- Tham gia
- 21/8/23
- Bài viết
- 329
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Răng bé bị xỉn đen khiến cho trẻ trở nên tự ti, e ngại khi giao tiếp và gặp gỡ bạn bè. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể đi kèm với cơn đau và cảm giác ê buốt, khó chịu dai dẳng. Khi nhận thấy con trẻ bị xỉn màu răng, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục và chăm sóc hợp lý.
Răng bé bị xỉn màu đen do đâu?
Thông thường, răng sữa của bé sẽ có màu trắng ngà hoặc trắng ngả vàng nhạt. Trẻ sẽ sử dụng răng sữa trong những năm đầu đời và bắt đầu thay răng vĩnh viễn từ giai đoạn 6 – 12 tuổi. Răng của trẻ thường có lớp men mỏng và yếu hơn so với răng của người trưởng thành. Do đó, trẻ nhỏ dễ gặp phải các vấn đề nha khoa như răng ê buốt, mòn men răng và răng xỉn màu.
Có nhiều nguyên nhân khiến răng của bé bị xỉn màu đen. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ thói quen xấu hoặc có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nha khoa. Bên cạnh đó, răng của trẻ cũng thể có màu nâu đen vĩnh viễn do mẹ sử dụng kháng sinh trong thai kỳ.
Do nguyên nhân đa dạng nên để có phương án khắc phục phù hợp, mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng răng bé bị xỉn màu đen. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:
1. Do bị sún răng
Sún răng là bệnh nha khoa thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi. Đặc điểm của bệnh lý này là mô cứng của răng bị tiêu hủy, sau đó phá hủy hoàn toàn. Bề mặt răng sẽ xuất hiện các đốm màu đen, nâu ở nhiều vị trí, có khi ở kẽ răng, chân răng và đôi khi xuất hiện ở rìa cắn.
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây sún răng ở trẻ em. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy sún răng lây lan nhanh sau các răng lân cận và khiến cho răng bị tiêu hủy chỉ còn lại phần chân răng màu đen bóng.
Sún răng có biểu hiện khá giống với sâu răng nhưng tiến triển nhanh. Quá trình tiêu hủy răng do bệnh lý này không có sự xuất hiện của vi khuẩn nên hoàn toàn không có cảm giác đau nhức hay khó chịu. Các chuyên gia cũng nhận thấy, sún răng không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn và không gây ra những biến chứng nặng nề như sâu răng.
Sún răng thường xảy ra ở những trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng và được xác định có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì bệnh không gây đau hay hôi miệng nên trẻ không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, cấu trúc răng bị tiêu hủy khiến cho trẻ gặp khó khăn khi ăn nhai và phát âm.
Xem thêm: nha khoa canary
2. Sâu răng khiến răng trẻ xỉn màu đen
Răng bé bị xỉn đen có thể là dấu hiệu của bệnh sâu răng. Sâu răng là tình trạng nhiễm khuẩn của răng gây ra bởi hại khuẩn Streptococcus mutans thường trú trong khoang miệng. Vi khuẩn này tiết ra axit gây hòa tan các mô cứng ở men răng, ngà răng, từ đó khiến răng xuất hiện các lỗ sâu với kích thước đa dạng có màu nâu hoặc đen.
Răng xỉn màu đen có thể là biểu hiện của bệnh sâu răng ở trẻ em. Khác với sún răng, sâu răng không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi vi khuẩn xâm nhập vào bên trong ngà răng và tủy răng sẽ gây đau nhức, ê buốt dai dẳng.
Trẻ nhỏ thường dễ bị sâu răng do răng sữa có lớp men mỏng và nhạy cảm. Ngoài ra, thói quen dùng thức ăn chứa nhiều đường, axit cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ sâu răng.
3. Do cao răng tích tụ nhiều
Cao răng là kết quả khoáng hóa mảng bám của vi khuẩn thường trú trong khoang miệng. Nếu như mảng bám dễ dàng làm sạch thì cao răng có kết cấu cứng và dính chặt lấy bề mặt răng. Cao răng thường có màu vàng nhạt nhưng theo thời gian sẽ trở nên đậm màu hơn. Chính vì vậy, răng bé bị xỉn màu có thể là do cao răng tích tụ lâu năm.
