Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Rạn da chân khi mang thai: Cách ngăn ngừa và điều trị tốt nhất

jkvietnam

Thành viên cấp 1
Tham gia
6/5/22
Bài viết
12
Thích
0
Điểm
1
Website
phongkhamjkvietnam.vn
#1
Trong hành trình mang thai, với thiên chức làm mẹ, người phụ nữ không chỉ đánh đổi về thay đổi trong cơ thể từ những vết rạn mà còn phải đối mặt với sự đổi thay cả về thời gian biểu, nội tiết tố,... Rạn da là nỗi ám ảnh thường trực của những người phụ nữ mang thai vì nó hoàn toàn có toàn có thể để lại vết sẹo xấu xí kể cả sau sinh. Vậy có thể điều trị rạn da chân khi mang thai không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Rạn da khi mang thai: Tại sao người bị, người không bị?

Rạn da chân khi mang thai xuất hiện hay không, tại thời điểm nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, cân nặng cũng như cơ địa, nội tiết của mẹ. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị rạn da nhất nhưng thực tế không phải mẹ bầu nào cũng có những vết sẹo nứt xấu xí trong suốt quá trình mang thai.

Mỗi người đều có những lý do khác nhau với những vết rạn; người bị rạn vì tăng cân nhanh, vì thay đổi nội tiết tố nhưng có người lại vì bẩm sinh, vì di truyền hay lạm dụng những loại thuốc có hại cho da. Đó là lý do vì sao có mẹ bị rạn da nặng, có người bị nhẹ, thậm chí có những mẹ bầu không bị rạn da.
1-ran-da-chan-khi-mang-thai.png
Thực tế, rạn da chân là tình trạng không hề hiếm gặp nhưng nó có nguy cơ xảy ra cao hơn với những trường hợp đặc biệt như sau:

- Người đã từng bị rạn da trong quá trình dậy thì sẽ có khả năng cao khi mang thai rạn sẽ quay lại và nặng hơn ở các vùng da yếu như bụng, lưng, ngực, chân, háng, bắp tay,...

- Mẹ bầu mang thai khi quá trẻ hoặc quá nhiều tuổi thì cũng làm tăng nguy cơ bị rạn da chân hơn. Khi còn quá ít tuổi, trước 20 tuổi khi đó các vùng da, mô cơ da chưa hoàn thiện hay khi lớn tuổi, lúc đó làn da bắt đầu bước vào quá trình lão hóa sẽ chùng nhão, chảy xệ.

- Do di truyền khi gia đình đã từng có mẹ, chị gái, em gái bị rạn da khi mang thai thì nguy cơ bị rạn da chắc chắn sẽ cao hơn so với bình thường.

- Rạn da do mẹ bầu không chú trọng cấp ẩm, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để làn da bị khô, giảm độ đàn hồi cho da

Rạn da chân khi mang thai có hết không?

Với thắc mắc rạn da mang thai có hết không thì chuyên gia của Viện da liễu JK Việt Nam xin phép trả lời như sau: Rạn da sẽ không tự biến mất hoàn toàn theo cơ chế tự nhiên của làn da. Thực chất, rạn chỉ có sự chuyển đổi màu sắc từ ban đầu màu đỏ, màu hồng, màu tím sang màu trắng bạc, hồng nhạt gần như màu da nên nhiều người tưởng rằng đó là rạn da bị biến mất.

Rạn da không hề ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ tác động đến tính thẩm mỹ. Rạn da khi mang thai chỉ là những sẹo trắng nhưng khi sau sinh nó lại chuyển sang tình trạng nặng hơn. Làn da chùng nhão, chảy xệ kết hợp với sẹo rạn khiến chị em tự ti, mặc cảm với bản thân.

Những bộ trang phục yêu thích nay cũng không thể diện, kích cỡ quần áo cũng không như trước lại với những vết rạn như bức tường rào ngăn cản người phụ nữ quay trở lại với cuộc sống như trước đây.

Tổng hợp các cách ngăn ngừa rạn da ở chân khi mang bầu

Ông bà ta vẫn luôn có quan niệm phòng còn hơn chống chứ không nên “mất bò mới lo làm chuồng”. Đó là lý do vì sao ngay khi bắt đầu thai kỳ, mẹ cần chú trọng hơn trong việc dưỡng ẩm cho da, bổ sung nhiều dưỡng chất để hạn chế, ngăn chặn tối đa tình trạng rạn hình thành và phát triển.

Duy trì độ ẩm thường xuyên cho da

Vùng da chân hay bất cứ những vùng da nào trên cơ thể cũng cần được cấp ẩm thường xuyên để hạn chế rạn da xảy ra. Mẹ bầu có thể sử dụng cách ngăn ngừa rạn da chân khi mang thai bằng nha đam hoặc dầu dừa hay các tinh dầu thảo dược.
3-ran-da-chan-tuoi-day-thi-co-het-khong.png
Với vùng da chân như đùi, bắp chân thì mẹ có thể sử dụng lòng bàn tay thoa nhẹ nhàng. Nhưng riêng với vùng bụng thì mẹ không nên sử dụng cả bàn tay mà chỉ nên sử dụng 2 ngón tay là ngón cái và ngón giữa để thoa nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tăng thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Quan trọng hơn cả chính là cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài để tăng tính đàn hồi. Mẹ bầu có thể bổ sung dưỡng chất thông qua các thực phẩm sau đây để hạn chế tối đa tình trạng rạn da ở chân khi mang thai:

- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, ớt chuông, cà rốt để phục hồi các mô da bị tổn thương

- Bổ sung cải bỏ xôi, việt quất hay dâu tây nhiều chất chống oxy hóa sẽ bảo vệ làn da hạn chế bị tác động dẫn đến sẹo rạn

- Các thực phẩm omega 3 và omega 6 cũng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng để các tế bào da luôn khỏe mạnh, ngăn chặn rạn da

- Bổ sung thêm vitamin D như sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, lòng đỏ trứng gà,... sẽ giúp giảm nguy cơ bị rạn
3-ran-da-chan-khi-mang-thai.png
Kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai

Tăng cân nhanh, không kiểm soát là nguyên nhân chính dẫn đến các sẹo rạn xuất hiện trên da. Vì vậy, mẹ hãy kiểm soát cân nặng tốt; đây chính là giải pháp tối ưu giúp hạn chế tối đa rạn hình thành. Kiểm soát cân nặng không có nghĩa mẹ ăn ít, con thiếu dinh dưỡng mà mẹ hãy thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học, nhiều khoáng chất, vitamin; hạn chế chất béo, tinh bột, tránh xa các đồ uống có cồn.

Rạn da chân khi mang thai là tình trạng không ai mong muốn nhưng để hạn chế tối đa thì việc kiểm soát thói quen sinh hoạt là điều quan trọng. Ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng cho đến việc vận động thường xuyên, uống nhiều nước, dưỡng ẩm cho da,... từ những thói quen nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp đẩy lùi tình trạng rạn da. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với JK Việt Nam để được tư vấn tận tình!
 

Đối tác

Top