Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Dịch vụ Nên ở trọ một mình hay ở ghép?

viet anh

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/1/19
Bài viết
1,409
Thích
0
Điểm
36
#1
Ưu điểm của việc ở ghép
Trước khi tìm hiểu, phân tích, so sánh ở ghép hay ở một mình, đầu tiên chúng ta phải phân biệt rõ ràng hai khái niệm “ở ghép” và “trọ một mình”.

  • Ở ghép là hình thức thuê nhà, phòng trọ chung với một hoặc nhiều người khác, cùng nhau san sẻ không gian sinh hoạt chung, gần như tất cả không gian trong căn nhà với nhiều mục đích khác nhau. Có nhiều cách lựa chọn người ở ghép như ở ghép với những người lớn tuổi hơn (thường là đã đi làm), bằng tuổi và nhỏ tuổi hơn mình.

  • Trong khi đó, ở trọ một mình nghĩa là bạn sẽ “bao thầu” toàn bộ không gian căn phòng. Hình thức thuê trọ một mình được khá nhiều người lựa chọn, nhất là những ai yêu thích không gian riêng tư.
Cả hai hình thức ở trọ nói trên đều có những ưu điểm cũng như khuyết điểm riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích của bản thân mỗi người mà có sự lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Một số ưu điểm của việc ở ghép như:

Tiết kiệm các khoản chi phí một cách tối đa
Có thể nói, tiết kiệm chi phí là một trong những tiêu chí hàng đầu khi ở ghép. Không chỉ giảm bớt tiền phòng, mà các khoản chi phí sinh hoạt khác như tiền điện, nước, mạng cũng được giảm thiểu một cách tối đa.

Hãy thử tưởng tượng, nếu như bạn đang ở trọ một mình, tiền phòng hằng tháng rơi vào khoảng 1.5 triệu đồng (mức giá phòng trung bình ở thành phố Hà Nội) - diện tích 15 - 20m2. Như vậy, mỗi tháng khoản tiền bạn phải chi trả sẽ rơi vào khoảng trên dưới 2 triệu đồng (bao gồm tiền nước, tiền điện, tiền mạng, phí dịch vụ, vệ sinh,...). Trong khi đó, mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường hiện nay khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, mức chi phí sinh hoạt hằng tháng bố mẹ chu cấp cho sinh viên đang đi học trung bình 2 - 3 triệu đồng/tháng. Không khó để nhận ra, ở trọ một mình sẽ “ngốn” một khoản chi phí không hề nhỏ mỗi tháng.



Ở ghép giúp bạn tiết kiệm khoản chi phí lớn

Còn ở ghép, khoản chi phí nhà cửa điện nước nói trên sẽ được giảm thiểu một cách tối đa. Nếu bạn ở chung với 1 người nữa, trung bình mỗi tháng bạn chỉ tốn khoảng chưa tới 1 triệu đồng cho chi phí sinh hoạt. Chưa kể, để có thể tiết kiệm hơn, việc ở ghép 2, 3, 4, thậm chí nhiều người hơn nữa cũng rất phổ biến.

Đối với sinh viên hoặc người lao động, nhân viên công sở mức lương chưa cao, không nghi ngờ ngờ ở ghép chính là một trong những phương thức phù hợp nhất.

Tránh được cảm giác cô đơn, buồn tủi
Ở ghép, nghĩa là bạn đồng ý chia sẻ cuộc sống của mình với một người khác, không nhiều thì ít. Ở một mình, bạn sẽ hoàn toàn phải “tự thân vận động”, tự lo từ bữa ăn, giấc ngủ, cuộc sống của chính bản thân mình. Còn ở ghép, cả hai hoặc nhiều người sẽ cùng chia sẻ cuộc sống với nhau. Đi làm về có sẵn cơm ăn, nước uống, buổi sáng có người gọi dậy, buổi tối có người cùng thức khuya hoặc nhắc nhở bạn ngủ sớm, cuộc sống sẽ thú vị hơn nhiều.

