Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Phương Tây đau đầu vì dân 'nổi loạn', tiệc tùng bất chấp virus corona

nguyenthuhang88

Thành viên cấp 1
Tham gia
17/11/19
Bài viết
1,128
Thích
1
Điểm
38
#1
Cece Guida, 19 tuổi, được người bạn Sam Reddick, 20 tuổi, cõng trên vai tại bãi biển Pompano, bang Florida, Mỹ, ngày 17/3 vừa qua. Nhiều sinh viên đổ đến bãi biển tiệc tùng trong kỳ nghỉ xuân như một cách để phản đối các biện pháp hạn chế đi lại và khuyến cáo không tập trung đông người của chính phủ Mỹ.

Trước tình trạng vẫn còn nhiều người dân không nghe theo khuyến cáo hạn chế tụ tập đông người, Thống đốc Florida, ông Ron DeSantis, buộc phải ban bố lệnh đóng cửa tất cả quán bar trong vòng 30 ngày. Nhiều bãi biển ở Florida cũng đóng cửa, không cho người đến vui chơi, kêu gọi thực hành hạn chế tiếp xúc xã hội.

Tình trạng người dân "nổi loạn" trước lệnh cấm của chính phủ, xem thường mối nguy hiểm từ virus corona, xảy ra không chỉ tại Florida mà còn ở nhiều bang tại Mỹ và nhiều nước phương Tây. Ngày 22/3 vừa qua, số người tập trung tại các bãi biển của Florida vượt mốc 13.000 người. Không chỉ sinh viên và thanh nhiên, nhiều người dẫn cả gia đình ra biển bất chấp các khuyến cáo tránh tập trung đông người.

Nhiều bang ở Mỹ đang đau đầu khi người dân vẫn dửng dưng. Thống đốc New York, ông Andrew Cuomo nhấn mạnh hơn 50% số ca nhiễm virus corona tại bang nằm trong độ tuổi 18-49. "Các bạn không phải siêu nhân và nữ siêu nhân. Bạn có thể vô tình làm hại những người mình yêu thương, hoặc một ai đó mà mình không hề quen biết. Cách ly xã hội thật sự hiệu quả và nó cần được thực hành ở mọi nơi", ông nói.


Bất chấp cảnh báo từ các quan chức chính phủ về hạn chế tụ tập đông người, du khách vẫn đổ đến bão biển Isle of Palms, thuộc thành phố South Carolina. Bãi biển vào ngày 20/3 vẫn đông nghịt người. Lo ngại trước nguy cơ lây nhiễm, chính quyền bang buộc phải ban bố lệnh hạn chế ra bãi biển từ 7h00-19h00 mỗi ngày, bắt đầu có hiệu lực từ 21/3..

Ông Markus Soeder, Thống đốc bang Bavaria, miền Nam nước Đức, cho biết "vẫn còn nhiều buổi tiệc corona" được tổ chức tại địa phương. Ông chỉ trích người trẻ tuổi không chỉ tiệc tùng mà còn có thái độ kỳ thị khi "ho vào mặt người già, hét lớn 'corona' chỉ để cho vui, và điều đặc biệt đáng lo ngại là số lượng nhóm như vậy đang tăng".

Dù lệnh phong tỏa toàn quốc đã có hiệu lực từ ngày 17/3, người dân Pháp trong nhiều ngày vẫn không chịu ở yên trong nhà. Khuyến cáo chỉ ra đường cho những việc cần kíp từ chính phủ không được tuân thủ. Tổng thống Emmanuel Macron ngày 20/3 phải điều động các lực lượng an ninh đến nhiều nhà ga để ngăn người dân rời thành phố về vùng quê hoặc ra bãi biển nghỉ mát, kéo theo nguy cơ lây lan virus đến nông thôn.
Những người "nổi loạn" trước biện pháp hạn chế đi lại ở phương Tây gồm người trẻ tuổi đã quen với sự sôi động, đến những gia đình khá giả và có điều kiện rời khỏi thành phố đến biệt thự của họ ở vùng quê hoặc bãi biển. Ở Italy, dù số người chết vì virus corona đang cao nhất thế giới, nhiều người vẫn làm trái lệnh phong tỏa, ra đường đổi khí hoặc đến thăm bạn bè.

Tại Tây Ban Nha, nước có số ca nhiễm cao thứ 2 châu Âu, chỉ sau Italy, cảnh sát quốc gia phải dùng đến trực thăng để phát giác những cuộc tụ tập ngoài đường. Thông tin sau đó được chuyển đến lực lượng khu vực đển triển khai người đến giải tán đám đông. Người dân vẫn tìm cách lách luật, đặc biệt là quy định cho phép dắt thú nuôi ra đường trong thời gian ngắn. Một người ở Catalonia còn tranh thủ dắt lừa theo để ông được ra khỏi nhà một cách hợp pháp.

Tình trạng chống đối lệnh hạn chế đi lại ở Pháp không chỉ dừng ở mức dửng dưng trước lệnh cấm. Ở ngoại ô thủ đô Paris, một cảnh sát bị hành hung khi đang thực thi lệnh cấm người dân ra đường tại khu Clichy-Sous-Bois. Ở Lyon, đám đông gây sức ép và dọa nhổ vào người các cảnh sát tìm cách giải tán họ, buộc lực lượng chức năng phải rút khỏi hiện trường.

sửa máy tính tại nhà quận bình thạnh

sửa máy tính tại nhà quận 4
Pháp đã điều động gần 100.000 nhân viên an ninh để thực thi lệnh phong tỏa toàn quốc, đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền người dân ở nhà và cảnh báo lệnh phong tỏa có thể kéo dài hơn 2 tuần nếu như số ca nhiễm ở nước này tiếp tục tăng. Hơn 1,7 triệu lượt kiểm tra hành chính được tiến hành trong 5 ngày qua, với hơn 22.500 người bị xử phạt, theo thông báo của Bộ Nội vụ Pháp.
Philippe Klein, lãnh đạo Phòng khám Quốc tế Vũ Hán, một trong những chuyên gia y tế nước ngoài ở lại tâm dịch của Trung Quốc, nói ông vô cùng lo ngại khi người dân ở quê hương vẫn còn chủ quan. Ông kêu gọi người dân Pháp tuân thủ lệnh hạn chế triệt để "với sự dũng cảm, kiên nhẫn và đoàn kết" như những gì đã diễn ra tại Vũ Hán.
 

Đối tác

Top