Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Tác hại nguy hiểm của rượu ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể người

mennguyen6382

Thành viên cấp 1
Tham gia
7/1/19
Bài viết
502
Thích
1
Điểm
18
#1
Một khi biết được các tác hại nguy hiểm này, bạn sẽ cân nhắc lại thói quen uống rượu ngay.




Ngày nay, nhiều bạn trẻ uống rượu như một thú vui nhưng không ý thức được rằng uống rượu thường xuyên gây hại rất nhiều cho sức khỏe. Thậm chí, có nhiều tác hại không thể phục hồi lại cho dù bạn không còn uống rượu nữa. Cùng tìm hiểu các tác hại của việc uống rượu nhiều dưới đây để có thêm động lực bỏ đi thức uống nguy hiểm này nhé.

Loãng xương
Theo National Institute of Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA), Viện nghiên cứu về chứng nghiện rượu của Mỹ cho thấy rằng uống rượu nặng có thể làm giảm đáng kể chất lượng xương và làm tăng nguy cơ loãng xương về sau. Nguy hiểm hơn, theo các nghiên cứu thì cho dù bạn đã bỏ rượu nhưng ảnh hưởng của rượu tác động lên xương trước đó vẫn không thể phục hồi được.

Thiếu máu
Theo Viện quốc gia về sức khỏe ở Mỹ, việc tiêu thụ nhiều rượu có thể gây ức chế sản sinh tế bào máu cũng như tiền thân của tế bào máu. Do đó, người uống rượu thường xuyên sẽ tăng lượng tế bào hồng cầu bị khiếm khuyết và dễ bị phá hủy nên dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rượu còn ảnh hưởng xấu đến tiểu cầu và các thành phần khác của hệ thống đông máu.

Bệnh về tim mạch
Cũng theo hiệp hội NIAAA nghiên cứu về chứng nghiện rượu thì việc tiêu thụ rượu liên tục gây cản trở quá trình bơm máu nên làm suy yếu cơ tim. Khi cơ tim suy yếu, tuần hoàn máu sẽ trở nên kém hơn, gây tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan. Các vấn đề ở tim thường bao gồm thở ngắn, mệt mỏi, chân bị sưng, nhịp tim không đều.

Tổn thương gan
Theo American Liver Foundation (Hiệp hội Gan ở Mỹ), rượu có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ vì nó có thể phá hoại các tế bào gan. Chức năng của gan là xử lý mọi thứ bạn nạp vào cơ thể nhưng nếu bạn uống nhiều rượu quá mức cho phép, gan không thể xử lý và dễ bị hư hỏng nghiêm trọng.

Suy giảm trí nhớ
Theo bài nghiên cứu "Tác hại của rượu đối với não bộ" đăng trên tạp chí NIAAA thì uống quá nhiều rượu cũng gây suy giảm trí nhớ, từ đó ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng học tập và tư duy. Đặc biệt, theo nghiên cứu thì não bộ phụ nữ bị tổn thương hơn nam giới, mặc dù tiêu thụ lượng rượu tương đương.

Đột quỵ
Theo The British Stroke Association (Hiệp hội nghiên cứu đột quỵ ở Anh), rượu có thể gây ra các triệu chứng rung tâm nhĩ (loạn nhịp tim), làm tăng nguy cơ đột quỵ đến 5 lần. Gan bị tổn thương do rượu có thể ngăn chặn quá trình máu đông, từ đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ do chảy máu não gây ra.

Suy yếu hệ miễn dịch
Cũng theo NIAAA, uống quá nhiều rượu có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ bị các loại vi khuẩn, virus bệnh tấn công. Trong đó, người nghiện rượu mãn tính có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và lao phổi hơn những người uống rượu ít. Đặc biệt, uống quá nhiều rượu trong một lần sẽ làm chậm khả năng chống chọi của cơ thể đối với các loại nhiễm trùng, thậm chí ngay 24 giờ sau khi say rượu.

Sâu răng
Theo The Oral Cancer Foundation (Tổ chức nghiên cứu về ung thư miệng), sâu răng là bệnh thường gặp ở những người nghiện rượu nặng vì lượng đường và axit cao trong rượu. Ngoài ra, các bệnh về nướu và viêm loét miệng cũng phổ biến ở những người tiêu thụ nhiều rượu trong một thời gian dài. Nguy hiểm hơn, rượu được các tổ chức ung thư xác nhận là nguy cơ phổ biến thứ hai gây ra ung thư miệng.

Nhiễm trùng phổi
Theo Medical Daily, có mối liên quan giữa mức tiêu thụ rượu và lượng oxit nitơ - một loại khí tự nhiên giúp chống nhiễm khuẩn trong phổi. Những người uống quá nhiều rượu thi tham gia kiểm tra đều cho kết quả lượng khí này thấp hơn bình thường. Khi lượng khí này giảm thì phổi bị vi khuẩn tấn công càng tăng nên nguy cơ bị nhiễm trùng phổi là rất khó tránh khỏi


Hỗ trợ cai rượu hiệu quả với BoniAncol






Văn phòng tư vấn Công ty tnhh Botania : 204H Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.







Điện thoại tư vấn: 1800.1044 (miễn phí) - 0984.464.844 - 0243.766.2222 - (Giờ hành chính từ 8h đến 12h sáng và từ 1h30 đến 6h30 chiều)
 

Đối tác

Top