Hơn nữa, nếu ở ghép, sức khỏe của bạn sẽ được bảo đảm hơn nhiều. Nếu như bạn chẳng may bị ốm, bị sốt hoặc có vấn đề về sức khỏe, người bạn ở ghép hoàn toàn có thể chăm sóc sức khỏe cho bạn, không để bạn cô đơn, một mình.

Sống có trách nhiệm hơn
Đa phần khi ở một mình, chúng ta hiếm khi nào chịu bày vẽ, nhất là trong vấn đề nấu nướng. Bạn hoàn toàn có thể lười biếng, ăn cơm ngoài, thậm chí là nhịn cho qua bữa. Rất nhiều sinh viên đã thú nhận rằng, họ hoàn toàn có thể mua cả thùng mì tôm về và ăn dần trong vòng cả tháng trời, chỉ vì quá lười nấu cơm.



Ở ghép giúp bạn sống có trách nhiệm hơn

Chưa kể, ở một mình, thường chúng ta có xu hướng bừa bộn hơn, và lộn xộn hơn. Bởi vì khi ở một mình, chúng ta không sợ ảnh hưởng đến người khác, hoặc bị soi mói, phán xét vì lối sống...bừa bộn hoặc không ngăn nắp. Chính vì thế, bạn sẽ dần sinh ra tính ỷ lại, lười dọn dẹp, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chính bản thân mình.

Trong khi đó, nếu như bạn chung sống mái nhà với một hoặc nhiều người khác, vì nhiều yếu tố khách quan khác nhau, bắt buộc bạn phải sống trách nhiệm hơn, giảm bớt lối sống buông thả.

Cuộc sống trôi qua thú vị hơn
Trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhìn thấy ngôi nhà của mình sáng đèn, đó cũng là một loại hạnh phúc. Không phải một mình một cõi, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ cuộc sống của bản thân mình với người cùng nhà. Những ấm ức, buồn tủi hoặc hạnh phúc đều có thể được chia sẻ với nhau.

Như vậy, không lấy làm lạ khi hình thức ở ghép tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...lại phổ biến như vậy.

Nhược điểm của việc ở ghép
Bất cứ việc gì đều có hai mặt của nó, và đương nhiên, ở ghép cũng vậy. Tuy nhiên, khá thú vị khi nhược điểm của việc ở ghép phần lớn sẽ phụ thuộc vào chính...đối tượng ở ghép mà thôi.

Có nhiều người nói đùa, cho rằng ở ghép và lấy chồng như nhau, giống đánh bạc vậy, hên thì thằng, xui thì thua. Theo khảo sát, những vấn đề, khó khăn hay mâu thuẫn thường xuyên gặp phải nhất khi ở ghép khoảng 90% bắt nguồn từ đối tượng ở ghép (10% còn lại là do...chính bản thân bạn).

Không có không gian riêng tư
Chấp nhận ở ghép nghĩa là bạn chấp nhận chia sẻ một hoặc nhiều phần không gian cho những người khác. Như vậy, việc sở hữu một khoảng không gian riêng tư dường như là việc không hề dễ dàng. Bạn sẽ không thể nghêu ngao hát trong nhà, hoặc chỉ quấn 1 chiếc khăn tắm đi dạo xung quanh, hoặc thỏa thích buôn điện thoại với người thân, gia đình.



Ở ghép khiến bạn gần như không có không gian riêng tư

Khi làm hoặc thực hiện những hoạt động trong không gian chung của 2 người, bạn cần phải có sự tôn trọng nhất định đối với đối phương. Việc “chiếm cứ” không gian riêng hoàn toàn không phù hợp, vì vậy, sẽ có rất nhiều trường hợp cuộc sống riêng của bạn bị “phơi bày” trước người khác.

