Tình trạng răng không bị sâu nhưng đau cần phải được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống, hiệu quả làm việc và học tập. Tuy nhiên để có biện pháp chăm sóc và khắc phục phù hợp, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này.
Răng không sâu nhưng bị đau nhức – Nguyên nhân do đâu?
Răng không sâu nhưng đau nhức là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Trên thực tế ngoài sâu răng, răng miệng còn có thể gặp phải nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, răng không sâu nhưng bị đau nhức cũng có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Để có biện pháp chăm sóc và khắc phục thích hợp, bạn nên xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng răng không sâu nhưng bị đau nhức. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
1. Do mọc răng khôn (răng số 8)
Răng số 8 (răng khôn) là răng vĩnh viễn nằm ở vị trí cuối cung hàm và chỉ mọc ở độ tuổi trưởng thành (khoảng từ 17 – 27 tuổi). Răng khôn mọc khá muộn nên trong quá trình mọc có thể kích thích mô nướu và các răng lân cận dẫn đến tình trạng đau nhức. Nếu răng khôn mọc lệch, cơn đau có thể lan tỏa lên tai, đầu gây khó khăn khi há miệng, sưng lệch má, nóng sốt và mệt mỏi.
2. Thay đổi nội tiết tố
Răng không sâu nhưng đau nhức còn có thể xảy ra do thay đổi nội tiết tố (mang thai, sau khi sinh nở, mãn kinh,…). Sự thay đổi đột ngột của hormone estrogen và progesterone có thể khiến răng, nướu trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn bình thường.
3. Chấn thương
Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng thường gặp. Chấn thương xảy ra trong quá trình ăn uống và sinh hoạt có thể khiến răng, mô nướu bị tổn thương, phù nề và đau nhức. Trong trường hợp chấn thương mạnh, nướu có thể bị xây xước, chảy máu, răng sứt mẻ và nứt.
4. Các bệnh nha chu
Nha chu là các cơ quan nâng đỡ răng bao gồm xương ổ răng, cement, dây chằng nha chu và mô nướu. Tổn thương một trong những cơ quan này cũng có thể khiến răng bị đau nhức và lỏng lẻo, lung lay khi ăn uống. Trong đó, hai bệnh lý thường gặp nhất là viêm nướu răng (mô lợi bị viêm nhiễm) và viêm nha chu (tình trạng viêm nhiễm mãn tính xảy ra ở hầu hết các cơ quan nâng đỡ răng).
5. Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn có thể đi vào tủy răng do sâu răng tiến triển, viêm nha chu và do vi khuẩn xâm nhập vào tuần hoàn máu, sau đó di chuyển đến khoang tủy. Nếu không do sâu răng, tình trạng viêm tủy răng có thể xảy ra do ảnh hưởng của bệnh viêm nha chu và các bệnh viêm nhiễm toàn thân.
Viêm tủy răng đặc trưng bởi tình trạng răng đau nhức, cơn đau có thể bùng phát trong quá trình ăn uống và đôi khi tự phát vào ban đêm. Ngoài ra, bệnh lý này còn gây ra một số triệu chứng khác như hôi miệng, ê buốt răng, nướu sưng đỏ và đau nhức.
Xem thêm: nha khoa á châu
6. Áp xe răng
Áp xe răng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng răng không bị sâu nhưng đau nhức. Áp xe răng thường là biến chứng của viêm tủy răng và viêm nha chu. Các bệnh lý này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong mô nướu và quanh chóp răng dẫn đến sự hình thành của túi mủ (ổ áp xe).
7. Răng không sâu nhưng đau do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng
Các hại khuẩn trong khoang miệng liên tục sản sinh axit để mài mòn men răng và gây tổn thương mô nướu. Chính vì vậy, răng miệng cần phải được làm sạch thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao độ cứng chắc của răng và cải thiện sức đề kháng của mô nướu.
8. Thói quen nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng khi ngủ là thói quen xấu dẫn đến hàng loạt các vấn đề nha khoa và tác động không nhỏ đến khớp thái dương hàm. Trên thực tế, nghiến răng là thói quen vô thức xảy ra khi ngủ sâu giấc. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do tư thế ngủ, dị ứng, stress, rối loạn cảm xúc,…
9. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng răng không sâu nhưng bị đau có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:
Ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày (GERD): GERD xảy ra khi dịch vị + thức ăn bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Dịch vị dạ dày có độ pH dưới 3 nên có thể gây mòn men răng khiến răng ê buốt và đau nhức. Do đó trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng không sâu nhưng bị đau.
