Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Những kinh nghiệm thâm sâu khi nuôi tảo khuê trong ao nuôi tôm

VFT Group

Thành viên cấp 1
Tham gia
23/10/23
Bài viết
14
Thích
0
Điểm
1
#1
Chăn nuôi thủy sản thải nước ra ao hồ là việc bà con dễ gặp nhiều rắc rối với sở tài nguyên môi trường nhất. Phần lớn các chất thải trong ao nuôi đặc biệt là tôm thường là các thức ăn dư thừa, vỏ tôm, chất thải của tôm. Sau 1 thời gian tích tụ tại đáy ao sẽ trở thành bùn và khi thải ra sông không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước sông nơi đó. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm ta phải giảm lượng thức ăn nông nghiệp cho tôm ăn bằng cách thay thế bằng nguồn thức ăn tự nhiên tảo khuê. Qua bài viết này VFT sẽ giới thiệu sơ lược qua về tảo khuê và hướng dẫn cách kích thích sinh khối tảo khuê
Nguồn: gây màu tảo khuê

Cách gây màu tảo khuê bằng chế phẩm vi sinh Bio Active

Đầu tiên phải kể đến cách nuôi tảo khuê bằng vi sinh Bio Active, hiện nay đây được giới chuyên gia coi là phương pháp hiện đại nhất với nhiều công dụng và không tác dụng phụ. Trong Bio Active có chứa các chủng vi sinh có lợi cho tảo khuê phát triển, ngoài ra các chủng vi sinh này còn có thể phân hủy các chất thải hữu cơ để tạo môi trường nước sạch sẽ hạn chế dịch bệnh từ các vi khuẩn.

Quy trình cách gây màu nước tảo khuê cho ao nuôi nên được tiến hành trước khi thả tôm. Bà con thực hiện như sau:
– Nguồn nước cấp đã được xử lý kỹ sau khoảng 3 ngày thì bắt đầu đánh men vi sinh Bio Active để gây màu tảo khuê. Ao lên màu tảo khuê được khoảng 3 ngày thì bà con có thể thả giống.
– Liều lượng: 1 lít Bio Active cho khoảng 10.000m3 nước, đánh định kỳ 5-7 ngày/lần (tháng đầu thả giống) và 3-5 ngày/lần (từ tháng thứ 2 trở đi).
– Cách sử dụng rất đơn giản, bà con chỉ cần pha Bio Active với nước ao rồi tạt trực tiếp xuống ao, không cần ngâm ủ hay sục khí, rất tiết kiệm thời gian và công sức.
– Lưu ý: không pha Bio Active với nước ấm, nước nóng hoặc nước sinh hoạt (có chứa clo) sẽ làm chết các vi khuẩn có lợi.

Từ tháng thứ 2 đến khi thu hoạch, ao nuôi sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn do lượng thức ăn dư thừa và chất thải của tôm tích tụ. Lúc này tảo độc có cơ hội sinh sôi phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong ao. Ngoài ra, vi sinh Bio Active có khả năng phân hủy các chất hữu cơ tích tụ đáy ao giúp bà con kiểm soát lượng thức ăn dư thừa cũng như vỏ và chất thải của tôm.
Tham khảo thêm bài viết: cách cắt tảo lam

Cách gây tảo khuê bằng phân hóa học

Bà con sử dụng phương pháp bón phân hóa học cũng là 1 cách gây màu tảo khuê thì nên thực hiện 1 đến 2 tuần trước khi thả giống. Phân bón bị hấp thụ ở nền đáy ao do đó bà con cần tiến hành bón nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ, lặp lại từ 7 đến 10 ngày sẽ hiệu quả hơn. Sau mỗi lần bón phân thì quan sát mức độ phát triển của tảo khuê rồi điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Liều lượng phân bón sẽ phụ thuộc vào điều kiện môi trường của từng vùng miền và điều kiện thời tiết ở từng thời điểm trong năm.

Lưu ý:
  • Cách gây màu nước tảo khuê trong ao nuôi tôm bằng phân hóa học có hiệu quả nhanh chóng nhưng mất công sức, không bền, dễ sụp tảo. Khi tảo khuê tàn làm cho nước ao trong và các loại tảo độc có cơ hội sinh sôi phát triển.
  • Phân đạm (phân ure) có khả năng làm tăng nồng độ khí độc amoniac trong nước. Một phân tử phân urê tạo 2 phân tử NH3 rất có hại cho tôm nuôi. Do đó cần hạn chế sử dụng phân urê để gây tảo khuê trong ao nuôi tôm.
  • Những ao đã nuôi thời gian lâu hoặc đã sử dụng phân lân hạ phèn không nên dùng phân hóa học để gây màu nước tạo tảo khuê.
  • Phân bón hóa học dạng hạt thường sẽ bị rơi xuống đáy ao rồi tan từ từ vào nước. Nhưng thực tế, khi rơi xuống đáy ao chúng sẽ bị bùn đáy hấp thu nên khó tan trở lại vào nước. Vì vậy nên hòa tan phân bón dạng hạt với nước rồi mới phun xuống ao để gây màu tảo khuê.
 

Đối tác

Top