- Tham gia
- 28/7/23
- Bài viết
- 368
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải thưởng Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ 2023
Sinh viên Trường Đại học Duy Tân giành nhiều giải Nhì, Ba, Khuyến khích tại Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ 2023.
Võ Văn Hòa (đứng thứ 2 từ trái qua) nhận giải Nhì tại Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ 2023. Ảnh Đại học Duy Tân cung cấp
Giải thưởng Khoa học & Công nghệ dành cho Sinh viên nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp cùng Bộ Khoa học & Công nghệ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Năm 2023, giải thưởng đã thu hút sự tham gia của 481 đề tài từ 45 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Các đề tài gửi đi tham dự giải thưởng thuộc 6 lĩnh vực khác nhau.
Quá trình nghiên cứu đề tài của Võ Văn Hòa thực hiện thuận lợi tại Trung tâm Hóa học Tiên tiến (CACE) của Đại học Duy Tân. Ảnh: Đại học Duy Tân cung cấp
Năm nay, Ban tổ chức đã chọn ra 85 đề tài vào vòng chung khảo gồm: Khoa học Tự nhiên có 9 đề tài; Khoa học Kỹ thuật & Công nghệ có 17 đề tài; Khoa học Nông nghiệp có 5 đề tài; hoa học Xã hội có 43 đề tài; Khoa học Nhân văn có 4 đề tài và Khoa học Y - Dược 7 đề tài.
Ở lĩnh vực Khoa học Y - Dược, Đại học Duy Tân có 1 đề tài được lọt vào Vòng Chung khảo.
Đó là "Nghiên cứu bao bọc tinh dầu Chổi xuể (Baeckea frutescens L.) bởi tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae ứng dụng trong kiểm soát ấu trùng muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết" của sinh viên Võ Văn Hòa. Và đề tài này đã xuất sắc được Ban Tổ chức trao giải Nhì.
Võ Văn Hòa đã tận dụng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên là cây chổi xuể thu hái được ở Quảng Trị và Đà Nẵng, sau đó sử dụng các phương pháp lôi cuốn hơi nước để chiết xuất tinh dầu, sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) để phân tích thành phần hóa học của tinh dầu, xử lý tế bào nấm men từ men bánh mì thương mại và bã thải men bia công nghiệp... để tạo ra chế phẩm sinh học dạng vi nang nấm men (Saccharomyces cerevisiae) bao gói tinh dầu chổi xuể vừa thân thiện vừa an toàn cho người sử dụng cũng như môi trường.
Chế phẩm sinh học vi nang nấm men (men bia thải và men mới) bao gói tinh dầu có thể sản xuất ở các điều kiện thương mại, cải thiện hoạt tính diệt ấu trùng muỗi và kéo dài thời gian tồn lưu của tinh dầu.
Chế phẩm sinh học vi nang nấm men bao gói tinh dầu chổi xuể do Võ Văn Hòa bào chế đã thành công thể hiện sự hiệu quả của việc kiểm soát ấu trùng các loài muỗi ở các điều kiện thực địa nhỏ, nơi sinh sản tự nhiên của muỗi trong khuôn viên Đại học Duy Tân (cơ sở 120 Hoàng Minh Thảo) như hệ thống cống nước thải, các điểm chứa nước.
Kết quả của đề tài đã được gửi đơn đăng ký bằng sáng chế đến Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Các kết quả này có tính mới về khoa học và ứng dụng vì vậy sau khi được Cục Sở hữu Trí tuệ chấp nhận, đơn sẽ được công bố trên tạp chí khoa học uy tín.
