Đau đầu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, bệnh có thể tự khỏi hoặc cũng có thể trở thành mãn tính gây nguy hiểm. Bài viết này sẽ giải đáp hiện tượng hay đau đầu sau sinh là do đâu, cũng như cách chữa đau đầu sau sinh nhanh chóng, các mẹ chớ nên bỏ qua nhé!
Phụ nữ hay đau đầu sau sinh nguyên nhân do đâu?
Đau đầu sau sinh còn được gọi là chứng “đau đầu đông” hay hậu sản thống phong. Do sức khỏe vốn yếu lại vừa trải qua quá trình sinh nở, mẹ bị tổn hao khí huyết nhiều, suy nhược nên hay gặp các chứng như đau đầu, bứt rứt từng cơn hai bên thái dương, hoa mắt, chóng mặt, sốt, khó thở, trầm cảm, huyết áp thấp…Cụ thể:
Do tình trạng căng thẳng sau sinh
Sau khi sinh, mẹ có thể gặp nhiều vấn đề khi chăm sóc con trẻ, phải đối mặt với sự thay đổi về thể chất, tinh thần, thói quen ăn uống,… khiến mẹ bị căng thẳng và áp lực.
Những biểu hiện của tình trạng căng thẳng sau sinh của các mẹ là:
Với người bình thường, cơ thể có thể tự điều chỉnh lại sau khoảng vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, với các mẹ bị đau đầu sau sinh có nguy hiểm không? Sau sinh bị đau nhức đầu, sức khỏe của các mẹ đang suy giảm và trạng thái tinh thần không ổn định nên dễ dẫn đến tình trạng đau đầu kéo dài. Đau đầu sau sinh ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của các mẹ, thậm chí có thể gây nên các vấn đề khác như suy nhược cơ thể, mất sữa, rụng tóc,… thậm chí phát triển thành các bệnh về rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm.
Đau đầu do thiếu máu sau sinh
Mang thai và sinh con khiến các mẹ mất một lượng máu lớn. Khi cơ thể mất máu nhiều, số lượng hồng cầu và nhiễm sắc tố giảm khiến lượng oxy cung cấp cho các tế bào trong cơ thể bị thiếu hụt. Do thiếu oxy để vận hành các tế bào trong cơ thể, mẹ sẽ cảm thấy luôn mệt mỏi, khó tập trung, thậm chí choáng váng, đau đầu.
Do ứ đọng huyết động
Ứ đọng huyết động là tình trạng ứ đọng sản dịch trong cơ thể mẹ sau khi sinh. Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Với những mẹ sinh mổ, các mẹ sẽ được tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng để giảm đau. Tùy vào cơ địa của mẹ, thuốc có tác dụng phụ dẫn đến đau đầu kéo dài từ 3 đến 4 ngày hoặc 1 tuần mới có thể giảm.
>>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh giúp ngăn ngừa thiếu máu
Cách chữa đau đầu sau sinh an toàn hiệu quả
Để có thể giảm đau đầu mà không làm ảnh hưởng đến sữa, các sản phụ nên áp dụng những cách chữa đau đầu cho phụ nữ sau sinh dưới đây:
Phụ nữ hay đau đầu sau sinh nguyên nhân do đâu?
Đau đầu sau sinh còn được gọi là chứng “đau đầu đông” hay hậu sản thống phong. Do sức khỏe vốn yếu lại vừa trải qua quá trình sinh nở, mẹ bị tổn hao khí huyết nhiều, suy nhược nên hay gặp các chứng như đau đầu, bứt rứt từng cơn hai bên thái dương, hoa mắt, chóng mặt, sốt, khó thở, trầm cảm, huyết áp thấp…Cụ thể:
Do tình trạng căng thẳng sau sinh
Sau khi sinh, mẹ có thể gặp nhiều vấn đề khi chăm sóc con trẻ, phải đối mặt với sự thay đổi về thể chất, tinh thần, thói quen ăn uống,… khiến mẹ bị căng thẳng và áp lực.
Những biểu hiện của tình trạng căng thẳng sau sinh của các mẹ là:
- Suy nhược cơ thể.
- Luôn cảm thấy lo lắng, ám ảnh.
- Dễ mất tập trung và khó thư giãn.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Rối loạn ăn uống.
