Mì tôm còn được gọi là mì ăn liền. Đúng như tên gọi, loại mì này có ưu điểm là tiện lợi, không mất nhiều thời gian, công sức để chế biến. Trong cuộc sống bận rộn, hối hả hiện nay đã có rất nhiều người lựa chọn ăn mì thay cho việc nấu nướng, ché biến món ăn có thể chiếm nhiều thời gian. Mì tôm cũng là món ăn có giá rất rẻ nên cũng được nhiều người có thu nhập thấp lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày của mình. Tuy nhiên mẹ sau sinh cần phải được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể phục hồi sau sinh. Đồng thời những bà mẹ nuôi con bú còn cần được bổ sung nhiều dưỡng chất hơn để cung cấp cho trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ. Vậy mẹ sau sinh bao lâu ăn được mì tôm?
Mì tôm có những dinh dưỡng gì?
Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền, là một loại đồ ăn được đóng gói sẵn. Nhờ tính tiện lợi, nên hiện nay, có rất nhiều người là fan trung thành của loại đồ ăn này. Thế nhưng, những thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm sẽ khiến bạn cần xem xét lại việc có nên ăn nó hay không.
Thành phần dinh dưỡng mì tôm được in rất cụ thể trên bao bì mỗi sản phẩm. Trong đó bột mì, protein, chất béo và một vài hợp chất khác, và có chứa rất ít dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Khi ăn mì tôm chúng ta cũng cảm thấy bụng no rất nhanh trong khi thực tế cơ thể hấp thụ được rất ít dưỡng chất.
Cứ 1 gói mì ăn liền 75g cơ thể chúng ta nhận được 350calo với nhiều chất béo không lành mạnh, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Những chất có hại cho sức khỏe của mì tôm cũng cần ít nhất 1 tuần cơ thể mới đào thải được hết ra ngoài.
>>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh giúp ngừa thiếu máu thiếu sắt
Sinh xong bao lâu ăn được mì tôm?
Chuyên gia khuyến cáo mẹ sau sinh không nên ăn mì tôm vì đây là một món ăn rất nghèo dinh dưỡng, không cung cấp đủ cho nhu cầu hồi phục cơ thể sau sinh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con thông qua sữa mẹ. Một số hóa chất có trong mì tôm còn có thể khiến sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng tiêu cực. Ngoài ra, trung bình 1 gói mì 75g có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 350 calo. Mẹ sau sinh ăn mì tôm có thể bị mất cân bằng dinh dưỡng do cơ thể không ăn được những món ăn khác.
Với câu hỏi mẹ sau sinh bao lâu ăn được mì tôm các chuyên gia dinh dưỡng đã có lời giải đáp như sau:
Thường xuyên ăn mì tôm thì còn có thể gặp một số tác hại sau đây:
Mì tôm có những dinh dưỡng gì?
Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền, là một loại đồ ăn được đóng gói sẵn. Nhờ tính tiện lợi, nên hiện nay, có rất nhiều người là fan trung thành của loại đồ ăn này. Thế nhưng, những thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm sẽ khiến bạn cần xem xét lại việc có nên ăn nó hay không.
Thành phần dinh dưỡng mì tôm được in rất cụ thể trên bao bì mỗi sản phẩm. Trong đó bột mì, protein, chất béo và một vài hợp chất khác, và có chứa rất ít dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Khi ăn mì tôm chúng ta cũng cảm thấy bụng no rất nhanh trong khi thực tế cơ thể hấp thụ được rất ít dưỡng chất.
>>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh giúp ngừa thiếu máu thiếu sắt
Sinh xong bao lâu ăn được mì tôm?
Chuyên gia khuyến cáo mẹ sau sinh không nên ăn mì tôm vì đây là một món ăn rất nghèo dinh dưỡng, không cung cấp đủ cho nhu cầu hồi phục cơ thể sau sinh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con thông qua sữa mẹ. Một số hóa chất có trong mì tôm còn có thể khiến sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng tiêu cực. Ngoài ra, trung bình 1 gói mì 75g có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 350 calo. Mẹ sau sinh ăn mì tôm có thể bị mất cân bằng dinh dưỡng do cơ thể không ăn được những món ăn khác.
Với câu hỏi mẹ sau sinh bao lâu ăn được mì tôm các chuyên gia dinh dưỡng đã có lời giải đáp như sau:
- Mẹ sau sinh chỉ nên ăn mì tôm sau khi sinh nở ít nhất 1 – 2 tháng. Lúc này cơ thể người mẹ cũng đã phục hồi cơ bản, hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn, quá trình chuyển hóa năng lượng cũng được thúc đẩy nhanh hơn.
- Mỗi tháng mẹ sau sinh chỉ nên ăn 1 – 2 lần mì tôm, không nên ăn mì tôm quá nhiều và quá thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Thường xuyên ăn mì tôm thì còn có thể gặp một số tác hại sau đây:
- Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì không chỉ gây mất thẩm mĩ vẻ bề ngoài mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau. Mì tôm có lượng calo cực lớn khiến sản phụ không thể giảm lượng calo đang có trong cơ thể, làm tăng nguy cơ béo phì. Song song với đó, ăn mì tôm cũng khiến sản phụ nhanh đói, cần ăn thêm nhiều loại đồ ăn khác khiến cân nặng càng khó kiểm soát, nguy cơ thừa cân, béo phì cũng cao hơn.
- Mất sữa: Dưỡng chất có trong mì tôm quá ít, không đủ cung cấp cho trẻ sơ sinh bú mẹ, làm giảm chất lượng và sản lượng sữa mẹ. Nếu sản phụ thường xuyên, liên tục ăn mì tôm thậm chí còn có thể bị mất sữa hoàn toàn.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Trong mì tôm có chứa nhiều chất béo không lành mạnh, có thể biến đổi các cholesterol xấu khi vào cơ thể. Mẹ sau sinh không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn có thể bị nóng trong, suy giảm chức năng gan nếu thường xuyên ăn mì tôm.