Sinh viên Võ Văn Hòa cho biết: “Em đã thực hiện đề tài trong 2 năm. Trong quá trình làm đề tài, em nhận được rất nhiều sự khích lệ và hỗ trợ từ TS Nguyễn Huy Hùng - giảng viên hướng dẫn trực tiếp cùng ThS. Nguyễn Thị Thu - giảng viên hỗ trợ nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đề tài của em được triển khai rất thuận lợi khi có sự hỗ trợ đắc lực từ các thiết bị thí nghiệm hiện đại của Trung tâm Hóa học Tiên tiến (CACE) như máy đông khô, máy UV, máy ly tâm, máy siêu âm, máy vortex, tủ sấy chân không... Từ đây, em đã bào chế thành công ra chế phẩm sinh học mà mình mong muốn, góp phần vào cuộc chiến chống lại dịch bệnh sốt xuất huyết”.
Trước đó, trong vòng sơ khảo, Ban tổ chức cũng đã trao giải Ba và giải Khuyến khích cho các đề tài có chất lượng tốt. Trong đó, Đại học Duy Tân có thêm 1 giải Ba với đề tài “Các microRNA huyết thanh là dấu ấn sinh học không xâm lấn tiềm năng cho ung thư gan” của sinh viên Trần Ngọc Thanh Đoan ngành Bác sĩ Đa khoa.
1 giải Khuyến khích với đề tài “Chế tạo các mô hình khâu vết thương trong thực hành ngoại khoa” của sinh viên Trần Gia Bảo ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở lĩnh vực Khoa học Y - Dược.
1 giải Khuyến khích ở lĩnh vực Khoa học Xã hội với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên” của sinh viên Trần Thị Mai Ly ngành Quản trị Kinh doanh.
Thành tích đạt được của sinh viên Đại học Duy Tân tại Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ 2023 là một bằng chứng cho sự nỗ lực và khả năng sáng tạo của sinh viên nhà trường.
Đồng thời, điều này cũng là minh chứng cho chất lượng đào tạo của Đại học Duy Tân cũng như thể hiện cho cam kết của nhà trường trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và khuyến khích phát triển cá nhân trong lĩnh vực này.
Nguồn: https://laodong.vn/giao-duc/sinh-vi...g-nghien-cuu-khoa-hoc-cap-bo-2023-1273607.ldo
Sinh viên Trường Đại học Duy Tân giành nhiều giải Nhì, Ba, Khuyến khích tại Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ 2023.
Võ Văn Hòa (đứng thứ 2 từ trái qua) nhận giải Nhì tại Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ 2023. Ảnh Đại học Duy Tân cung cấp
Giải thưởng Khoa học & Công nghệ dành cho Sinh viên nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp cùng Bộ Khoa học & Công nghệ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Năm 2023, giải thưởng đã thu hút sự tham gia của 481 đề tài từ 45 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Các đề tài gửi đi tham dự giải thưởng thuộc 6 lĩnh vực khác nhau.
Quá trình nghiên cứu đề tài của Võ Văn Hòa thực hiện thuận lợi tại Trung tâm Hóa học Tiên tiến (CACE) của Đại học Duy Tân. Ảnh: Đại học Duy Tân cung cấp
Năm nay, Ban tổ chức đã chọn ra 85 đề tài vào vòng chung khảo gồm: Khoa học Tự nhiên có 9 đề tài; Khoa học Kỹ thuật & Công nghệ có 17 đề tài; Khoa học Nông nghiệp có 5 đề tài; hoa học Xã hội có 43 đề tài; Khoa học Nhân văn có 4 đề tài và Khoa học Y - Dược 7 đề tài.
Ở lĩnh vực Khoa học Y - Dược, Đại học Duy Tân có 1 đề tài được lọt vào Vòng Chung khảo.
Đó là "Nghiên cứu bao bọc tinh dầu Chổi xuể (Baeckea frutescens L.) bởi tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae ứng dụng trong kiểm soát ấu trùng muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết" của sinh viên Võ Văn Hòa. Và đề tài này đã xuất sắc được Ban Tổ chức trao giải Nhì.
