm, răng khôn và các răng lân cận có thể bị sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng,… Một số trường hợp cũng có thể bị viêm lợi trùm trong quá trình mọc răng khôn do lợi che phủ lên một phần hoặc toàn bộ răng.
Răng khôn được xem là nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề răng miệng. Do đó nếu nghi ngờ răng số 8 mọc lệch, mọc nghiêng, bạn cần đến phòng khám để được kiểm tra và theo dõi. Ngay cả những trường hợp răng khôn mọc thẳng cũng có thể bị sâu răng và viêm lợi. Bởi răng nằm ở vị trí cuối cung hàm nên dễ tích tụ thức ăn thừa, mảng bám, cao răng và rất khó để làm sạch hoàn toàn thông qua các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường.
Biện pháp xử lý an toàn khi mọc răng khôn
Mọc răng khôn gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đáng kể đến ăn uống và sinh hoạt. Các triệu chứng này thường có mức độ nhẹ và có thể thuyên giảm nhanh sau khi áp dụng một số biện pháp tại nhà. Tuy nhiên nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám để phát hiện sớm các vấn đề ở răng khôn và can thiệp điều trị kịp thời.
Các phương pháp cải thiện, xử lý khi răng khôn mọc:
1. Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà
Mọc răng số 8 có thể gây sưng nướu, sốt nhẹ và đau nhức trong vài ngày. Để cải thiện các triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như:
Ngậm nước muối ấm: Ngậm nước muối ấm là cách làm dịu nướu và răng khá hiệu quả. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm nên có thể giảm hiện tượng sưng nướu và đau nhức khi mọc răng khôn. Sau khi chải răng, bạn có thể dùng nước muối ấm ngậm từ 1 – 3 phút, sau đó súc miệng nhẹ nhàng để giảm đau và tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng.
Chườm đá: Trong trường hợp bị sưng hạch và má, bạn có thể chườm đá để cải thiện. Chườm đá giúp làm co mạch máu, từ đó giảm sưng và đau nhức hiệu quả. Để đạt hiệu quả cao, nên chườm từ 15 – 20 phút và thực hiện 4 – 6 lần/ ngày trong vài ngày liên tục. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ nhận thấy tình trạng sưng hạch góc hàm và cảm giác đau nhức giảm đi đáng kể.
Dùng nha đam tươi: Nha đam không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da mà còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng. Hoạt chất Emodin trong thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn tốt, hiệu quả với nhiều chủng vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Ngoài ra, nha đam còn chứa hàm lượng nước và khoáng chất cao có thể làm dịu mô nướu sưng đau. Sau khi vệ sinh răng miệng, bạn có thể thoa gel nha đam tươi lên vùng nướu, giữ nguyên trong 5 – 7 phút và súc miệng lại với nước sạch.
Sử dụng dầu dừa: Với hàm lượng axit lauric cao, dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi tốt. Trong trường hợp mọc răng khôn gây sưng nướu kèm theo đau nhức răng và hôi miệng, bạn có thể dùng dầu dừa ngậm và súc miệng 2 lần/ ngày. Dầu dừa là tinh dầu thiên nhiên nên có độ an toàn cao và hoàn toàn không gây kích ứng khi áp dụng.
Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể giảm nhẹ các triệu chứng khi mọc răng khôn bằng các nguyên liệu tự nhiên khác như lá bạc hà, đinh hương, mật ong, lá trầu không,…
2. Chú ý một số thói quen ăn uống, sinh hoạt
Khi răng khôn mọc, toàn bộ vùng nướu xung quanh sẽ trở nên nhạy cảm. Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh có thể khiến cho tình trạng đau nhức tăng lên đáng kể. Ngoài ra, không ít trường hợp có thể bị viêm nhiễm do duy trì các thói quen ăn uống và sinh hoạt không phù hợp trong thời gian này.
3. Khám và điều trị khi cần thiết
Hơn 85% trường hợp mọc răng khôn đều gặp phải các vấn đề như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, viêm lợi trùm,… Các trường hợp này không chỉ bị sốt và đau nhức nhẹ mà còn có thể gặp phải tình trạng ê buốt khi ăn uống, nướu răng chảy máu, ứ mủ, rỉ dịch, miệng có mùi hôi khó chịu.
Phần lớn răng khôn đều có hiện tượng mọc lệch, mọc ngầm nên chỉ định ưu tiên là nhổ bỏ răng. Với những trường hợp răng mọc thẳng, cần có biện pháp vệ sinh răng miệng hợp lý để ngăn ngừa thức ăn và mảng bám tích tụ dẫn đến sâu răng, áp xe răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
Mọc răng khôn là tình trạng phổ biến ở người trưởng thành. Mặc dù là hiện tượng sinh lý thông thường nhưng răng số 8 thường gặp phải tình trạng mọc ngầm, mọc lệch, mọc nghiêng,… Vì vậy, cần chú ý những biểu hiện trong thời gian mọc răng để kịp thời thăm khám và điều trị.
Nha khoa sunshine