Rằm tháng Giêng là một dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt. Thể hiện tầm quan trọng đó, ông cha ta có câu nói “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Vậy ngày rằm này có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao? Bạn đã biết cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn chưa? Cùng tìm hiểu với Đất Việt Medical nhé!
Rằm tháng Giêng là ngày mấy?
Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt. Ngày rằm này diễn ra từ cuối ngày 14 đến hết ngày 15 tháng 1 âm lịch hàng năm. Tức là, từ đêm trước ngày rằm thì người người nhà nhà đã tất bật chuẩn bị mâm cỗ cúng trước đó rồi.
Năm nay, Tết Nguyên tiêu năm Giáp Thìn rơi vào thứ Bảy, ngày 24/02/2024 của dương lịch. Bạn có thể xem xét để lên kế hoạch và thời gian chuẩn bị mâm cúng hợp lý nhất.
Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng
Về nguồn gốc, hiện tại dân gian có cách giải thích rằng Tết Nguyên Tiêu được bắt nguồn từ công việc đồng áng của người dân. Theo đó, cứ sau ngày 15 tháng 1 âm lịch thì công việc cày bừa của vụ lúa mới sẽ bắt đầu. Người nông dân khắp nơi tất bật đi làm đồng. Do đó, họ thường tổ chức lễ cúng nhằm tỏ lòng với tổ tiên, cầu cho một năm làm việc năng suất, mùa màng bội thu.
Tuy nhiên, cũng có nhiều cách lý giải khác như lý giải của TS Trần Long - giảng viên của khoa Văn hóa học, công tác tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM). Ông cho rằng Tết Nguyên tiêu của Việt Nam bắt nguồn từ ngày Tết 15/01 âm lịch của Trung Quốc.
Theo tiến sĩ, có rất nhiều câu chuyện và tài liệu về ngày Tết tiêu tồn tại. Trong số đó, câu chuyện về con thiên nga của thiên đình là câu chuyện được kể và lưu truyền rộng rãi nhất. Cụ thể, câu chuyện có thể được kể tóm tắt như sau: Ngày xưa, có một con thiên nga của thiên đình bay xuống dưới trần gian, không may bị thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng khi nghe tin đã nổi giận, sau đó sai thiên binh đến phóng hỏa và thiêu rụi mọi thứ ở trần gian vào đúng ngày 15/01 âm lịch. Rất may rằng, có một vị thần tiên thương dân nên đã chỉ cho dân thoát nạn bằng cách treo những đèn lồng đỏ trước cửa nhà. Đến nay, Trung Quốc vẫn giữ tục lệ này vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm.
Ngoài ra, còn có một thuyết nữa cho rằng do vua Hán Văn Đế lên ngôi vào ngày 15 tháng Giêng. Nên hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng 1 âm lịch là nhà vua hay xuất cung vui chơi với dân chúng. Chữ “dạ” (nghĩa là “đêm”) thời đó được đọc là “tiêu” nên mới gọi là Tết Nguyên tiêu (đêm rằm đầu tiên của năm mới).
Xem thêm: https://datvietmedical.com/ram-than...-cach-cung-tet-nguyen-tieu-day-du-nid125.html
Rằm tháng Giêng là ngày mấy?
Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt. Ngày rằm này diễn ra từ cuối ngày 14 đến hết ngày 15 tháng 1 âm lịch hàng năm. Tức là, từ đêm trước ngày rằm thì người người nhà nhà đã tất bật chuẩn bị mâm cỗ cúng trước đó rồi.
Năm nay, Tết Nguyên tiêu năm Giáp Thìn rơi vào thứ Bảy, ngày 24/02/2024 của dương lịch. Bạn có thể xem xét để lên kế hoạch và thời gian chuẩn bị mâm cúng hợp lý nhất.
Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng
Về nguồn gốc, hiện tại dân gian có cách giải thích rằng Tết Nguyên Tiêu được bắt nguồn từ công việc đồng áng của người dân. Theo đó, cứ sau ngày 15 tháng 1 âm lịch thì công việc cày bừa của vụ lúa mới sẽ bắt đầu. Người nông dân khắp nơi tất bật đi làm đồng. Do đó, họ thường tổ chức lễ cúng nhằm tỏ lòng với tổ tiên, cầu cho một năm làm việc năng suất, mùa màng bội thu.
Tuy nhiên, cũng có nhiều cách lý giải khác như lý giải của TS Trần Long - giảng viên của khoa Văn hóa học, công tác tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM). Ông cho rằng Tết Nguyên tiêu của Việt Nam bắt nguồn từ ngày Tết 15/01 âm lịch của Trung Quốc.
Theo tiến sĩ, có rất nhiều câu chuyện và tài liệu về ngày Tết tiêu tồn tại. Trong số đó, câu chuyện về con thiên nga của thiên đình là câu chuyện được kể và lưu truyền rộng rãi nhất. Cụ thể, câu chuyện có thể được kể tóm tắt như sau: Ngày xưa, có một con thiên nga của thiên đình bay xuống dưới trần gian, không may bị thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng khi nghe tin đã nổi giận, sau đó sai thiên binh đến phóng hỏa và thiêu rụi mọi thứ ở trần gian vào đúng ngày 15/01 âm lịch. Rất may rằng, có một vị thần tiên thương dân nên đã chỉ cho dân thoát nạn bằng cách treo những đèn lồng đỏ trước cửa nhà. Đến nay, Trung Quốc vẫn giữ tục lệ này vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm.
Ngoài ra, còn có một thuyết nữa cho rằng do vua Hán Văn Đế lên ngôi vào ngày 15 tháng Giêng. Nên hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng 1 âm lịch là nhà vua hay xuất cung vui chơi với dân chúng. Chữ “dạ” (nghĩa là “đêm”) thời đó được đọc là “tiêu” nên mới gọi là Tết Nguyên tiêu (đêm rằm đầu tiên của năm mới).
Xem thêm: https://datvietmedical.com/ram-than...-cach-cung-tet-nguyen-tieu-day-du-nid125.html