Đa phần trẻ nhỏ đều chưa có ý thức vệ sinh răng miệng đúng cách. Hơn nữa, do thói quen dùng đồ ăn nhiều đường nên lượng cao răng tích tụ nhanh chóng. Nếu do cao răng tích tụ, tình trạng răng xỉn màu thường xuất hiện ở mặt trong của răng.
4. Thiếu vitamin và khoáng chất khiến răng bé xỉn màu
Sự phát triển của răng cần đến nhiều vi chất dinh dưỡng như fluor, vitamin D, canxi, vitamin C,… Cung cấp đủ dưỡng chất giúp răng phát triển chắc khỏe và trắng sáng. Ngược lại, tình trạng thiếu hụt vitamin, khoáng chất có thể khiến răng bị ngả vàng hoặc xỉn màu đen.
Thiếu chất dinh dưỡng trong thời gian mọc răng sữa còn gây ra nhiều vấn đề như thiểu sản men răng, men răng mỏng, nhạy cảm,… Nếu trẻ có biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng, bố mẹ nên bổ sung kịp thời để củng cố lại độ chắc khỏe của răng, tránh tình trạng răng suy yếu và gặp phải nhiều vấn đề.
5. Dùng kháng sinh không phù hợp
Tình trạng răng bé bị xỉn màu đen có thể do sử dụng kháng sinh Tetracycline cho trẻ dưới 8 tuổi. Bởi loại kháng sinh này có thể làm đổi màu răng vĩnh viễn khiến răng bị xỉn màu nâu hoặc đen. Ngoài ra, Tetracycline còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương và chiều cao.
6. Do mẹ sử dụng thuốc trong thai kỳ
Sử dụng kháng sinh Tetracycline trong thai kỳ cũng là nguyên nhân làm đổi màu răng của bé. Thực tế, mầm răng sữa đã hình thành trong thời gian mang thai. Do đó, trẻ sinh ra có thể mọc răng có màu nâu, đen thay vì màu trắng ngà như bình thường.
7. Do thói quen ăn uống
Răng bé bị xỉn màu đôi khi bắt nguồn từ thói quen ăn uống. Các chuyên gia Răng hàm mặt cho biết, thói quen dùng thức ăn đậm màu như nước ngọt, socola, bánh kẹo,… có thể khiến răng của bé bị xỉn đen và ố vàng. Ngoài ra, các món ăn và thức uống này cũng thúc đẩy sự phát triển của hại khuẩn, từ đó đẩy nhanh tốc độ tích tụ mảng bám và hiện tượng hủy khoáng.
Xem thêm: nha khoa quốc tê nevada
Răng bé bị xỉn đen có ảnh hưởng gì không?
Răng bé bị xỉn đen có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chưa đề cập đến nguyên nhân, tình trạng răng xỉn đen khiến cho trẻ trở nên ngại ngùng và thiếu tự tin khi trò chuyện với bạn bè. Nhiều trẻ trở nên ít nói, khép kín vì sợ bạn bè trêu chọc.
Răng xỉn đen do sún răng, thói quen ăn uống và nhiễm kháng sinh thường không đáng lo ngại. Ảnh hưởng duy nhất trong trường hợp này là vấn đề thẩm mỹ. Trong khi đó, răng xỉn đen do sâu răng, cao răng tích tụ cần được điều trị sớm để phòng tránh biến chứng.
Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan trước những biểu hiện bất thường ở trẻ vì cho rằng răng sữa có thể mọc lại. Tuy nhiên, sâu răng có thể phát triển sâu vào bên trong gây phá hủy tủy răng, xương hàm và ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, cần có biện pháp cải thiện sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.
