Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

biggercranes

Thành viên cấp 1
Tham gia
26/10/21
Bài viết
21
Thích
0
Điểm
1
Nơi ở
Số 3, 195/2 đường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội
Website
cranesvn.com
#1
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường đối với các thiết bị nâng kiểu cầu (bao gồm: cầu trục, cổng trục, bán cổng trục và pa lăng điện) thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
  • Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định.
  • Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm: Máy kinh vĩ, Tốc độ kế (máy đo tốc độ), Thiết bị đo khoảng cách, Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học, Lực kế hoặc cân treo, Thiết bị đo điện trở cách điện, Thiết bị đo điện trở tiếp địa, Thiết bị đo điện vạn năng, Ampe kìm, Máy thủy bình (nếu cần).
TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
  • Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
  • Kiểm tra bên ngoài:
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.
  • Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau: Kết cấu kim loại của thiết bị nâng, các mối hàn, mối ghép đinh tán (nếu có), mối ghép bulông của kết cấu kim loại, buồng điều khiển, thang, sàn và che chắn
  • Móc và các chi tiết của ổ móc (Phụ lục 13A,13B,13C TCVN 4244: 2005)
  • Kiểm tra cáp và loại bỏ theo TCVN 10837:2015
  • Các bộ phận cố định cáp: đáp ứng yêu cầu của nhà chế tạo hoặc tham khảo Phụ lục 18C, 21 TCVN 4244: 2005
  • Puly, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc (Phụ lục 19A, 20A, 20B TCVN 4244: 2005)
  • Đường ray (Phụ lục 5 TCVN 4244 : 2005); – Các thiết bị an toàn (hạn chế chiều cao nâng, hạ; hạn chế di chuyển xe con, máy trục; thiết bị chống quá tải)
  • Kiểm tra điện trở nối đất không được quá 4,0Ω, điện trở cách điện của động cơ điện không dưới 0,5 MΩ (điện áp thử 500V)
  • Các phanh phải kiểm tra theo quy định tại mục 1.5.3.3 TCVN 4244:2005.
  • Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được lắp đặt theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật thiết bị và đáp ứng các yêu cầu
  • Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải: Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị, bao gồm: tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu; – Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 (ba) lần.
  • Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế. 8.3. Các chế độ thử tải – Phương pháp thử:
  • Thử tĩnh: – Thử tĩnh thiết bị nâng kiểu cầu được thực hiện theo mục 4.3.2- TCVN 4244: 2005. – Tải trọng thử bằng: 125% Qtk hoặc bằng 125% Qsd, trong đó:
  • Qtk: tải trọng thiết kế
  • Qsd: tải trọng do đơn vị sử dụng yêu cầu (tải trọng do đơn vị sử dụng yêu cầu phải nhỏ hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị).
  • Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong 10 (mười) phút treo tải, tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác (mục 4.3.2- TCVN 4244 : 2005).
  • Thử động: – Thử động thiết bị nâng căn cứ vào loại thiết bị và được thực hiện theo các mục 4.3.2- TCVN 4244:2005; Tải trọng thử bằng: 110% Qtk hoặc bằng 110% Qsd. Tiến hành nâng và hạ tải trọng thử ba lần và phải kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu khác ứng với tải đó. Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư hỏng khác.
  • Đối với thiết bị nâng hoạt động trong môi trường đặc biệt:
  • Những thiết bị nâng chỉ dùng để nâng hạ tải (nâng cửa ống thủy lợi, cửa ống thủy điện) thì: – Thử tĩnh, Có thể thử động với tải trọng bằng 110% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị (mục 4.3.2- TCVN 4244: 2005) khi không di chuyển thiết bị và xe con. Tiến hành nâng và hạ tải đó ba lần và phải kiểm tra hoạt động của các cơ cấu nâng, hạ ứng với tải đó. Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác.
  • Khi thử tĩnh và thử động những cầu trục phục vụ các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, trạm thủy lợi cho phép sử dụng thiết bị chuyên dùng để tạo tải trọng thử mà không cần dùng tải (thông thường dùng các xy lanh – pít tông thủy lực để tạo tải trọng thử)
