Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Những điều quan trọng về thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ

danhchobe

Thành viên cấp 1
Tham gia
19/6/21
Bài viết
334
Thích
0
Điểm
16
#1
Những điều quan trọng về thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ
Khi tròn 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu sẵn sàng cho việc đón nhận các loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ để có thể chuẩn bị tốt nhất cho những giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó trong 6 tháng đầu tiên trẻ vẫn đủ sắt do được dự trữ sẵn trong giai đoạn còn là bào thai. Sau 6 tháng số sắt dự trữ đã hết, bé cần được bổ sung từ thực phẩm vì cơ thể không thể tự tổng hợp được sắt. Nếu không được bổ sung sắt kịp thời bé có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt gây suy nhược cơ thể và suy giảm khả năng miễn dịch khiến bé có thể dễ dàng mắc bệnh chỉ gặp ở trẻ sơ sinh.
Vì thế, sau khi được tròn 6 tháng trẻ cần được ăn dặm với chế độ ăn hợp lý, đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Những dưỡng chất cần thiết cho trẻ thuộc 4 nhóm: Tinh bột, protein, chất béo, chất xơ. Chế độ ăn có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ, cũng như có thể giúp trẻ tăng cường khả năng tiêu hóa hiệu quả.
Nguyên nhân mẹ nên cho con ăn dặm đúng thời điểm
Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. WHO khuyến cáo mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh vì chỉ đến khi này hệ tiêu hóa của trẻ mới bước vào hoạn thiện, bắt đầu có thể hấp thụ tương đối thực phẩm đặc hơn và có cấu tạo phức tạp hơn sữa mẹ. Cho trẻ ăn dặm quá sớm cơ thể khiến trẻ đối diện với sự tác động tiêu cực lên sức khỏe và sự phát triển toàn diện.
  • Thận và dạ dày của trẻ có nguy cơ bị tổn thương cao do phải chịu quá nhiều áp lực trong khi enzyme tiêu hóa chưa đầy đủ cả về số lượng và loại để phân hủy dưỡng chất có trong thực phẩm. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa khác.
  • Lưỡi, cơ hàm, hầu, họng của trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa phối hợp ăn ý, phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa khiến trẻ dễ bị nghẹn, sặc khiến thực phẩm tràn vào đường thở gây tắc nghẽn.
  • Trẻ dễ mắc bệnh béo phì vì bổ sung quá nhiều dưỡng chất.
  • Trẻ dễ bị dị ứng thực phẩm vì các chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ có cơ địa nhạy cảm.
  • Chất lượng giấc ngủ của bé bị giảm sút.
  • Trẻ bú ít hoặc trẻ lười bú mẹ dễ bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng, thiết yếu chỉ có trong sữa mẹ khiến khả năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm, quá trình phát triển cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 

Đối tác

Top