Viêm xoang hàm: Xoang hàm nằm liền kề với răng hàm trên. Tình trạng viêm xoang hàm có thể gây ứ đọng dịch ở mô xoang dẫn đến tăng áp lực lên các dây thần kinh của răng gây ra tình trạng đau nhức âm ỉ. Ngoài ra, viêm xoang còn khiến dịch chảy ngược xuống thành sau họng, tạo điều kiện cho hại khuẩn trong khoang miệng phát triển quá mức gây đau nhức răng và hôi miệng.
Do thực hiện các thủ thuật nha khoa: Răng không sâu nhưng bị đau cũng có thể xảy ra sau khi nhổ răng, lấy cao răng, trám răng, bọc răng sứ, niềng răng,… Tuy nhiên nếu xảy ra do các nguyên nhân này, đau răng có thể thuyên giảm sau 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc tốt.
Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, răng không sâu nhưng đau nhức cũng có thể xảy ra do dùng thức ăn cứng khô, thói quen nhai một bên hàm, chống cằm thường xuyên, ảnh hưởng của bệnh viêm khớp thái dương hàm,…
Trên thực tế, sâu răng không phải là nguyên nhân duy nhất gây đau nhức răng. Ngoài tình trạng này, đau răng còn có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề nha khoa khác, thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Răng không sâu nhưng đau nhức có nguy hiểm không?
Răng không sâu nhưng bị đau nhức là tình trạng thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng các biện pháp điều trị và chăm sóc hợp lý. Phần lớn những trường hợp can thiệp điều trị sớm đều có đáp ứng tốt, ít gặp phải biến chứng và hệ lụy nặng nề.
Ngược lại trong trường hợp chủ quan, cơn đau có thể tăng dần về mức độ dẫn đến nhiều phiền toái khi sinh hoạt và ăn uống. Ngoài ra, răng không sâu nhưng bị đau còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa. Các bệnh lý răng miệng cần được điều trị sớm để phòng tránh biến chứng và hạn chế ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống. Nếu không xử lý sớm, các vấn đề nha khoa có thể tiến triển nặng theo thời gian làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Cách điều trị răng không sâu nhưng đau nhức
Răng không sâu nhưng đau nhức là dấu hiệu cho thấy răng và tổ chức nha chu bị tổn thương. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc và thay đổi những thói quen xấu để kiểm soát cơn đau và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp cần thiết, nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định các phương pháp chuyên sâu.
1. Thay đổi thói quen xấu
Có thể thấy, tình trạng răng không sâu nhưng bị đau liên quan đến một số thói quen xấu. Chính vì vậy, bạn nên thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt để kiểm soát tình trạng đau nhức.
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp được áp dụng trong điều trị tất cả các vấn đề nha khoa. Bởi giữ vệ sinh răng miệng là yếu tố cần thiết để răng và mô nướu phục hồi. Khoang miệng là nơi trú ngụ của hơn 50 tỷ vi khuẩn nên nếu không có biện pháp vệ sinh đúng cách, hại khuẩn sẽ phát triển, sinh sôi gây tổn thương răng và mô nướu.
3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng. Tình trạng này gặp nhiều ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh do nhu cầu dinh dưỡng tăng lên đột ngột. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh răng miệng, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn để cải thiện sức khỏe răng miệng một cách toàn diện.
Xem thêm: nha khoa singae dental
4. Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà
Răng không sâu nhưng bị đau có thể làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và học tập. Để giảm nhanh cơn đau và hạn chế những ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau tại nhà
5. Can thiệp các phương pháp y tế
Răng không sâu nhưng đau nhức có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề nha khoa. Nếu nghi ngờ tình trạng này cảnh báo các bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu răng, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, viêm khớp thái dương hàm,… bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Phòng ngừa răng không sâu nhưng đau nhức
Răng không sâu nhưng bị đau nhức là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý răng miệng. Tình trạng này hiếm khi đe dọa đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì thế sau khi điều trị, bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng tái phát.
Các biện pháp phòng ngừa răng không sâu nhưng đau nhức tái phát:
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng ngừa các vấn đề nha khoa. Tuy nhiên để làm sạch răng miệng hiệu quả, cần thực hiện đầy đủ các bước như đánh răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng.