Cách khắc phục răng bé bị xỉn màu đen hiệu quả
Khi nhận thấy răng bé bị xỉn màu, mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa trong thời gian sớm nhất. Bác sĩ sẽ khám răng miệng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nguyên nhân. Nguyên nhân là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Tùy theo nguyên nhân và mức độ tổn thương răng, nha sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như sau:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đa số những trường hợp răng bé bị xỉn đen đều do cao răng tích tụ và thói quen ăn uống không phù hợp. Do đó, mẹ nên hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng để làm sạch mảng bám và cải thiện tình trạng răng ố vàng, xỉn đen.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Như đã đề cập, trẻ nhỏ thường có thói quen uống nước ngọt có gas, dùng nhiều socola, bánh kẹo nên răng tích tụ nhiều mảng bám, cao răng và có hiện tượng ố vàng men răng. Để cải thiện tình trạng răng bé bị xỉn màu, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho trẻ.
3. Cạo vôi răng
Nếu răng của bé bị xỉn đen do cao răng tích tụ, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng. Nhiều phụ huynh cho rằng, cạo vôi răng có thể phá hủy men răng và khiến răng của con trở nên nhạy cảm. Tuy nhiên trên thực tế, cạo vôi răng nên được thực hiện định kỳ 1 lần/ năm với cả người lớn và trẻ nhỏ. Bởi sự tích tụ của cao răng chính là nguyên nhân khiến hại khuẩn phát triển mạnh và gia tăng các vấn đề nha khoa.
4. Trám răng sâu
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng bé bị xỉn đen. Nếu do nguyên nhân này, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng sâu. Lỗ sâu sẽ được nạo sạch và sát trùng để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Streptococcus mutans.
5. Lấy tủy răng
Lấy tủy răng được chỉ định trong trường hợp sâu răng ăn vào tủy. Tủy răng là cơ quan nằm bên trong men răng và ngà răng, cơ quan này có kết cấu lỏng lẻo với mạch máu, tế bào thần kinh và một số chất hữu cơ. Khi bị vi khuẩn tấn công, tủy răng sẽ bị nhiễm trùng dẫn đến cảm giác ê buốt và đau nhức dai dẳng.
Răng bé bị xỉn đen liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Khi nhận thấy răng của trẻ có dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám/ bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Tâm lý chủ quan có thể khiến răng bị hư hại nặng và ảnh hưởng nhiều đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
Răng bé bị xỉn màu đen do đâu?
Thông thường, răng sữa của bé sẽ có màu trắng ngà hoặc trắng ngả vàng nhạt. Trẻ sẽ sử dụng răng sữa trong những năm đầu đời và bắt đầu thay răng vĩnh viễn từ giai đoạn 6 – 12 tuổi. Răng của trẻ thường có lớp men mỏng và yếu hơn so với răng của người trưởng thành. Do đó, trẻ nhỏ dễ gặp phải các vấn đề nha khoa như răng ê buốt, mòn men răng và răng xỉn màu.
Có nhiều nguyên nhân khiến răng của bé bị xỉn màu đen. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ thói quen xấu hoặc có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nha khoa. Bên cạnh đó, răng của trẻ cũng thể có màu nâu đen vĩnh viễn do mẹ sử dụng kháng sinh trong thai kỳ.
Do nguyên nhân đa dạng nên để có phương án khắc phục phù hợp, mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng răng bé bị xỉn màu đen. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:
1. Do bị sún răng
Sún răng là bệnh nha khoa thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi. Đặc điểm của bệnh lý này là mô cứng của răng bị tiêu hủy, sau đó phá hủy hoàn toàn. Bề mặt răng sẽ xuất hiện các đốm màu đen, nâu ở nhiều vị trí, có khi ở kẽ răng, chân răng và đôi khi xuất hiện ở rìa cắn.
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây sún răng ở trẻ em. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy sún răng lây lan nhanh sau các răng lân cận và khiến cho răng bị tiêu hủy chỉ còn lại phần chân răng màu đen bóng.
Sún răng có biểu hiện khá giống với sâu răng nhưng tiến triển nhanh. Quá trình tiêu hủy răng do bệnh lý này không có sự xuất hiện của vi khuẩn nên hoàn toàn không có cảm giác đau nhức hay khó chịu. Các chuyên gia cũng nhận thấy, sún răng không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn và không gây ra những biến chứng nặng nề như sâu răng.