Võ Văn Hòa đã tận dụng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên là cây chổi xuể thu hái được ở Quảng Trị và Đà Nẵng, sau đó sử dụng các phương pháp lôi cuốn hơi nước để chiết xuất tinh dầu, sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) để phân tích thành phần hóa học của tinh dầu, xử lý tế bào nấm men từ men bánh mì thương mại và bã thải men bia công nghiệp... để tạo ra chế phẩm sinh học dạng vi nang nấm men (Saccharomyces cerevisiae) bao gói tinh dầu chổi xuể vừa thân thiện vừa an toàn cho người sử dụng cũng như môi trường.
Chế phẩm sinh học vi nang nấm men (men bia thải và men mới) bao gói tinh dầu có thể sản xuất ở các điều kiện thương mại, cải thiện hoạt tính diệt ấu trùng muỗi và kéo dài thời gian tồn lưu của tinh dầu.
Chế phẩm sinh học vi nang nấm men bao gói tinh dầu chổi xuể do Võ Văn Hòa bào chế đã thành công thể hiện sự hiệu quả của việc kiểm soát ấu trùng các loài muỗi ở các điều kiện thực địa nhỏ, nơi sinh sản tự nhiên của muỗi trong khuôn viên Đại học Duy Tân (cơ sở 120 Hoàng Minh Thảo) như hệ thống cống nước thải, các điểm chứa nước.
Kết quả của đề tài đã được gửi đơn đăng ký bằng sáng chế đến Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Các kết quả này có tính mới về khoa học và ứng dụng vì vậy sau khi được Cục Sở hữu Trí tuệ chấp nhận, đơn sẽ được công bố trên tạp chí khoa học uy tín.
Sinh viên Võ Văn Hòa cho biết: “Em đã thực hiện đề tài trong 2 năm. Trong quá trình làm đề tài, em nhận được rất nhiều sự khích lệ và hỗ trợ từ TS Nguyễn Huy Hùng - giảng viên hướng dẫn trực tiếp cùng ThS. Nguyễn Thị Thu - giảng viên hỗ trợ nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đề tài của em được triển khai rất thuận lợi khi có sự hỗ trợ đắc lực từ các thiết bị thí nghiệm hiện đại của Trung tâm Hóa học Tiên tiến (CACE) như máy đông khô, máy UV, máy ly tâm, máy siêu âm, máy vortex, tủ sấy chân không... Từ đây, em đã bào chế thành công ra chế phẩm sinh học mà mình mong muốn, góp phần vào cuộc chiến chống lại dịch bệnh sốt xuất huyết”.
Trước đó, trong vòng sơ khảo, Ban tổ chức cũng đã trao giải Ba và giải Khuyến khích cho các đề tài có chất lượng tốt. Trong đó, Đại học Duy Tân có thêm 1 giải Ba với đề tài “Các microRNA huyết thanh là dấu ấn sinh học không xâm lấn tiềm năng cho ung thư gan” của sinh viên Trần Ngọc Thanh Đoan ngành Bác sĩ Đa khoa.
1 giải Khuyến khích với đề tài “Chế tạo các mô hình khâu vết thương trong thực hành ngoại khoa” của sinh viên Trần Gia Bảo ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở lĩnh vực Khoa học Y - Dược.
1 giải Khuyến khích ở lĩnh vực Khoa học Xã hội với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên” của sinh viên Trần Thị Mai Ly ngành Quản trị Kinh doanh.
Thành tích đạt được của sinh viên Đại học Duy Tân tại Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ 2023 là một bằng chứng cho sự nỗ lực và khả năng sáng tạo của sinh viên nhà trường.
Đồng thời, điều này cũng là minh chứng cho chất lượng đào tạo của Đại học Duy Tân cũng như thể hiện cho cam kết của nhà trường trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và khuyến khích phát triển cá nhân trong lĩnh vực này.
Nguồn: https://laodong.vn/giao-duc/sinh-vi...g-nghien-cuu-khoa-hoc-cap-bo-2023-1273607.ldo