Bị hóp má và thái dương là tình trạng khá hiếm gặp trong thời gian niềng răng. Về bản chất, chỉnh nha không gây ra tình trạng này. Hiện tượng má hóp có thể xảy ra do chỉnh nha sai kỹ thuật, thói quen ăn nhai, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,…
Niềng răng có bị hóp má không? Tại sao?
Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài và khay niềng để điều chỉnh vị trí của răng trên cung hàm. Lực kéo từ khí cụ chỉnh nha sẽ giúp răng dịch chuyển đến vị trí mong muốn, qua đó cải thiện tình trạng sai lệch khớp cắn và khắc phục triệt để tình trạng răng hô, móm, vẩu, răng lệch lạc và khấp khểnh.
Trong thời gian niềng răng, bạn có thể gặp phải một số vấn đề nha khoa như viêm lợi, sâu răng, hôi miệng,… Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể gặp phải hiện tượng hóp má và hóp thái dương. Đây là tình trạng má bị hóp vào bên trong, không còn căng và đầy đặn như trước.
Trên thực tế, niềng răng chỉ điều chỉnh vị trí của răng và cân đối lại phần xương hàm, hoàn toàn không can thiệp đến phần thái dương và má. Việc cân đối xương hàm có thể giúp khuôn mặt trở nên hài hòa và thon gọn hơn, hoàn toàn không xảy ra tình trạng hóp.
1. Niềng răng sai kỹ thuật
Niềng răng sai kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hóp má và hóp thái dương. Trên thực tế, niềng răng – chỉnh nha là phương pháp rất phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề và chuyên môn cao. Thực hiện niềng răng ở những cơ sở không đảm bảo có thể gặp phải một số sai sót trong quá trình niềng dẫn đến nhiều tình huống không mong muốn.
Những sai sót như sử dụng dây cung lớn, điều chỉnh lực chỉnh nha quá mạnh,… có thể dẫn đến tình trạng má hóp vào một cách đột ngột. Ngoài ra, các sai sót kể trên còn gây ra hàng loạt những rủi ro khác như răng lung lay, lỏng lẻo, đau nhức và thậm chí là chảy máu.
2. Hóp má khi niềng răng do thói quen ăn nhai
Thói quen ăn nhai cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng má và thái dương bị hóp. Khi niềng răng, hệ thống mắc cài gắn cố định trên răng có thể gây khó khăn trong quá trình ăn uống. Điều này khiến cho một số người có thói quen nhai cố định 1 bên hàm dẫn đến hóp 1 bên má.
3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hóp má trong thời gian niềng răng. Khi gắn khí cụ, răng thường bị đau nhức và ê buốt. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng chán ăn và ăn uống kém. Theo số liệu thống kê, đa phần những người niềng răng đều bị sụt cân trong thời gian này.
Do đó, niềng răng bị hóp má có thể xảy ra ăn uống kém dẫn đến sụt cân và suy nhược. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện sau một thời gian điều chỉnh lại chế độ ăn uống.
4. Do nhổ răng khi niềng
Trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ phải nhổ bỏ một vài răng để tạo khoảng trống nhằm dịch chuyển các răng trên cung hàm một cách dễ dàng. Thông thường khi nhổ răng, phần xương ổ răng bên dưới sẽ có hiện tượng tiêu hủy do không có lực nhai tác động. Tuy nhiên khi niềng răng, hệ thống mắc cài và máng nhai sẽ nhanh chóng di chuyển những răng khác đến xương ổ răng ở vị trí này nên hoàn toàn không xảy ra tình trạng nói trên.
Xem thêm: răng sứ nacera q3 là gì
5. Một số nguyên nhân khác
Niềng răng bị hóp má cũng có thể bắt nguồn từ một số thói quen và ảnh hưởng của các bệnh lý khác như:
Thức khuya, căng thẳng: Dưới áp lực từ công việc và quá trình học tập, không ít trẻ nhỏ và người lớn gặp phải tình trạng căng thẳng và thức khuya. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bị sụt cân dẫn đến hiện tượng hóp má, khuôn mặt trở nên gầy gò và thiếu sức sống trong thời gian chỉnh nha.
Ảnh hưởng của các bệnh lý toàn thân: Các bệnh lý toàn thân cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sụt cân, hóp má trong thời gian niềng răng. Vì vậy, bạn nên xem xét đến khả năng này để tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, niềng răng bị hóp má cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân không được đề cập trong bài viết. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên liên hệ với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Niềng răng bị hóp má phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả
Hóp má và hóp thái dương có thể khiến khuôn mặt trở nên thiếu cân đối, hài hòa và già nua hơn bình thường. Chính vì vậy, việc khắc phục tình trạng này là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên để cải thiện tình trạng hóp má và thái dương một cách triệt để, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý xử lý tại nhà dẫn đến tình trạng hệ thống mắc cài bị ảnh hưởng và làm gián đoạn tốc độ chỉnh nha.
Các biện pháp khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp má, hóp thái dương:
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đa phần các trường hợp niềng răng bị hóp má đều có liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Chính vì vậy để khắc phục tình trạng này, bạn nên xây dựng chế độ ăn khoa học nhằm cải thiện cân nặng và giúp phần má, thái dương trở nên đầy đặn, cân đối hơn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện tình trạng niềng răng bị hóp má và hóp thái dương:
Nên dùng thức ăn mềm, lỏng trong thời gian đầu mới gắn khí cụ và sau mỗi lần siết răng để giảm nhanh tình trạng đau nhức và ê buốt. Sau khoảng 5 – 7 ngày, nên dùng thức ăn có độ mềm vừa phải để tạo lực nhai lên toàn bộ hàm nhằm giúp duy trì cơ má, khắc phục tình trạng hóp má và thái dương trong thời gian chỉnh nha.
Trong thời gian mới niềng răng, răng thường bị đau nhức và ê buốt. Tuy nhiên, bạn cần tránh tình trạng nhịn ăn để hạn chế nguy cơ sụt cân gây hóp má và hóp thái dương.
Tăng cường thực phẩm giàu canxi và vitamin D để nâng cao sức khỏe răng miệng. Trong thời gian niềng răng, lực kéo từ khay niềng và hệ thống mắc cài sẽ khiến tạo lên chân răng áp lực nhất định. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết vào chế độ ăn hằng ngày.
Ngoài chế độ ăn uống, nên cố gắng sinh hoạt điều độ, hạn chế căng thẳng quá mức để hạn chế tình trạng suy nhược gây sụt cân.
Xem thêm: răng sứ lava plus là gì
2. Chỉnh sửa mắc cài khi cần thiết
Trong trường hợp hóp má và thái dương khi niềng răng do sai sót trong kỹ thuật chỉnh nha, bạn nên đến nha khoa/ bệnh viện uy tín để được chỉnh sửa mắc cài nếu cần thiết. Tránh quay trở lại phòng khám nha khoa đã niềng răng vì có thể khiến cấu trúc răng bị hư hại và tổn thương nghiêm trọng hơn.
Thực tế cho thấy, đã có không ít trường hợp niềng răng thất bại khiến toàn bộ cấu trúc bị xô lệch, gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Để khắc phục sớm những sai sót khi chỉnh nha, bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Với những trường hợp hóp má và thái dương do sai sót khi niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành thay thế dây cung và điều chỉnh mắc cài nhằm tạo ra lực siết phù hợp. Nếu không khắc phục sớm, tình trạng hóp má và thái dương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trước.
Phòng ngừa tình trạng niềng răng bị hóp má bằng cách nào?
Hóp má và thái dương không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tác động nhiều về mặt thẩm mỹ và sự tự tin. Đối với nữ giới, tình trạng này còn khiến khuôn mặt trở nên già nua và thiếu sức sống. Để hạn chế tình trạng niềng răng bị hóp má, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
Lựa chọn nha khoa uy tín là cách hiệu quả nhất giúp phòng ngừa tình trạng niềng răng bị hóp má và thái dương. Đây cũng là biện pháp giúp hạn chế những rủi ro phát sinh trong thời gian niềng và mang lại hiệu quả chỉnh nha như mong đợi.
Chăm sóc răng miệng đúng cách và ăn uống hợp lý để tránh ảnh hưởng đến hệ thống mắc cài. Nếu xảy ra tình trạng bung súc dây chun, dây cung niềng răng,… nên đến ngay phòng khám để được xử lý. Tránh để lâu dài khiến răng dịch chuyển ngoài ý muốn dẫn đến nhiều ảnh hưởng và hệ lụy nghiêm trọng.
Tránh phụ thuộc vào các món ăn mềm như sinh tố, cháo lỏng, súp nghiền,… trong thời gian dài. Thay vào đó, nên bắt đầu dùng các món ăn cần lực nhai như cơm mềm, canh, cá hấp để tránh giảm cơ gò má lớn và cơ gò má bé.
Nếu có các bệnh lý toàn thân, bạn nên thăm khám và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng sụt cân và suy nhược.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp má và thái dương. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và xử lý kịp thời nhằm hạn chế những hệ lụy nặng nề.
Niềng răng có bị hóp má không? Tại sao?
Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài và khay niềng để điều chỉnh vị trí của răng trên cung hàm. Lực kéo từ khí cụ chỉnh nha sẽ giúp răng dịch chuyển đến vị trí mong muốn, qua đó cải thiện tình trạng sai lệch khớp cắn và khắc phục triệt để tình trạng răng hô, móm, vẩu, răng lệch lạc và khấp khểnh.
Trong thời gian niềng răng, bạn có thể gặp phải một số vấn đề nha khoa như viêm lợi, sâu răng, hôi miệng,… Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể gặp phải hiện tượng hóp má và hóp thái dương. Đây là tình trạng má bị hóp vào bên trong, không còn căng và đầy đặn như trước.
Trên thực tế, niềng răng chỉ điều chỉnh vị trí của răng và cân đối lại phần xương hàm, hoàn toàn không can thiệp đến phần thái dương và má. Việc cân đối xương hàm có thể giúp khuôn mặt trở nên hài hòa và thon gọn hơn, hoàn toàn không xảy ra tình trạng hóp.
1. Niềng răng sai kỹ thuật
Niềng răng sai kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hóp má và hóp thái dương. Trên thực tế, niềng răng – chỉnh nha là phương pháp rất phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề và chuyên môn cao. Thực hiện niềng răng ở những cơ sở không đảm bảo có thể gặp phải một số sai sót trong quá trình niềng dẫn đến nhiều tình huống không mong muốn.
Những sai sót như sử dụng dây cung lớn, điều chỉnh lực chỉnh nha quá mạnh,… có thể dẫn đến tình trạng má hóp vào một cách đột ngột. Ngoài ra, các sai sót kể trên còn gây ra hàng loạt những rủi ro khác như răng lung lay, lỏng lẻo, đau nhức và thậm chí là chảy máu.
2. Hóp má khi niềng răng do thói quen ăn nhai
Thói quen ăn nhai cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng má và thái dương bị hóp. Khi niềng răng, hệ thống mắc cài gắn cố định trên răng có thể gây khó khăn trong quá trình ăn uống. Điều này khiến cho một số người có thói quen nhai cố định 1 bên hàm dẫn đến hóp 1 bên má.
3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hóp má trong thời gian niềng răng. Khi gắn khí cụ, răng thường bị đau nhức và ê buốt. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng chán ăn và ăn uống kém. Theo số liệu thống kê, đa phần những người niềng răng đều bị sụt cân trong thời gian này.
Do đó, niềng răng bị hóp má có thể xảy ra ăn uống kém dẫn đến sụt cân và suy nhược. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện sau một thời gian điều chỉnh lại chế độ ăn uống.
4. Do nhổ răng khi niềng
Trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ phải nhổ bỏ một vài răng để tạo khoảng trống nhằm dịch chuyển các răng trên cung hàm một cách dễ dàng. Thông thường khi nhổ răng, phần xương ổ răng bên dưới sẽ có hiện tượng tiêu hủy do không có lực nhai tác động. Tuy nhiên khi niềng răng, hệ thống mắc cài và máng nhai sẽ nhanh chóng di chuyển những răng khác đến xương ổ răng ở vị trí này nên hoàn toàn không xảy ra tình trạng nói trên.
Xem thêm: răng sứ nacera q3 là gì
5. Một số nguyên nhân khác
Niềng răng bị hóp má cũng có thể bắt nguồn từ một số thói quen và ảnh hưởng của các bệnh lý khác như:
Thức khuya, căng thẳng: Dưới áp lực từ công việc và quá trình học tập, không ít trẻ nhỏ và người lớn gặp phải tình trạng căng thẳng và thức khuya. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bị sụt cân dẫn đến hiện tượng hóp má, khuôn mặt trở nên gầy gò và thiếu sức sống trong thời gian chỉnh nha.
Ảnh hưởng của các bệnh lý toàn thân: Các bệnh lý toàn thân cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sụt cân, hóp má trong thời gian niềng răng. Vì vậy, bạn nên xem xét đến khả năng này để tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, niềng răng bị hóp má cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân không được đề cập trong bài viết. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên liên hệ với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Niềng răng bị hóp má phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả
Hóp má và hóp thái dương có thể khiến khuôn mặt trở nên thiếu cân đối, hài hòa và già nua hơn bình thường. Chính vì vậy, việc khắc phục tình trạng này là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên để cải thiện tình trạng hóp má và thái dương một cách triệt để, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý xử lý tại nhà dẫn đến tình trạng hệ thống mắc cài bị ảnh hưởng và làm gián đoạn tốc độ chỉnh nha.
