Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Phượng Hoàng - Chu Tước - Hỏa Điểu - Đan Điểu

gothanhvinh470

Thành viên cấp 1
Tham gia
12/3/20
Bài viết
54
Thích
0
Điểm
6
#1
Phượng Hoàng (Chu Tước) là một trong Tứ Đại Thần Thú, 3 thần thú còn lại là Thanh Long, Huyền Vũ và Bạch Hổ. Phượng Hoàng được dân gian tôn sùng như một linh thú đầy quyền năng, cai quản phương Nam và tượng trưng cho mùa hạ.

Phượng Hoàng có hình dạng là một chú chim to lớn, toàn thân sắc đỏ son, có khi đỏ cam hoặc hoàng kim lấp lánh ánh sáng mặt trời. Lông đuôi dài, có khoan ngũ sắc giống với chiếc lông đuôi của chim công.
Xung quanh Phượng Hoàng tỏa ra nhiệt khí, hỏa quang ấm áp tựa như ánh nắng ban mai. Ánh sáng ấy có khả năng xoa dịu sự cô độc, nỗi đau khổ bi thương cả thể xác lẫn tinh thần của những ai tiếp cận. Từ điểm này, Phượng Hoàng được xem là biểu tượng của tình yêu thương hòa ái, sự phúc lạc, sự cứu giúp, chữa lành.

Phượng Hoàng khi mang thân xác hữu hình nơi Hạ Giới thì có thọ mệnh, có khả năng tái sinh từ thân xác đã chết. Từ xác thân hữu hoại đó, một ánh lửa thiêng liêng sẽ bộc phát rồi Phượng Hoàng tái sinh từ ngọn lửa ấy. Với tính chất này, Phượng Hoàng tượng trưng cho điềm lành, bất diệt, trường tồn vĩnh cửu. Diệt rồi lại sinh, tuần hoàn linh hoạt. Người xưa xem hiện tượng Phượng Hoàng xuất hiện chính là báo hiệu điềm lành của Thánh Chúa ra đời, thái bình thịnh trị.

Phượng Hoàng là linh điểu hiền lành, thánh thiện, ưa thích việc lành, chỉ dùng hoa quả và hấp thu ánh nhật nguyệt để làm năng lượng sinh tồn, lại có đức hy sinh xả thân cứu giúp muôn sinh.

Tiếng hót của Phượng Hoàng là loại âm thanh vi diệu của cõi Thiên, cho nên những sinh linh nào hữu duyên may mắn nghe được tiếng hót ấy liền cảm thấy an lạc, thân tâm hoan hỷ, vui sống hồn nhiên.

Phượng Hoàng thích an trú đơn độc ở những nơi hoang vu, thanh tĩnh, núi đá cheo leo hiểm trở, làm một vị minh vương cao quý của các loài chim. Mỗi một khu vực rộng lớn chỉ có một cá thể Phượng Hoàng mà thôi.
Vì lẽ đó, trong dân gian tin rằng Phượng Hoàng rất hiếm nên các vị linh điểu này sẽ ngao du khắp nơi để tìm tri âm, tri kỷ của mình. Từ lý thuyết này, trong thi ca cổ nhân có câu: “Phượng hề Phượng hề quy cố hương, ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng”, tạm dịch là “Phượng ơi, Phượng hỡi, về quê xưa, đi khắp bốn bể mong gặp Hoàng.”
Người xưa gọi Phượng Hoàng trống là Phượng, chim mái là Hoàng. Ngoài ra, còn một cách gọi khác nữa về một cặp chim Phượng Hoàng là chim Phượng Hoàng là chim trống, Thanh Loan là chim mái. Thanh Loan có hình dạng và các tính chất giống với Phượng Hoàng, chỉ khác ở chỗ toàn thân có sắc xanh da trời và tượng trưng cho tính Thủy. Thế nên Phượng Hoàng trở thành biểu tượng của tình duyên, tri âm tri kỷ tìm thấy một nửa của mình, gặp lại nhau giữa đời.

Xem thêm tại: https://gothanhvinh.com/blogs/phong-thuy/phuong-hoang-chu-tuoc
 

Đối tác

Top