- Tham gia
- 8/11/23
- Bài viết
- 2
- Thích
- 0
- Điểm
- 1
Câu hỏi: Phân biệt giữa thủ tục giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp?
Trả lời:
– Giống nhau:
+ Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
+ Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.
– Khác nhau:
Phá sản
Giải thể
Khái niệm
Phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
(Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản)
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền.Điều kiệnDoanh nghiệp được công nhận là phá sản khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện:
+ Có phạm vi hẹp, doanh nghiệp đã bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
+ Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
(Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản)
Doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
+ Theo quyết định của những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp.
+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Người có quyền nộp đơn Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
– Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần.
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.
(Điều 5 Luật Phá sản 2014)
Những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm:
– Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
– Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH.
– Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh.
(Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020)
Loại thủ tục Phá sản là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.Giải thế là một loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh.Thứ tự thanh toán Điều 53, 54 Luật Phá sản 2014 Khoản 5, 6 điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 Hậu quả pháp lý Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp (Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại). Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành.Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại. Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người bị quản lý điều hành không bị hạn chế.
Trả lời:
– Giống nhau:
+ Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
+ Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.
– Khác nhau:
Phá sản
Giải thể
Khái niệm
Phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
(Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản)
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền.Điều kiệnDoanh nghiệp được công nhận là phá sản khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện:
+ Có phạm vi hẹp, doanh nghiệp đã bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
+ Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
(Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản)
Doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
+ Theo quyết định của những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp.
+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Người có quyền nộp đơn Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
– Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần.
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.
(Điều 5 Luật Phá sản 2014)
Những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm:
– Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
– Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH.
– Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh.
(Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020)
Loại thủ tục Phá sản là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.Giải thế là một loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh.Thứ tự thanh toán Điều 53, 54 Luật Phá sản 2014 Khoản 5, 6 điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 Hậu quả pháp lý Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp (Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại). Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành.Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại. Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người bị quản lý điều hành không bị hạn chế.