Nhiễm trùng vết mổ sau sinh là một biến chứng của phẫu thuật, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của sản phụ và quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Do đó mẹ cần phải điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh sớm và đúng cách để ngăn ngừa biến chứng.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh
Khi bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh, chị em thường sẽ gặp phải những dấu hiệu dưới đây:
Sốt cao, từ 38,5 độ trở lên
Tăng mức độ đau nhức vết mổ
Kích thước và màu sắc vết mổ thay đổi
Chảy dịch vàng hoặc xanh, có mùi hôi từ vết mổ ra
Khả năng hồi phục kém
Chảy máu khi tiếp xúc vết mổ
Xuất hiện các vệt đỏ hoặc có bọng gần vết mổ
Mẹ bỉm có cảm giác mệt mỏi kéo dài
Những triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc lần lượt, từ vài giờ đến vài tuần sau khi sinh mổ. Chị em cần chủ động quan sát cơ thể mình để phát hiện bất thường và đi khám sớm.
Nhiễm trùng vết mổ sau sinh điều trị như thế nào?
Có 2 phương pháp điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh phổ biến, thường được áp dụng là:
Điều trị nội khoa
Với các trường hợp nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh là ưu tiên hàng đầu để đánh bại vi khuẩn, vi trùng gây viêm nhiễm. Kháng sinh có thể là đường uống, đường truyền tĩnh mạch… Bên cạnh đó, sản phụ sẽ được kê thêm thuốc tăng co hồi tử cung để giúp quá trình hồi phục sau sinh diễn ra nhanh hơn.
Theo thống kê, có đến 90 – 95% bệnh nhân được điều trị thành công bằng nội khoa. Sản phụ sẽ hết sốt sau 24 – 48 giờ, các triệu chứng khác cũng cải thiện dần dần. Nếu không cắt sốt, cần xem lại khả năng đáp ứng kháng sinh và có thể chuyển đổi kháng sinh khác để tăng hiệu quả điều trị.
Phẫu thuật
Với những trường hợp không đáp ứng kháng sinh, nhiễm trùng nặng, có dấu hiệu bụng ngoại khoa thì bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật có thể là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung.
Bảo tồn: Chỉ cắt bỏ phần cơ tử cung bị viêm nhiễm. Phần còn lại sẽ bảo tồn, điều trị tích cực để trở về trạng thái ban đầu.
Cắt bỏ toàn bộ tử cung, chỉ chừa lại 2 buồng trứng với những trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc sản phụ đã lớn tuổi, không có ý định sinh thêm con.
Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng kháng sinh để vết mổ nhanh lành, tránh viêm nhiễm lại.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Lưu ý khi chăm sóc vết mổ cho mẹ sau sinh tránh nhiễm trùng
Sau sinh mổ, mẹ bỉm cần lưu ý những vấn đề dưới đây để chăm sóc vết mổ đúng cách để tránh nhiễm trùng, gây hại cho sản phụ:
Vệ sinh sạch sẽ vết mổ hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trước khi vệ sinh vết mổ, cần rửa sạch tay và đảm bảo dụng cụ được khử khuẩn sạch.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sốt, chảy máu, chảy nhiều dịch… từ vết mổ cần đi khám ngay.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn gì để vết mổ sau sinh mau lành. Mẹ cũng hạn chế ăn đồ nếp vì dễ mưng mủ, không nên ăn da gà vì có thể gây ngứa vết mổ.
Không nên cào, gãi vết mổ khi bị ngứa vì vết mổ đang lên da non, cào gãi có thể gây chảy máu, nhiễm khuẩn.
Không bôi mỡ, kem bôi da… lên vết mổ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Luôn giữ vết mổ khô ráo, nếu vết mổ ướt, dùng khăn mềm thấm khô.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố quan trọng hỗ trợ mẹ nhanh hồi phục vết thương hơn. Trong đó, với những vi chất thiết yếu: sắt, canxi dha cho mẹ sau sinh… mẹ nên bổ sung đầy đủ qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Tóm lại, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm trùng sau sinh, mẹ cần đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán kịp thời. Tùy vào mức độ nhiễm trùng cũng như sức khỏe của sản phụ, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh
Khi bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh, chị em thường sẽ gặp phải những dấu hiệu dưới đây:
Sốt cao, từ 38,5 độ trở lên
Tăng mức độ đau nhức vết mổ
Kích thước và màu sắc vết mổ thay đổi
Chảy dịch vàng hoặc xanh, có mùi hôi từ vết mổ ra
Khả năng hồi phục kém
Chảy máu khi tiếp xúc vết mổ
Xuất hiện các vệt đỏ hoặc có bọng gần vết mổ
Mẹ bỉm có cảm giác mệt mỏi kéo dài
Những triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc lần lượt, từ vài giờ đến vài tuần sau khi sinh mổ. Chị em cần chủ động quan sát cơ thể mình để phát hiện bất thường và đi khám sớm.
Nhiễm trùng vết mổ sau sinh điều trị như thế nào?
Có 2 phương pháp điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh phổ biến, thường được áp dụng là:
Điều trị nội khoa
Với các trường hợp nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh là ưu tiên hàng đầu để đánh bại vi khuẩn, vi trùng gây viêm nhiễm. Kháng sinh có thể là đường uống, đường truyền tĩnh mạch… Bên cạnh đó, sản phụ sẽ được kê thêm thuốc tăng co hồi tử cung để giúp quá trình hồi phục sau sinh diễn ra nhanh hơn.
Theo thống kê, có đến 90 – 95% bệnh nhân được điều trị thành công bằng nội khoa. Sản phụ sẽ hết sốt sau 24 – 48 giờ, các triệu chứng khác cũng cải thiện dần dần. Nếu không cắt sốt, cần xem lại khả năng đáp ứng kháng sinh và có thể chuyển đổi kháng sinh khác để tăng hiệu quả điều trị.
Phẫu thuật
Với những trường hợp không đáp ứng kháng sinh, nhiễm trùng nặng, có dấu hiệu bụng ngoại khoa thì bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật có thể là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung.
Bảo tồn: Chỉ cắt bỏ phần cơ tử cung bị viêm nhiễm. Phần còn lại sẽ bảo tồn, điều trị tích cực để trở về trạng thái ban đầu.
Cắt bỏ toàn bộ tử cung, chỉ chừa lại 2 buồng trứng với những trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc sản phụ đã lớn tuổi, không có ý định sinh thêm con.
Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng kháng sinh để vết mổ nhanh lành, tránh viêm nhiễm lại.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Lưu ý khi chăm sóc vết mổ cho mẹ sau sinh tránh nhiễm trùng
Sau sinh mổ, mẹ bỉm cần lưu ý những vấn đề dưới đây để chăm sóc vết mổ đúng cách để tránh nhiễm trùng, gây hại cho sản phụ:
Vệ sinh sạch sẽ vết mổ hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trước khi vệ sinh vết mổ, cần rửa sạch tay và đảm bảo dụng cụ được khử khuẩn sạch.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sốt, chảy máu, chảy nhiều dịch… từ vết mổ cần đi khám ngay.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn gì để vết mổ sau sinh mau lành. Mẹ cũng hạn chế ăn đồ nếp vì dễ mưng mủ, không nên ăn da gà vì có thể gây ngứa vết mổ.
Không nên cào, gãi vết mổ khi bị ngứa vì vết mổ đang lên da non, cào gãi có thể gây chảy máu, nhiễm khuẩn.
Không bôi mỡ, kem bôi da… lên vết mổ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Luôn giữ vết mổ khô ráo, nếu vết mổ ướt, dùng khăn mềm thấm khô.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố quan trọng hỗ trợ mẹ nhanh hồi phục vết thương hơn. Trong đó, với những vi chất thiết yếu: sắt, canxi dha cho mẹ sau sinh… mẹ nên bổ sung đầy đủ qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Tóm lại, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm trùng sau sinh, mẹ cần đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán kịp thời. Tùy vào mức độ nhiễm trùng cũng như sức khỏe của sản phụ, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.