Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hà Nội Nâng cao sức khoẻ từ chức năng của tế bào gốc/ Công nghệ y khoa mới nhất

isanguyen

Thành viên cấp 1
Tham gia
22/5/23
Bài viết
1,124
Thích
1
Điểm
38
#1
Y học ngày càng phát triển, nhằm cải thiện tốt nhất sức khoẻ con người. Và hơn hết là ngăn ngừa, chống lại nhiều bệnh lý mới xuất hiện. Tế bào gốc từ y học tái tạo có thể nói là bước tiến lớn của y học hiện đại. Mang lại hy vọng và kết quả ấn tượng trong việc khắc phục bệnh và nâng cao sức khoẻ. Cùng theo dõi bài viết để cập nhật chức năng của tế bào gốc cách cụ thể hơn.

Tế bào gốc – lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng mới
Trong các loại tế bào gốc, tế bào gốc tạo máu là loại tế bào gốc được phát hiện đầu tiên vào năm 1960. Theo sau tế bào gốc tạo máu, lần lượt các loại tế bào gốc khác được phát hiện trong các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể. Ngay từ khi mới được phát hiện, tế bào gốc đã thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y học như huyết học, ung thư, da liễu, thần kinh,…

Dựa vào tiềm năng biệt hóa, tế bào gốc có thể được chia thành các loại như sau:

Tế bào gốc toàn năng (Totipotent SCs): Chỉ xuất hiện ở giai đoạn sớm của phôi thai, mỗi tế bào có khả năng tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh. Ví dụ trong trường hợp sinh đôi cùng trứng, sau khi hợp tử được tạo thành và nhân lên thành hai tế bào, mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể em bé.

Tế bào gốc vạn năng (Pluripotent SCs): Tồn tại trong lớp tế bào bên trong của túi phôi (inner cell mass of the blastocyst) và có khả năng tạo thành hơn 200 loại tế bào khác trong cơ thể. Ví dụ tế bào lớp ngoại bì phát triển tạo thành da và hệ thần kinh, tế bào gốc nội bì hình thành các cơ quan nội tạng trong cơ thể, tế bào gốc trung bì hình thành hệ xương, sụn, tuần hoàn, mô liên kết,…

Tế bào gốc đa tiềm năng (Multipotent SCs): Có nguồn gốc từ mô của bào thai, máu cuống rốn và tế bào gốc trưởng thành. Ví dụ tế bào gốc trung mô cuống rốn có thể biệt hóa tạo thành tế bào xương, sụn, mỡ, thần kinh,…

Tế bào gốc vài tiềm năng (Oligopotent SCs): các tế bào này bị hạn chế về khả năng biệt hóa, chúng chỉ có thể biệt hóa thành vài loại tế bào khác nhau trong cơ thể, ví dụ tế bào tủy có thể biệt hóa thành năm kiểu tế tào máu là hồng cầu, tế bào đơn nhân, đại thực bào, bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit.

Tế bào gốc đơn tiềm năng (Unipotent SCs): chúng chỉ có thể biệt hóa tạo thành một loại tế bào cố định trong cơ thể, ví dụ tế bào gốc cơ chỉ có thể tự tái tạo và biệt hóa thành tế bào cơ.

Tế bào gốc được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ

Tế bào gốc induced pluripotent stem cells (iPS):
Kỹ thuật tạo ra tế bào gốc induced pluripotent stem cells (iPS) đã thay đổi cách tiếp cận trong nghiên cứu tế bào gốc. Năm 2006, Shinya Yamanaka và nhóm nghiên cứu của Đại học Kyoto đã thành công sản xuất được các tế bào gốc nhân tạo từ những tế bào nguyên bào sợi chuột, sau đó tế bào nhân tạo từ nguyên bào sợi người được tạo thành công vào năm 2007. Tế bào gốc nhân tạo được tạo thành bằng cách chuyển một số gen lập trình lại tế bào sinh dưỡng.

Quá trình này gọi là tái lập lại chương trình (reprogramming), và nó tạo ra tế bào iPS, có khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Tế bào iPS có ưu điểm là không gặp vấn đề về thải loại miễn dịch sau khi ghép và không có vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng phôi thai.

Đây là loại tế bào có tiềm năng ứng dụng cao, tuy nhiên cho đến hiện nay các kết quả còn đang giới hạn ở các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên mô hình động vật.