  • Trường hợp này cơ sở sử dụng hoặc nhà cung cấp, lắp đặt thiết bị phải lập quy trình vận hành thiết bị tạo tải trọng thử và phải được xác nhận giữa các bên liên quan. Tất cả các thiết bị đo lường, bảo vệ liên động và an toàn của thiết bị tạo tải trọng thử phải được kiểm tra theo đúng quy định. – Thử tĩnh – Thử động với tải thử 110% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị phải được tiến hành không ít hơn 01(một) vòng quanh tang.
  • Tiếnhành nâng và hạ tải đó ba lần và phải kiểm tra hoạt động của các cơ cấu nâng, hạ ứng với tải đó. Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác
XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
  • Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo quy trình này.
  • Thông qua biên bản kiểm định:
  • Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
  • Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền
  • Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định
  • Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
  • Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
  • Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị nâng kiểu cầu (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
  • Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị nâng kiểu cầu đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
  • Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
  • Khi thiết bị nâng kiểu cầu có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị nâng kiểu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
  • Khi thiết bị nâng kiểu cầu có kết quả kiểm định không đạt và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị nâng kiểu cầu không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó, đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị nâng kiểu cầu.
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
  • Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với thiết bị nâng kiểu cầu có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở
  • . Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.
Lắp đặt cầu trục ở đâu uy tín – chất lượng – giá rẻ ?
Giá ở đâu rẻ nhất thì giá tại Biggercranes rẻ hơn, Vì sao:
  • Uy Tín: Với hơn 1000 khách hàng trong nước như: Các doanh nghiệp hàn quốc tại việt nam, doanh nghiệp tư nhân và ngoài nước như Lào, Campuchia, Myanma, đã hài lòng, và hợp tác cùng chúng tôi.
  • Tư vấn, báo giá nhiệt tình, chu đáo, hình ảnh sản phẩm được báo giá bằng 3D, mang tính trực quan cao để khách hàng dễ hình dung sản phẩm
  • Chất Lượng: Trang thiết bị máy móc hiện đại: Máy gá dầm, máy cắt CNC, máy hàn laze, máy hàn bán tự động nên Chất lượng đạt mọi tiêu chuẩn nâng hạ Việt Nam( có thể đạt chuẩn G7)
  • Kinh Nghiệm: 12 năm kinh nghiệm trong nghề, cùng với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao, chúng tôi bảo đảm 100% mọi bài toán về thiết bị nâng hạ sẽ được giải với đáp án hài lòng nhất cho quý vị.
  • Chữ Tâm: Trao Trọn Chữ TÍN
  • Thời gian giao hàng: Từ 5 đến 15 ngày với các thiết bị tiêu chuẩn, các loại tải trọng lớn thời gian chế tạo sẽ tùy vào thực tế sản xuất của nhà máy và được 2 bên thống nhất.
  • Dịch vụ sau bán hàng:Chuyên nghiệp, Bảo hành, bảo trì, luôn có mặt trong vòng 8 tiếng
  • Không những thế tại Cranesvn, chúng tôi đã và đang là đơn vị duy nhất tại Việt Nam mà quý khách có thể?
* Liên lạc, tư vấn, báo giá: 24/24
* Theo dõi tiến độ sản xuất qua camera liên tục 24/24
* Kiểm tra thiết bị mọi lúc từ khâu chọn thép, chọn sơn, chọn tủ điện, chọn que hàn, đến khâu sơn thành phẩm, dán logo, bảo quản để giám sát, bảo đảm hoàn hảo tới từng con bulong, ốc vít và mối hàn nhỏ nhất.

1 LẦN NỮA HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI KHI QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU LẮP ĐẶT CẦU TRỤC THEO THÔNG TIN BÊN DƯỚI:

CÔNG TY TNHH CN XÂY DỰNG BIGGER
Tư vấn bán hàng: 0984826686
Hỗ trợ kỹ thuật: 0935233868
Email: biggercranes@gmail.com
 

Đối tác

Top