Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Tẩy trắng răng có làm răng yếu đi không? Có hại gì không?

Quanghieufinance

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
269
Thích
0
Điểm
16
#1
Tẩy trắng răng là giải pháp cho răng bị sậm màu, ố vàng do nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, không ít người e ngại khi thực hiện phương pháp này do lo lắng tẩy trắng răng có thể làm răng yếu đi và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng. Nếu đang băn khoăn về những vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn.

Tẩy trắng răng có làm răng yếu đi không?
Tẩy trắng răng là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được thực hiện để khắc phục tình trạng răng xỉn màu, ố vàng do thói quen hút thuốc lá, nhiễm kháng sinh, dùng thức ăn, đồ uống đậm màu,… Ngoài ra, phương pháp này cũng được thực hiện cho những trường hợp răng đen do chết tủy.

Bên cạnh hàm răng chắc khỏe, sở hữu nụ cười trắng sáng và rạng rỡ cũng là nhu cầu thiết yếu. Chính vì vậy, không ít người có ý định tẩy trắng răng để khắc phục khuyết điểm răng ngả màu, ố vàng. Tẩy trắng răng sử dụng chất oxy hóa (thường là hoạt chất gốc peroxide) để khử màu bám trên men răng và trong ngà răng. Để đẩy nhanh tốc độ khử màu, các bác sĩ sẽ kết hợp chiếu đèn plasma hoặc tia laser.

Với tác động kết hợp giữa tia laser/ đèn plasma cùng với chất oxy hóa, các mảng màu trên răng sẽ nhanh chóng bị loại bỏ. Sau 1 – 2 giờ đồng hồ, bạn sẽ sở hữu hàm răng trắng sáng hơn 3 – 4 tông. Phương pháp này hoàn toàn không xâm lấn, quy trình đơn giản, dễ thực hiện và chi phí hợp lý nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, không ít người e ngại khi thực hiện do băn khoăn về vấn đề “Liệu tẩy trắng răng có làm răng yếu đi không?”.
Tẩy trắng răng là kỹ thuật nha khoa thường quy và hầu hết các bệnh viện, phòng khám đều có thực hiện. Các hoạt chất gốc peroxide được sử dụng trong kỹ thuật này như Hydrogen peroxide và Carbamide peroxide đã được FDA Hoa Kỳ và Bộ y tế công nhận về độ an toàn và được chấp thuận dùng trong kỹ thuật tẩy trắng răng.
Xem thêm: nha khoa medlatec

Các hoạt chất này có khả năng cắt đứt các chuỗi phân tử màu trên men răng, ngà răng, từ đó trả lại hàm răng trắng sáng và nụ cười rạng rỡ. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, phương pháp này hoàn toàn không khiến răng bị yếu đi. Tuy nhiên khi thực hiện, dây thần kinh ở ngà răng, tủy răng có thể bị kích thích dẫn đến cảm giác ê buốt và khó chịu. Cảm giác này chỉ diễn ra trong vòng vài ngày và sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một thời gian ngắn.

Nếu có nhu cầu tẩy trắng răng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Mặc dù là kỹ thuật an toàn, không xâm lấn nhưng tẩy trắng răng không phù hợp với tất cả đối tượng. Người dưới 16 tuổi, người mắc các bệnh nha khoa như viêm nha chu, mòn cổ răng, sâu răng, viêm nướu, người có các bệnh lý toàn thân, phụ nữ mang thai và đang cho con bú sẽ không được thực hiện tẩy trắng răng do tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tẩy trắng răng có hại gì không?
Tẩy trắng răng có hại gì không là băn khoăn của không ít bạn đọc. Như đã đề cập, kỹ thuật này đã được kiểm định về độ an toàn và đã được áp dụng rộng rãi để khắc phục tình trạng răng xỉn màu, ố vàng. Do đó, nếu thực hiện đúng kỹ thuật, tẩy trắng răng hoàn toàn không gây ra bất cứ tác hại nào.

Trong quá trình thực hiện, thuốc tẩy trắng răng có thể kích thích dây thần kinh ở ngà răng dẫn đến cảm giác ê buốt. Tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày và sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi được chăm sóc đúng cách. Ê buốt sau khi tẩy trắng răng là phản ứng thông thường, hoàn toàn không phải là tác hại của phương pháp.

Trên thực tế, một số trường hợp có thể gặp phải tác hại khi tẩy trắng răng do thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng. Tại các phòng khám nhỏ, bác sĩ thường không được đào tạo chuyên sâu nên dễ thực hiện sai kỹ thuật, sử dụng thuốc tẩy trắng răng nồng độ quá cao và chiếu đèn plasma/ tia laser quá thời gian quy định.

Ngoài ra, một số bác sĩ không kiểm tra răng miệng của khách hàng kỹ trước khi tẩy trắng răng dẫn đến tình trạng răng ê buốt, đau nhức dữ dội. Vì vậy để đảm bảo an toàn khi tẩy trắng răng, bạn nên lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy khi có nhu cầu thực hiện phương pháp này.

Nếu có ý định tẩy trắng răng bằng máng, nên tìm gặp bác sĩ để được khám răng miệng và tư vấn loại thuốc có nồng độ phù hợp. Tự ý dùng thuốc tẩy trắng răng có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng phụ. Ngoài ra trong quá trình dùng máng tẩy trắng răng tại nhà, bạn nên chú ý những biểu hiện bất thường và thông báo với bác sĩ để được thăm khám và xử trí.
Xem thêm: nha khoa đại dương

Một số lưu ý khi tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng ngả màu, ố vàng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau khi áp dụng phương pháp này, bạn sẽ sở hữu ngay hàm răng trắng sáng và nụ cười rạng rỡ. Tuy nhiên trước khi thực hiện, nên lưu ý một số vấn đề sau:
Lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy nếu có ý định tẩy trắng răng. Ngoài ra, nên nhờ bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp nhất với mức độ ố vàng của răng và tình trạng sức khỏe răng miệng.
Trong trường hợp bị mòn men răng, sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng,… bạn nên điều trị dứt điểm trước khi áp dụng bất cứ kỹ thuật nha khoa nào. Nếu không chữa dứt điểm, răng có thể bị ê buốt và đau nhức dữ dội sau khi tẩy trắng răng.
Trong quá trình tẩy trắng răng, răng có thể bị đau nhức và ê buốt. Để giảm mức độ ê buốt , bạn nên hạn chế dùng thức ăn nóng, lạnh, cứng, khô và nhiều gia vị. Thay vào đó, nên dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội và ít gia vị trong khoảng vài ngày cho đến khi tình trạng ê buốt thuyên giảm hoàn toàn.
Nếu có các vấn đề sức khỏe, bạn nên thông báo với bác sĩ để được cân nhắc có nên tẩy trắng răng hay không.
Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Do đó, một số người có thể không đạt được kết quả như mong muốn sau khi tẩy trắng răng. Trong trường hợp này, có thể cân nhắc dán sứ Veneer hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.
Sau khi tẩy trắng răng, nên kiêng thức ăn, đồ uống đậm màu, tránh hút thuốc lá và dùng các sản phẩm chăm sóc răng chứa fluor với liều lượng vừa phải để giữ cho răng được trắng sáng lâu dài.
Bài viết đã tổng hợp các thông tin giải đáp “Tẩy trắng răng có làm răng yếu đi không? Có gây hại gì không?”. Nếu còn thắc mắc về phương pháp này, bạn nên trao đổi thêm với nha sĩ để được tư vấn cụ thể trước khi áp dụng.
 

Đối tác

Top