Chức năng của tế bào gốc dựa theo từng phân loại
Tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự làm mới và tiềm năng biệt hóa, và chúng đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình phát triển và duy trì cơ thể. Khả năng tự làm mới cho phép tế bào gốc duy trì số lượng mà không mất khả năng biệt hoá và không bị lão hóa.

Người ta cho rằng chức năng của tế bào gốc liên quan chặt chẽ với các giai đoạn phát triển của cơ thể. Tế bào gốc phát triển từ vài tế bào phân chia đầu tiên trong quá trình sinh trưởng của hợp tử thường là tế bào có khả năng tổng hợp.

Tế bào pluripotent (tế bào gốc vạn năng) xuất hiện ở lớp trong của túi phôi. Giai đoạn phát triển xảy ra từ 7-10 ngày sau khi thụ tinh, hoặc ở giai đoạn phôi nang. Tế bào gốc pluripotent có thể được nuôi cấy và phát triển thành hơn 200 loại tế bào trong cơ thể.

Sau đó, khi phôi thai phát triển đến 10-14 ngày sau thụ tinh ở con người, hầu hết tế bào gốc tại thời điểm này trở thành loại multipotent (đa năng) hoặc unipotent (đơn năng), và chúng được gọi là tế bào gốc trưởng thành. Tế bào gốc trưởng thành có khả năng biệt hoá thành các tế bào chuyên hoá, chẳng hạn như tế bào máu, da, và ruột.

Ứng dụng lâm sàng của tế bào gốc
Các tiến bộ trong điều trị tế bào gốc đã cho thấy tiềm năng lớn trong việc thay thế mô bị tổn thương hoặc bị bệnh. Tế bào gốc đã được sử dụng thành công trong điều trị một số bệnh như: bệnh bạch cầu cấp tính và mãn tính, hội chứng rối loạn sản tủy, u lympho, beta thalassemia, bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh đa u tủy, u nguyên bào thần kinh. Bên cạnh nhiều thành công trong điều trị thì hiện nay tế bào gốc cũng được nghiên cứu lâm sàng trong điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe khác như: lupus ban đỏ, đái tháo đường, bệnh Alzheimer, nhồi máu cơ tim, rối loạn phổ tự kỷ, parkinson…

Ví dụ, trong trường hợp bệnh Parkinson, tế bào gốc có thể biệt hoá thành tế bào thần kinh để thay thế tế bào bị hư hỏng trong não, giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Đối với tổn thương tuỷ sống, nghiên cứu đã sử dụng tế bào gốc để tái tạo mô tuỷ sống và cải thiện chức năng vận động.

Ứng dụng phổ biến trong nghiên cứu và điều trị

Lưu trữ tế bào gốc cho tương lai của con em và gia đình bạn
Việc lưu trữ tế bào gốc được các phương tiện truyền thông nhắc đến khá nhiều với các thông tin liên quan đến công dụng “thần kỳ” của tế bào gốc, tuy nhiên khó để biết đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy để tham khảo. Qua bài viết, bạn cũng có thể có cái nhìn tổng quan về tế bào gốc và phần nào hiểu được hiệu quả và chức năng của tế bào gốc mang lại. Vì vậy, hãy cân nhắc lưu trữ mô dây rốn và máu cuống rốn cho con em của mình ngay khi có thể, vì mỗi đứa trẻ được sinh ra chỉ có thể thu thập máu cống rốn và mô dây rốn duy nhất một lần trong đời.

Tế bào gốc có thể sử dụng như một biện pháp “diệu kì” cho việc chữa trị và cải thiện sức khoẻ, đặc biệt là đối với bệnh nhân mắc phải căn bệnh nan y như ung thư hay tổn thương thần kinh và nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Chúng có thể sử dụng cho chính cơ thể người sở hữu tế bào gốc đấy hoặc sử dụng cho người thân có mức độ tương thích sinh học cao.

VNCORD – DK cung cấp các dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn và mô dây rốn cho mọi gia đình Việt. Với mạng lưới liên kết với các phòng khám, bệnh viện trong tập đoàn và trung tâm nghiên cứu có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, VNCORD-DK cam kết mang lại những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về tư vấn, vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được các bác sĩ và chuyên gia giải đáp chi tiết các thông tin liên quan và hướng dẫn tận tình.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN HÀNG MÔ VNCORD-DK

Ngân hàng Mô VNCORD DK

Website: https://vncord.com/

Địa chỉ: 51-53 đường D4, Khu dân cư Himlam, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. HCM

Hotline: 1800 6102

Email: info@vncord.com
 

Đối tác

Top