Mâu thuẫn giữa các thành viên
Mâu thuẫn xảy ra giữa những người ở ghép là một trong những lý do phổ biến nhất khiến cuộc sống của bạn và đối phương dần trở thành “địa ngục”. Vì mỗi người đều có một quan điểm sống khác nhau, cách sống khác nhau, vì thế việc mâu thuẫn, tranh chấp trong cuộc sống chung khi ở ghép là không thể tránh khỏi. Quan trọng là cả hai có biết nhường nhịn nhau hay không, có chịu khó “chia ngọt xẻ bùi” với nhau hay không. Mâu thuẫn giữa những người ở ghép với nhau có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân thường gặp nhất như:

  • Sự khác biệt trong lối sống: bạn là người có thói quen ngủ sớm dậy sớm, nhưng người bạn cùng phòng của bạn lại thường có thói quen thức khuya và hay mở nhạc ban đêm? Bạn là người yêu thích sự ngăn nắp nhưng những người bạn cùng phòng của bạn lại khá bừa bộn, tùy tiện? Sự khác biệt trong lối sống của mỗi người nhiều khi sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi. Nếu như mỗi người có thể nhường nhịn nhau một chút thì không sao, nhưng nếu cả hai đều sở hữu cái tôi quá cao, việc mâu thuẫn khó mà tránh khỏi.

  • Sự khác biệt trong tính cách: tương tự như lối sống, tính cách của mỗi người cũng có sự khác biệt nhất định. Nếu bạn là người hướng nội, chỉ thích không gian yên tĩnh, bình lặng thì bạn khó mà có thể “chung sống hòa bình” với một người tính cách hướng ngoại, lởi xởi và hay mời bạn bè tới nhà.

  • Suy nghĩ quá “thoáng” của giới trẻ ngày nay: chỉ cần lướt một vòng trên các trang mạng xã hội, không khó khăn để bạn có thể đọc được những lời than vãn, tâm sự đầy khó chịu của những người “có nhà mà không thể về”. Mặc dù không ai cấm việc dắt bạn trai, bạn gái của mình về nhà, nhưng chỉ vì bản thân mà “mời khéo” người bạn cùng phòng ra khỏi nhà để có không gian riêng tư “âu yếm” nhau, điều đó quả thật không hay ho gì. Thậm chí còn có những bạn phải đường ngoài phòng của mình cả tiếng đồng hồ để chờ đôi bạn trẻ “âu yếm” xong. Chưa kể các trường hợp còn dắt “bạn” về nhà ngủ nhờ trong căn phòng trọ ọp ẹp, gây ra bao tình trạng “dở khóc dở cười”, nhất là đối với các bạn sinh viên nữ ở ghép với nhau.
Không hiểu được đối phương
Nếu như bạn muốn tiết kiệm chi phí mà tìm người ở ghép, bạn bắt buộc phải tìm hiểu thật kỹ càng và chính xác về thông tin của người bạn cùng phòng cũng như độ xác thực của chúng. Trong thời đại “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay, việc tìm được người ở ghép phù hợp quả thực không hề dễ dàng. Rất nhiều trường hợp sau một thời gian ở chung, những người ở ghép với nhau đều có thể “kết bái huynh đệ”, thì phát hiện ra một số tài sản, đồ vật của bản thân cứ...không cánh mà bay, từ cái áo, cái quần đến tiền bạc, điện thoại,...Có rất nhiều phi vụ gian tặc giả dạng thành sinh viên ở ghép, sau một thời gian chiếm được lòng tin của các thành viên trong căn phòng thì không ngần ngại “cuỗm” hết tất cả tài sản và cao chạy xa bay, để lại những sinh viên nghèo khổ ngơ ngác với gánh nặng ngập đầu.

Như vậy, không thể phủ nhận những nhược điểm “to đùng” của việc ở ghép khiến cho nhiều người phải “chùn chân” khi muốn tìm kiếm cho mình người bạn cùng phòng đáng tin cậy. Tuy nhiên, vì những ưu điểm vượt trội, mà hình thức ở ghép vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là đổi với sinh viên, công nhân, người thu nhập thấp,...

Vậy, làm thế nào để có thể tìm được người ở ghép phù hợp, hãy đón xem kỳ 2 của bài viết nhé!

Nguồn tin tức bất động sản : http://chothuephongtrore.com/kinh-n...inh-nghiem-tim-nguoi-o-ghep-o-ha-noi-ar17.htm
 

Đối tác

Top