Răng không sâu nhưng bị đau nhức – Nguyên nhân do đâu?
Răng không sâu nhưng đau nhức là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Trên thực tế ngoài sâu răng, răng miệng còn có thể gặp phải nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, răng không sâu nhưng bị đau nhức cũng có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Để có biện pháp chăm sóc và khắc phục thích hợp, bạn nên xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng răng không sâu nhưng bị đau nhức. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
1. Do mọc răng khôn (răng số 8)
Răng số 8 (răng khôn) là răng vĩnh viễn nằm ở vị trí cuối cung hàm và chỉ mọc ở độ tuổi trưởng thành (khoảng từ 17 – 27 tuổi). Răng khôn mọc khá muộn nên trong quá trình mọc có thể kích thích mô nướu và các răng lân cận dẫn đến tình trạng đau nhức. Nếu răng khôn mọc lệch, cơn đau có thể lan tỏa lên tai, đầu gây khó khăn khi há miệng, sưng lệch má, nóng sốt và mệt mỏi.
2. Thay đổi nội tiết tố
Răng không sâu nhưng đau nhức còn có thể xảy ra do thay đổi nội tiết tố (mang thai, sau khi sinh nở, mãn kinh,…). Sự thay đổi đột ngột của hormone estrogen và progesterone có thể khiến răng, nướu trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn bình thường.
3. Chấn thương
Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng thường gặp. Chấn thương xảy ra trong quá trình ăn uống và sinh hoạt có thể khiến răng, mô nướu bị tổn thương, phù nề và đau nhức. Trong trường hợp chấn thương mạnh, nướu có thể bị xây xước, chảy máu, răng sứt mẻ và nứt.
4. Các bệnh nha chu
Nha chu là các cơ quan nâng đỡ răng bao gồm xương ổ răng, cement, dây chằng nha chu và mô nướu. Tổn thương một trong những cơ quan này cũng có thể khiến răng bị đau nhức và lỏng lẻo, lung lay khi ăn uống. Trong đó, hai bệnh lý thường gặp nhất là viêm nướu răng (mô lợi bị viêm nhiễm) và viêm nha chu (tình trạng viêm nhiễm mãn tính xảy ra ở hầu hết các cơ quan nâng đỡ răng).
5. Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn có thể đi vào tủy răng do sâu răng tiến triển, viêm nha chu và do vi khuẩn xâm nhập vào tuần hoàn máu, sau đó di chuyển đến khoang tủy. Nếu không do sâu răng, tình trạng viêm tủy răng có thể xảy ra do ảnh hưởng của bệnh viêm nha chu và các bệnh viêm nhiễm toàn thân.
Viêm tủy răng đặc trưng bởi tình trạng răng đau nhức, cơn đau có thể bùng phát trong quá trình ăn uống và đôi khi tự phát vào ban đêm. Ngoài ra, bệnh lý này còn gây ra một số triệu chứng khác như hôi miệng, ê buốt răng, nướu sưng đỏ và đau nhức.
Xem thêm: nha khoa á châu
6. Áp xe răng
Áp xe răng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng răng không bị sâu nhưng đau nhức. Áp xe răng thường là biến chứng của viêm tủy răng và viêm nha chu. Các bệnh lý này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong mô nướu và quanh chóp răng dẫn đến sự hình thành của túi mủ (ổ áp xe).
7. Răng không sâu nhưng đau do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng
Các hại khuẩn trong khoang miệng liên tục sản sinh axit để mài mòn men răng và gây tổn thương mô nướu. Chính vì vậy, răng miệng cần phải được làm sạch thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao độ cứng chắc của răng và cải thiện sức đề kháng của mô nướu.
8. Thói quen nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng khi ngủ là thói quen xấu dẫn đến hàng loạt các vấn đề nha khoa và tác động không nhỏ đến khớp thái dương hàm. Trên thực tế, nghiến răng là thói quen vô thức xảy ra khi ngủ sâu giấc. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do tư thế ngủ, dị ứng, stress, rối loạn cảm xúc,…
9. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng răng không sâu nhưng bị đau có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:
Ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày (GERD): GERD xảy ra khi dịch vị + thức ăn bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Dịch vị dạ dày có độ pH dưới 3 nên có thể gây mòn men răng khiến răng ê buốt và đau nhức. Do đó trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng không sâu nhưng bị đau.
