Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh NGHI LỄ CẤT NÓC NHÀ, ĐỔ MÁI NHÀ ĐẦY ĐỦ

phạm quân

Thành viên cấp 1
Tham gia
3/2/24
Bài viết
11
Thích
0
Điểm
1
Nơi ở
TPHCM
Website
kienangia.vn
#1
Khái niệm và ý nghĩa của lễ cất nóc nhà
Lễ cất nóc nhà hay còn gọi là lễ Thượng Lương, là một nghi lễ được tiến hành vào ngày đổ bê tông cho sàn mái của công trình. Cất nóc thường được coi là một dịp quan trọng và mang tính tượng trưng, thể hiện sự hoàn thành của công việc xây dựng nhà.
Đây là một nghi lễ mà gia chủ muốn báo cáo với Thổ công và Trời đất rằng đã hoàn thành việc xây dựng nhà cửa. Ngày tháng sau này, đây sẽ là nơi an cư lạc nghiệp của gia chủ, là tổ ấm của một gia đình vui vẻ. Lễ cất nóc luôn có một quan niệm rằng thực hiện nghi lễ sẽ được ban phước lành, sự bình an, làm ăn phát đạt cho các thành viên trong gia đình gia chủ.
Đối với những công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ, chủ đầu tư lại càng coi trọng nghi lễ cất nóc này. Chủ đầu tư, nhà kinh doanh mong ước đây sẽ là nơi hái ra tiền cho họ, việc làm ăn thuận lợi.
Cất nóc nhà có cần phải cúng không?
Theo phong tục của người Việt chúng ta thì lễ cất nóc là một trong những nghi lễ rất quan trọng từ khi dựng cho đến khi hoàn thành nhà (tương tự lễ cúng động thổ). Vì vậy, cất nóc cũng cần phải làm lễ cúng thể hiện tấm lòng của gia chủ đối với các vị thần phật có mặt tại nơi ta đang sinh sống. Ngoài ra, chúng a cũng sẽ cầu bình an, cầu phước lành nên việc tổ chức một nghi lễ cất nóc là điều rất cần thiết.
Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà
Việc bị cho lễ cúng cất nóc rất quan trọng, vì đây là khâu chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều việc, không thể thiếu sót. Chúng ta cần liệt kê một số vấn đề để khâu chuẩn bị cho lễ cúng nóc được suôn sẽ, thuận lợi nhất có thể.
Chọn ngày giờ cất nóc nhà
Đây là một việc rất quan trọng của nghi lễ cất nóc. Bạn cần chọn ngày, giờ phù hợp với mệnh cách của gia chủ, nếu không gia chủ sẽ không gặp may mắn. Nếu như bạn không giỏi không vấn đề xem ngày giờ hợp mệnh cách gia chủ, bạn có thể tìm đến các thầy phong thủy, xem tướng số. Tuy nhiên, cần lưu ý một số ngày như sau: tam nương, sát chủ, dương công kỵ, nguyệt kỵ và thụ tử. Theo các thầy phong thủy tì đây là các ngày cực kì xấu, không phù hợp cho việc thực hiện các lễ nghi quan trọng như: nhập trạch, động thổ, cất nóc nhà và mở cổng, ….
Chọn người cúng cất nóc nhà
Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc gia đình gia chủ có hạnh phúc, thuận buồm xuôi gió hay không. Không phải ai cũng có thể đứng ra là người thự hiện nghi lễ cát nóc, chúng ta cần xem xét ai có thể đứng ra thực hiện nghi thức này. Người đứng ra thực hiện nghi thức phải có mệnh cách không kị với năm dựng nhà, nếu không sẽ mang đến tai họa khó lường. Các bạn có thể đem ngày sinh bát tự của gia chủ và nhờ thầy phong thủy giúp các bạn.
Lễ vật cúng cất nóc nhà
Trên thực tế, tùy từng vùng miền mà việc chuẩn bị mâm cúng lễ cất nóc nhà sẽ thêm hoặc bớt một vài món đồ. Nhưng nhìn chung, mâm cúng lễ cất nóc nhà sẽ bao gồm cả đồ mặn và đồ chay. Khi sắm lễ, bạn không cần mua quá nhiều đồ, tuy nhiên cần chuẩn bị thật tươm tất và cẩn thận. Lễ vật cơ bản để sắm mâm cúng lễ cất nóc nhà, gia chủ cần chuẩn bị bao gồm:
  • 1 con gà, 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng, 1 đĩa muối.
  • 1 bát gạo, 1 bát nước.
  • 1 lít rượu trắng, 1 bao thuốc lá, 1 lạng chè.
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
  • 1 bộ đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền.
  • 5 cái oản tài lộc 5 lá trầu, 5 quả cau.
  • 5 quả tròn ((có thể cùng loại hoặc khác loại)
  • 9 bông hoa hồng đỏ.
  • Văn khấn lễ cất nóc nhà (theo mẫu sẵn).

Trình tự tiến hành lễ cúng
Bước 1 Chọn ngày cúng, giờ cúng đẹp cất nóc nhà: Gia chủ nên chọn giờ hoàng đạo, ngày lành tháng tốt để thực hiện nghi lễ. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các nhà phong thủy để chọn được thời gian phù hợp.
Bước 2 Chuẩn bị ban thờ: Nếu là lễ cất nóc nhà ở, gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ lên ban thờ gia tiên trong nhà và mâm cúng lễ cất nóc đặt ở ngoài trời. Đối với lễ cất nóc công trình, ban thờ sẽ được đặt ngoài trời. Bạn cần chọn vị trí đẹp để đặt ban thờ cho phù hợp.
Bước 3 Sắp lễ và bày lễ lên ban thờ: Gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ tươm tất sau đó bày lên ban thờ. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ, tránh thiếu lễ vật.
Bước 4 Tiến hành đốt nhang và thắp nhang vào mâm lễ: Người chủ lễ sẽ đốt nhang và thắp nhang vào mâm lễ.
Bước 5 Cúng: Nghi thức cúng có thể được thực hiện bởi thầy cúng hoặc gia chủ đều được.
Bước 6 Hạ lễ: Sau khi hương trên bàn thờ đã cháy hết, gia chủ nên khấn xin lễ rồi thực hiện việc hạ lễ xuống.
Bước 7 Thủ tục sau khi hạ lễ: Bao gồm việc hóa vàng, thụ lễ và chúc mừng.
 
Sửa lần cuối:

Đối tác

Top