Sún răng thường xảy ra ở những trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng và được xác định có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì bệnh không gây đau hay hôi miệng nên trẻ không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, cấu trúc răng bị tiêu hủy khiến cho trẻ gặp khó khăn khi ăn nhai và phát âm.
Xem thêm: nha khoa canary
2. Sâu răng khiến răng trẻ xỉn màu đen
Răng bé bị xỉn đen có thể là dấu hiệu của bệnh sâu răng. Sâu răng là tình trạng nhiễm khuẩn của răng gây ra bởi hại khuẩn Streptococcus mutans thường trú trong khoang miệng. Vi khuẩn này tiết ra axit gây hòa tan các mô cứng ở men răng, ngà răng, từ đó khiến răng xuất hiện các lỗ sâu với kích thước đa dạng có màu nâu hoặc đen.
Răng xỉn màu đen có thể là biểu hiện của bệnh sâu răng ở trẻ em. Khác với sún răng, sâu răng không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi vi khuẩn xâm nhập vào bên trong ngà răng và tủy răng sẽ gây đau nhức, ê buốt dai dẳng.
Trẻ nhỏ thường dễ bị sâu răng do răng sữa có lớp men mỏng và nhạy cảm. Ngoài ra, thói quen dùng thức ăn chứa nhiều đường, axit cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ sâu răng.
3. Do cao răng tích tụ nhiều
Cao răng là kết quả khoáng hóa mảng bám của vi khuẩn thường trú trong khoang miệng. Nếu như mảng bám dễ dàng làm sạch thì cao răng có kết cấu cứng và dính chặt lấy bề mặt răng. Cao răng thường có màu vàng nhạt nhưng theo thời gian sẽ trở nên đậm màu hơn. Chính vì vậy, răng bé bị xỉn màu có thể là do cao răng tích tụ lâu năm.
Đa phần trẻ nhỏ đều chưa có ý thức vệ sinh răng miệng đúng cách. Hơn nữa, do thói quen dùng đồ ăn nhiều đường nên lượng cao răng tích tụ nhanh chóng. Nếu do cao răng tích tụ, tình trạng răng xỉn màu thường xuất hiện ở mặt trong của răng.
4. Thiếu vitamin và khoáng chất khiến răng bé xỉn màu
Sự phát triển của răng cần đến nhiều vi chất dinh dưỡng như fluor, vitamin D, canxi, vitamin C,… Cung cấp đủ dưỡng chất giúp răng phát triển chắc khỏe và trắng sáng. Ngược lại, tình trạng thiếu hụt vitamin, khoáng chất có thể khiến răng bị ngả vàng hoặc xỉn màu đen.
Thiếu chất dinh dưỡng trong thời gian mọc răng sữa còn gây ra nhiều vấn đề như thiểu sản men răng, men răng mỏng, nhạy cảm,… Nếu trẻ có biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng, bố mẹ nên bổ sung kịp thời để củng cố lại độ chắc khỏe của răng, tránh tình trạng răng suy yếu và gặp phải nhiều vấn đề.
5. Dùng kháng sinh không phù hợp
Tình trạng răng bé bị xỉn màu đen có thể do sử dụng kháng sinh Tetracycline cho trẻ dưới 8 tuổi. Bởi loại kháng sinh này có thể làm đổi màu răng vĩnh viễn khiến răng bị xỉn màu nâu hoặc đen. Ngoài ra, Tetracycline còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương và chiều cao.
6. Do mẹ sử dụng thuốc trong thai kỳ
Sử dụng kháng sinh Tetracycline trong thai kỳ cũng là nguyên nhân làm đổi màu răng của bé. Thực tế, mầm răng sữa đã hình thành trong thời gian mang thai. Do đó, trẻ sinh ra có thể mọc răng có màu nâu, đen thay vì màu trắng ngà như bình thường.