- Cảm thấy khó gắn kết với con.
Với người bình thường, cơ thể có thể tự điều chỉnh lại sau khoảng vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, với các mẹ bị đau đầu sau sinh có nguy hiểm không? Sau sinh bị đau nhức đầu, sức khỏe của các mẹ đang suy giảm và trạng thái tinh thần không ổn định nên dễ dẫn đến tình trạng đau đầu kéo dài. Đau đầu sau sinh ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của các mẹ, thậm chí có thể gây nên các vấn đề khác như suy nhược cơ thể, mất sữa, rụng tóc,… thậm chí phát triển thành các bệnh về rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm.
Đau đầu do thiếu máu sau sinh
Mang thai và sinh con khiến các mẹ mất một lượng máu lớn. Khi cơ thể mất máu nhiều, số lượng hồng cầu và nhiễm sắc tố giảm khiến lượng oxy cung cấp cho các tế bào trong cơ thể bị thiếu hụt. Do thiếu oxy để vận hành các tế bào trong cơ thể, mẹ sẽ cảm thấy luôn mệt mỏi, khó tập trung, thậm chí choáng váng, đau đầu.
Do ứ đọng huyết động
Ứ đọng huyết động là tình trạng ứ đọng sản dịch trong cơ thể mẹ sau khi sinh. Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
- Sinh mổ: Do sinh mổ khiến tử cung co bóp ít hơn, khiến cho sản dịch bị đẩy ra ngoài chậm và ít, dẫn đến bị ứ đọng.
- Mất nhiều máu: Mất máu nhiều dẫn đến tử cung co bóp kém, thậm chí không thể co bóp khiến sản dịch không thể thoát ra ngoài.
- Chế độ hậu sản không đảm bảo: Nếu không vận động và vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau sinh, các mẹ có thể bị nhiễm trùng và tăng nguy cơ bị ứ sản dịch.
- Ứ đọng huyết động có thể gây ra các tình trạng đau đầu, co quắp chân tay,… Thậm chí còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như: nhiễm khuẩn sản dịch, chảy máu không cầm được,…
Với những mẹ sinh mổ, các mẹ sẽ được tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng để giảm đau. Tùy vào cơ địa của mẹ, thuốc có tác dụng phụ dẫn đến đau đầu kéo dài từ 3 đến 4 ngày hoặc 1 tuần mới có thể giảm.
>>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh giúp ngăn ngừa thiếu máu
Cách chữa đau đầu sau sinh an toàn hiệu quả
Để có thể giảm đau đầu mà không làm ảnh hưởng đến sữa, các sản phụ nên áp dụng những cách chữa đau đầu cho phụ nữ sau sinh dưới đây:
- Nghỉ ngơi, thư giãn: Việc lo lắng chăm lo cho con là một trong những nguyên nhân gây nên căng thẳng, áp lực ở mẹ. Các mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho bản thân để giảm bớt các áp lực, giảm căng thẳng thần kinh. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau đầu sau sinh ở các mẹ.
- Ngủ đủ giấc: Mất ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm sức khỏe tinh thần. Khi tinh thần không ổn định, mẹ dễ bị căng thẳng, áp lực dẫn đến đau đầu, mệt mỏi. Mẹ nên nhờ người thân chăm sóc con trong khi ngủ để đảm bảo bé được chăm sóc và mẹ có thời gian để hồi phục trong giấc ngủ.
- Sử dụng viên uống bổ sung vi chất sau sinh: Sau sinh, mẹ sẽ gặp những thay đổi những thay đổi về thể chất, tinh thần,… Mẹ nên bổ sung các vi chất như canxi, DHA, sắt cho mẹ sau sinh,… để tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng mệt mỏi, đau đầu sau sinh.
- Chườm nóng để giảm đau đầu: Một trong những biện pháp an toàn để giảm tình trạng đau đầu sau sinh là chườm nóng. Các mẹ có thể chườm tại hai bên thái dương hoặc cổ.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng sẽ giúp các mẹ bổ sung năng lượng đã mất sau sinh. Những thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin, khoáng chất như táo đỏ, mộc nhĩ, các loại đậu,… sẽ rất thích hợp cho các mẹ sau sinh.