Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Phân tích chiến lược Marketing của Nike CHI TIẾT 2023

Phongmarketingthuengoai

Thành viên cấp 1
Tham gia
17/6/23
Bài viết
7
Thích
0
Điểm
1
Nơi ở
399B Trường Ching, Tân Bình
Website
quangcaosieutoc.com
#1
Chiến lược Marketing của Nike là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu trên thị trường. Vậy thương hiệu thể thao Nike ứng dụng chiến lược tiếp thị như thế nào? Có những điều chỉnh gì so với quá khứ để thích nghi với nhu cầu khách hàng ngày nay? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu thật chi tiết ngay qua bài viết này nhé!

TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN NIKE
Giới thiệu các thông tin tổng quan về tập đoàn Nike, Inc.:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nike
Nike là tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ, tham gia thiết kế, phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán giày dép trên toàn thế giới. Đây cũng là nhà cung cấp giày và quần áo thể thao lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất thiết bị thể thao lớn với doanh thu vượt 64 tỷ đô la trong năm 2022.
25/1/1964, công ty được thành lập với tên Blue Ribbon Sports bởi Bill Bowerman và Phil Knight. Sau năm đầu tiên hoạt động, BRS đã bán được 1300 đôi giày chạy Nhật Bản và thu về 8000 đô la Mỹ. Năm 1966, công ty này mở cửa hàng bán lẻ giày đầu tiên tại Santa Monica, California. Năm 1967, nhờ liên tục gia tăng doanh số một cách chóng mặt, mở rộng cửa hàng phân phối và bán lẻ của mình ra vùng Bờ Biển Đông, Wellesley, Massachusetts.
Tới năm 1971, Blue Ribbon Sports chuẩn bị tung ra dòng sản phẩm giày riêng với Swoosh logo ở cạnh bên, được thiết kế bởi Carolyn Davidson. Logo này được đăng ký bản quyền sở hữu vào 22/1/1974.
Ngoài sản xuất quần áo và dụng cụ thể thao, Nike còn điều hành cửa hàng bán lẻ Niketown. Công ty tài trợ cho rất nhiều vận động viên và câu lạc bộ nổi tiếng trên thế giới với thông điệp “Just do it” và logo Swoosh. Vào năm 1971, Blue Ribbon Sports đổi tên thành Nike, Inc.

2. Thị trường khách hàng Nike
Thị trường mục tiêu của Nike được phân khúc thành 3 nhóm chính:
Sang trọng
  • • Lợi ích tìm kiếm: Chất lượng sản phẩm cao. Mẫu mã đẹp, sang trọng, thể hiện đẳng cấp, cái tôi cá nhân.
  • • Hành vi tiêu dùng: Siêu thị, đại lý độc quyền, trung tâm thương mại, online.
  • • Mức độ lòng trung thành khách hàng: Tương đối cao.
  • • Thu nhập: Cao.
Năng động
  • • Lợi ích tìm kiếm: Chất lượng sản phẩm bền, tốt. Phom dáng trẻ trung, năng động, nhiều màu sắc. Mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu giới trẻ.
  • • Hành vi tiêu dùng: Siêu thị, cửa hàng, đại lý độc quyền, trung tâm thương mại, online.
  • • Mức độ lòng trung thành của khách hàng: Trung bình.
  • • Thu nhập: Trung bình, khá.
Giản dị
  • • Lợi ích tìm kiếm: Chất lượng tốt, mẫu mã đơn giản, cơ bản, phù hợp với nhiều trang phục.
  • • Hành vi tiêu dùng: Chợ, siêu thị, cửa hàng, đại lý, online.
  • • Mức độ lòng trung thành của khách hàng: Thấp.
  • • Thu nhập: Trung bình, thấp.
3. Khách hàng mục tiêu của Nike là ai?
Khách hàng mục tiêu của Nike được phân khúc thành 3 phần cụ thể là:
Nhân khẩu học
  • • Giới tính: Cả nam và nữ (dù nam (67,4%) có xu hướng mua nhiều hơn nữ (32,6%) nhưng khoảng cách giữa 2 giới tính này đang được thu hẹp).
  • • Vị trí địa lý: Ở những khu vực có nhiều người hâm mộ, yêu thích bóng đá như: Mexico, Brazil, Anh, Úc,...
  • • Tuổi: Từ 24-39 tuổi (Millennials) và từ 9-24 tuổi (Gen Z). Những người trong độ tuổi từ 18-44 (84%) sẽ mua sản phẩm của Nike nhiều nhất, bao gồm giày thể thao, quần áo, đồ thể thao.
  • • Thu nhập: Thuộc nhóm A Class (15-150 triệu VNĐ).
  • • Tình trạng hôn nhân: Những thanh thiếu niên trẻ tuổi độc thân và những khách hàng trung niên có gia đình.
Tâm lý học
Nike chọn những người hiểu và hướng đến lối sống năng động. Xoay quanh bất kỳ ai có thân hình cân đối, muốn trở thành vận động viên, thường xuyên nghĩ về, xem hoặc chơi thể thao.
Hành vi
Giới trẻ yêu thích thể thao, tập luyện. Thế hệ Millennials mua giày cho con của họ, khuyến khích trẻ tham gia thể thao.
 

Đối tác

Top