Viêm xoang hàm: Xoang hàm nằm liền kề với răng hàm trên. Tình trạng viêm xoang hàm có thể gây ứ đọng dịch ở mô xoang dẫn đến tăng áp lực lên các dây thần kinh của răng gây ra tình trạng đau nhức âm ỉ. Ngoài ra, viêm xoang còn khiến dịch chảy ngược xuống thành sau họng, tạo điều kiện cho hại khuẩn trong khoang miệng phát triển quá mức gây đau nhức răng và hôi miệng.
Do thực hiện các thủ thuật nha khoa: Răng không sâu nhưng bị đau cũng có thể xảy ra sau khi nhổ răng, lấy cao răng, trám răng, bọc răng sứ, niềng răng,… Tuy nhiên nếu xảy ra do các nguyên nhân này, đau răng có thể thuyên giảm sau 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc tốt.
Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, răng không sâu nhưng đau nhức cũng có thể xảy ra do dùng thức ăn cứng khô, thói quen nhai một bên hàm, chống cằm thường xuyên, ảnh hưởng của bệnh viêm khớp thái dương hàm,…
Trên thực tế, sâu răng không phải là nguyên nhân duy nhất gây đau nhức răng. Ngoài tình trạng này, đau răng còn có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề nha khoa khác, thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Răng không sâu nhưng đau nhức có nguy hiểm không?
Răng không sâu nhưng bị đau nhức là tình trạng thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng các biện pháp điều trị và chăm sóc hợp lý. Phần lớn những trường hợp can thiệp điều trị sớm đều có đáp ứng tốt, ít gặp phải biến chứng và hệ lụy nặng nề.
Ngược lại trong trường hợp chủ quan, cơn đau có thể tăng dần về mức độ dẫn đến nhiều phiền toái khi sinh hoạt và ăn uống. Ngoài ra, răng không sâu nhưng bị đau còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa. Các bệnh lý răng miệng cần được điều trị sớm để phòng tránh biến chứng và hạn chế ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống. Nếu không xử lý sớm, các vấn đề nha khoa có thể tiến triển nặng theo thời gian làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Cách điều trị răng không sâu nhưng đau nhức
Răng không sâu nhưng đau nhức là dấu hiệu cho thấy răng và tổ chức nha chu bị tổn thương. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc và thay đổi những thói quen xấu để kiểm soát cơn đau và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp cần thiết, nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định các phương pháp chuyên sâu.
1. Thay đổi thói quen xấu
Có thể thấy, tình trạng răng không sâu nhưng bị đau liên quan đến một số thói quen xấu. Chính vì vậy, bạn nên thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt để kiểm soát tình trạng đau nhức.
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp được áp dụng trong điều trị tất cả các vấn đề nha khoa. Bởi giữ vệ sinh răng miệng là yếu tố cần thiết để răng và mô nướu phục hồi. Khoang miệng là nơi trú ngụ của hơn 50 tỷ vi khuẩn nên nếu không có biện pháp vệ sinh đúng cách, hại khuẩn sẽ phát triển, sinh sôi gây tổn thương răng và mô nướu.
3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng. Tình trạng này gặp nhiều ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh do nhu cầu dinh dưỡng tăng lên đột ngột. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh răng miệng, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn để cải thiện sức khỏe răng miệng một cách toàn diện.
Xem thêm: nha khoa singae dental
4. Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà
Răng không sâu nhưng bị đau có thể làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và học tập. Để giảm nhanh cơn đau và hạn chế những ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau tại nhà
5. Can thiệp các phương pháp y tế
Răng không sâu nhưng đau nhức có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề nha khoa. Nếu nghi ngờ tình trạng này cảnh báo các bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu răng, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, viêm khớp thái dương hàm,… bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Phòng ngừa răng không sâu nhưng đau nhức
Răng không sâu nhưng bị đau nhức là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý răng miệng. Tình trạng này hiếm khi đe dọa đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì thế sau khi điều trị, bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng tái phát.
Các biện pháp phòng ngừa răng không sâu nhưng đau nhức tái phát:
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng ngừa các vấn đề nha khoa. Tuy nhiên để làm sạch răng miệng hiệu quả, cần thực hiện đầy đủ các bước như đánh răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng.