Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Nơi cư trú theo Luật Căn cước mới được xác định thế nào?

nttvy27

Thành viên cấp 1
Tham gia
11/12/23
Bài viết
132
Thích
0
Điểm
16
#1
Dự thảo thông tư của Bộ Công an nêu rõ các nguyên tắc xác định thông tin nơi cư trú trên căn cước, áp dụng từ 1-7.

Xem chi tiết tại đây

Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7 tới.

Một nội dung đáng chú ý tại dự thảo thông tư là quy định về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với thông tin về nơi cư trú.

Việc đổi nơi thường trú thành nơi cư trú trên thẻ căn cước theo đánh giá là nhằm phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền lợi cho tất cả người dân trong thực hiện thủ tục hành chính cũng như các giao dịch dân sự theo nhu cầu.

Mẫu thẻ căn cước được đề xuất áp dụng từ 1-7-2024 đối với công dân từ 6 tuổi. Ảnh: BCA

Ba nguyên tắc xác định thông tin nơi cư trú

Theo quy định tại Luật Căn cước mới, CCCD sẽ được đổi tên thành căn cước, các mục quê quán và nơi thường trú đổi thành nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú…
Tại dự thảo thông tư nêu rõ nguyên tắc xác định thông tin nơi cư trú trên căn cước. Cụ thể, thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi thường trú của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trong trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú nhưng có nơi tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi tạm trú của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú, nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi ở hiện tại của người được cấp thẻ đã được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Khi người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có thông tin về nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc khai báo thông tin về cư trú.


Sẽ có một số thay đổi trên mẫu thẻ căn cước được đề xuất áp dụng từ 1-7 so với CCCD hiện nay. Ảnh: PLO


Xử lý thế nào khi không thu thập được nơi sinh, quê quán?

Cũng theo dự thảo thông tư, Bộ Công an quy định việc giải quyết một số trường hợp không có hoặc không thu nhận được đầy đủ thông tin trên thẻ căn cước.
Theo đó, trường hợp thông tin về dân tộc, tôn giáo không có hoặc đã được thu thập nhưng công dân đề nghị cập nhật, điều chỉnh thì cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh theo quy định.

“Thông tin dân tộc, tôn giáo được cập nhật, điều chỉnh phải thuộc danh mục dân tộc, tôn giáo được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận” – Bộ Công an lưu ý thêm.
Còn trong trường hợp thông tin nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, quê quán không có hoặc không thu thập được đầy đủ địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, Bộ Công an quy định cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm yêu cầu người dân xuất trình giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp thể hiện các thông tin trên để cập nhật, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.

Trường hợp giấy tờ, tài liệu do người dân cung cấp không thể hiện hoặc thể hiện không đầy đủ địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì Cơ quan quản lý căn cước yêu cầu người dân cung cấp thông tin và có văn bản cam kết đối với các thông tin đã cung cấp.

Khi đó, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý hộ tịch kiểm tra, xác minh trước khi cập nhật, điều chỉnh để bảo đảm tính chính xác, thống nhất.
Dự kiến, thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ 15-52024, thay thế Thông tư 59/2021 của Bộ Công an và Nghị định 137/2015, Nghị định 37/2021.

Quy định trường hợp cấp, đổi căn cước lưu động

Ngoài ra, Bộ Công an còn yêu cầu cơ quan quản lý căn cước tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước lưu động với một số trường hợp.

Cụ thể, tổ chức cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước tại cơ quan, tổ chức khi có văn bản đề nghị và cơ quan quản lý căn cước có đủ điều kiện về phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn nhân lực thực hiện.

Tổ chức cấp thẻ căn cước tại chỗ ở của công dân đối với trường hợp người già yếu, bệnh tật, ốm đau, khuyết tật không thể đi lại và cơ quan quản lý căn cước có đủ điều kiện về phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn nhân lực thực hiện.

Nguồn: NGỌC MAI (Báo Pháp Luật TP.HCM - PLO)
 

Đối tác

Top