Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Hồ Chí Minh P3:Thoái Hóa Khớp Gối Là Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị Như Thế Nào?

dinhyduoc

Thành viên cấp 1
Tham gia
14/2/24
Bài viết
37
Thích
0
Điểm
6
#1
Điều trị thoái hóa khớp gối

Mỗi năm trôi đi, cơ thể lại thầm gửi đến cho ta những tín hiệu báo nguy, khớp gối cũng không ngoại lệ. Chính bởi sau tuổi trưởng thành, quá trình tổng hợp sụn của cơ thể bạn càng giảm, các tế bào sụn cũng không còn khả năng sinh sản và tự tái tạo. Vậy nên tình trạng thoái hóa khớp gối ở những người lớn tuổi là thường gặp hơn cả và được coi như “bệnh người già”.

Điều trị không dùng thuốc
  • Tránh cho khớp bị quá tải bởi vận động và cân nặng
  • Chế độ ăn uống giàu Canxi, protein, vitamin,..bổ sung thành phần tái tạo dịch khớp và tránh dầu mỡ, rượu bia.
  • Giảm cân giúp giảm tải đè ép lên khớp gối là điều dễ nhất với những bệnh nhân thừa cân
  • Tập thể dục giúp tăng cường sức cơ vùng chân, độ linh hoạt khớp gối. Vận động nhẹ nhàng trong các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe được khuyến khích.
  • Tránh các tư thế ngồi xổm, quỳ lâu, leo trèo gây quá tải sụn khớp, không để té ngã va đập vùng gối.
  • Vật lý trị liệu: giúp giảm đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục, nâng tầm hoạt động khớp gối như các bài tập chân, kích thích điện, siêu âm, xoa bóp, thủy trị liệu,..
  • Châm, cứu, thuốc đắp giúp giảm đau hiệu quả thông qua kích thích huyệt đạo, tăng lưu thông khí huyết vùng gối
Điều trị chuyên sâu

Điều trị bằng thuốc
  • Thuốc giảm đau bôi tại chỗ như Fastum Gel, Diclofenac bôi có tác dụng nhanh, an toàn
  • Thuốc giảm đau thông thường nhóm Acetaminophen( Paracetamol) hiệu quả ở thoái hóa mức độ nhẹ và trung bình
  • Thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID) khi các thuốc trên không hiệu quả, vd Celecoxib, Ibuprofen,..; cân nhắc ở bệnh nhân đau dạ dày.
  • Tiêm Corticoid vào khớp trong các bệnh nhân có thoái hóa khớp kèm viêm, tràn dịch khớp. Sau khi hút dịch mới tiến hành tiêm vào ổ khớp
    • Thuốc làm giảm quá trình thoái hóa và bồi dưỡng sụn khớp: Glucosamine sulphate 1500 mg/ ngày, Diacerein 50 mg x 2 viên/ ngày
    • Tiêm Hyaluronic acid (HA) vào ổ khớp: dùng thay thế dịch khớp, bảo vệ các tổ chức và cải thiện cấu trúc sụn khớp.
    • Các sản phẩm PEPTAN để bổ sung protein hồi phục xương dưới sụn. Kích thích tế bào sụn sản xuất chất căn bản tạo nên sụn và dịch khớp, tăng mật độ khoáng và sức bền của xương Vd Jex Max
Điều trị phẫu thuật

Trong các trường hợp thoái hóa khớp không cải thiện sau quá trình điều trị thuốc, thay đổi lối sống và tập phục hồi chức năng mà tổn thương khớp nặng nề. Các phẫu thuật này đòi hỏi độ khó và trình độ chuyên môn cao, cần được thực hiện tại cơ sở, bệnh viện chuyên khoa.
  • Mổ nội soi ổ khớp
Phẫu thuật này cho phép quan sát trực tiếp, sửa chữa tổn thương, làm sạch, rửa ổ khớp. Cụ thể như tiến hành ghép sụn cho tổn thương mất sụn, làm sạch ổ khớp, lấy bỏ những mảnh sụn bị bong nguy cơ gây kẹt khớp, hút rửa dịch viêm, kích thích mô khớp phát triển. Phẫu thuật này giúp giảm đau hiệu quả vì loại bỏ thương tổn tại chỗ, nhưng không chỉ định trên tất cả bệnh nhân.
  • Đục xương chỉnh trục
Chỉ định cho vài bệnh nhân trẻ tuổi mà lớp sụn của một ngăn khớp gối (trong hoặc ngoài) bị bào mòn và việc thoái hóa khớp gối gây biến dạng vẹo trong hoặc vẹo ra ngoài. Phẫu thuật này sẽ giúp chỉnh lại trục cơ học của khớp gối, tăng khả năng chịu lực lên ngăn còn lại không bị bào mòn lớp sụn. Sau phẫu thuật, cơn đau sẽ biến mất trong thời gian dài.
  • Thay khớp nhân tạo
Phương pháp này được tiến hành khi khớp đã hư nghiêm trọng, lớp sụn bào mòn nhiều. Bác sĩ sẽ cắt bỏ phần sụn bị mòn, đặt một khớp nhân tạo vào thay thế, đây là một lớp nhựa nhân tạo chịu lực tốt. Bệnh nhân sẽ hết đau khi đi lại, vận động khớp gối cũng linh hoạt hơn. Cân nhắc thực hiện dựa trên tuổi bệnh nhân vì có hạn 15 năm, thường tiến hành ở người trên 60 tuổi.

Phòng tránh thoái hóa khớp gối

Bệnh nhân cần được tư vấn đúng, chuẩn y khoa về bệnh để có những hiểu biết đúng đắn từ đó có chế độ ăn uống, sinh hoạt, thể dục hợp lý và tuân thủ, hợp tác điều trị với phương pháp phù hợp được bác sĩ đặt ra. Cụ thể:
  • Hãy ăn uống lành mạnh, nói không với rượu bia, giảm thiểu dầu mỡ, ăn nhiều thức ăn giàu Canxi, vitamin, protein,…
  • Kiểm soát tốt cân nặng, tập thể dục điều độ, nhẹ nhàng nhất là những bài tập tăng sức dẻo dai ở chân và gối. Hạn chế va chạm, chấn thương
  • Giữ tư thế đứng và ngồi đúng, không ngồi xổm, ngồi bó chân, quỳ lâu,… cần thay đổi tư thế mỗi 20-30 phút để cơ không bị mỏi.
  • Xoa bóp, ngâm chân để khí huyết lưu thông tốt
  • Khám sức khỏe định kỳ để không bỏ sót dấu hiệu bệnh
 

Đối tác

Top