Các biện pháp khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp má, hóp thái dương:
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đa phần các trường hợp niềng răng bị hóp má đều có liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Chính vì vậy để khắc phục tình trạng này, bạn nên xây dựng chế độ ăn khoa học nhằm cải thiện cân nặng và giúp phần má, thái dương trở nên đầy đặn, cân đối hơn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện tình trạng niềng răng bị hóp má và hóp thái dương:
Nên dùng thức ăn mềm, lỏng trong thời gian đầu mới gắn khí cụ và sau mỗi lần siết răng để giảm nhanh tình trạng đau nhức và ê buốt. Sau khoảng 5 – 7 ngày, nên dùng thức ăn có độ mềm vừa phải để tạo lực nhai lên toàn bộ hàm nhằm giúp duy trì cơ má, khắc phục tình trạng hóp má và thái dương trong thời gian chỉnh nha.
Trong thời gian mới niềng răng, răng thường bị đau nhức và ê buốt. Tuy nhiên, bạn cần tránh tình trạng nhịn ăn để hạn chế nguy cơ sụt cân gây hóp má và hóp thái dương.
Tăng cường thực phẩm giàu canxi và vitamin D để nâng cao sức khỏe răng miệng. Trong thời gian niềng răng, lực kéo từ khay niềng và hệ thống mắc cài sẽ khiến tạo lên chân răng áp lực nhất định. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết vào chế độ ăn hằng ngày.
Ngoài chế độ ăn uống, nên cố gắng sinh hoạt điều độ, hạn chế căng thẳng quá mức để hạn chế tình trạng suy nhược gây sụt cân.
Xem thêm: răng sứ lava plus là gì
2. Chỉnh sửa mắc cài khi cần thiết
Trong trường hợp hóp má và thái dương khi niềng răng do sai sót trong kỹ thuật chỉnh nha, bạn nên đến nha khoa/ bệnh viện uy tín để được chỉnh sửa mắc cài nếu cần thiết. Tránh quay trở lại phòng khám nha khoa đã niềng răng vì có thể khiến cấu trúc răng bị hư hại và tổn thương nghiêm trọng hơn.
Thực tế cho thấy, đã có không ít trường hợp niềng răng thất bại khiến toàn bộ cấu trúc bị xô lệch, gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Để khắc phục sớm những sai sót khi chỉnh nha, bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Với những trường hợp hóp má và thái dương do sai sót khi niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành thay thế dây cung và điều chỉnh mắc cài nhằm tạo ra lực siết phù hợp. Nếu không khắc phục sớm, tình trạng hóp má và thái dương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trước.
Phòng ngừa tình trạng niềng răng bị hóp má bằng cách nào?
Hóp má và thái dương không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tác động nhiều về mặt thẩm mỹ và sự tự tin. Đối với nữ giới, tình trạng này còn khiến khuôn mặt trở nên già nua và thiếu sức sống. Để hạn chế tình trạng niềng răng bị hóp má, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
Lựa chọn nha khoa uy tín là cách hiệu quả nhất giúp phòng ngừa tình trạng niềng răng bị hóp má và thái dương. Đây cũng là biện pháp giúp hạn chế những rủi ro phát sinh trong thời gian niềng và mang lại hiệu quả chỉnh nha như mong đợi.
Chăm sóc răng miệng đúng cách và ăn uống hợp lý để tránh ảnh hưởng đến hệ thống mắc cài. Nếu xảy ra tình trạng bung súc dây chun, dây cung niềng răng,… nên đến ngay phòng khám để được xử lý. Tránh để lâu dài khiến răng dịch chuyển ngoài ý muốn dẫn đến nhiều ảnh hưởng và hệ lụy nghiêm trọng.
Tránh phụ thuộc vào các món ăn mềm như sinh tố, cháo lỏng, súp nghiền,… trong thời gian dài. Thay vào đó, nên bắt đầu dùng các món ăn cần lực nhai như cơm mềm, canh, cá hấp để tránh giảm cơ gò má lớn và cơ gò má bé.
Nếu có các bệnh lý toàn thân, bạn nên thăm khám và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng sụt cân và suy nhược.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp má và thái dương. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và xử lý kịp thời nhằm hạn chế những hệ lụy nặng nề.