7. Do thói quen ăn uống
Răng bé bị xỉn màu đôi khi bắt nguồn từ thói quen ăn uống. Các chuyên gia Răng hàm mặt cho biết, thói quen dùng thức ăn đậm màu như nước ngọt, socola, bánh kẹo,… có thể khiến răng của bé bị xỉn đen và ố vàng. Ngoài ra, các món ăn và thức uống này cũng thúc đẩy sự phát triển của hại khuẩn, từ đó đẩy nhanh tốc độ tích tụ mảng bám và hiện tượng hủy khoáng.
Xem thêm: nha khoa quốc tê nevada
Răng bé bị xỉn đen có ảnh hưởng gì không?
Răng bé bị xỉn đen có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chưa đề cập đến nguyên nhân, tình trạng răng xỉn đen khiến cho trẻ trở nên ngại ngùng và thiếu tự tin khi trò chuyện với bạn bè. Nhiều trẻ trở nên ít nói, khép kín vì sợ bạn bè trêu chọc.
Răng xỉn đen do sún răng, thói quen ăn uống và nhiễm kháng sinh thường không đáng lo ngại. Ảnh hưởng duy nhất trong trường hợp này là vấn đề thẩm mỹ. Trong khi đó, răng xỉn đen do sâu răng, cao răng tích tụ cần được điều trị sớm để phòng tránh biến chứng.
Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan trước những biểu hiện bất thường ở trẻ vì cho rằng răng sữa có thể mọc lại. Tuy nhiên, sâu răng có thể phát triển sâu vào bên trong gây phá hủy tủy răng, xương hàm và ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, cần có biện pháp cải thiện sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.
Cách khắc phục răng bé bị xỉn màu đen hiệu quả
Khi nhận thấy răng bé bị xỉn màu, mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa trong thời gian sớm nhất. Bác sĩ sẽ khám răng miệng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nguyên nhân. Nguyên nhân là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Tùy theo nguyên nhân và mức độ tổn thương răng, nha sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như sau:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đa số những trường hợp răng bé bị xỉn đen đều do cao răng tích tụ và thói quen ăn uống không phù hợp. Do đó, mẹ nên hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng để làm sạch mảng bám và cải thiện tình trạng răng ố vàng, xỉn đen.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Như đã đề cập, trẻ nhỏ thường có thói quen uống nước ngọt có gas, dùng nhiều socola, bánh kẹo nên răng tích tụ nhiều mảng bám, cao răng và có hiện tượng ố vàng men răng. Để cải thiện tình trạng răng bé bị xỉn màu, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho trẻ.
3. Cạo vôi răng
Nếu răng của bé bị xỉn đen do cao răng tích tụ, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng. Nhiều phụ huynh cho rằng, cạo vôi răng có thể phá hủy men răng và khiến răng của con trở nên nhạy cảm. Tuy nhiên trên thực tế, cạo vôi răng nên được thực hiện định kỳ 1 lần/ năm với cả người lớn và trẻ nhỏ. Bởi sự tích tụ của cao răng chính là nguyên nhân khiến hại khuẩn phát triển mạnh và gia tăng các vấn đề nha khoa.
4. Trám răng sâu
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng bé bị xỉn đen. Nếu do nguyên nhân này, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng sâu. Lỗ sâu sẽ được nạo sạch và sát trùng để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Streptococcus mutans.
5. Lấy tủy răng
Lấy tủy răng được chỉ định trong trường hợp sâu răng ăn vào tủy. Tủy răng là cơ quan nằm bên trong men răng và ngà răng, cơ quan này có kết cấu lỏng lẻo với mạch máu, tế bào thần kinh và một số chất hữu cơ. Khi bị vi khuẩn tấn công, tủy răng sẽ bị nhiễm trùng dẫn đến cảm giác ê buốt và đau nhức dai dẳng.
Răng bé bị xỉn đen liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Khi nhận thấy răng của trẻ có dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám/ bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Tâm lý chủ quan có thể khiến răng bị hư hại nặng và ảnh hưởng nhiều đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới.