- Tham gia
- 11/2/19
- Bài viết
- 184
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Nhắc đến Đà Lạt, chắc hẳn đa phần mọi người đều liên tưởng đến một thành phố đầy thơ mộng trong cái se lạnh quanh năm, đi khắp thành phố đâu đâu cũng là những triền hoa xanh ngát và đủ các sắc màu. Đi du lịch Đà Lạt thì không thể nào bỏ qua được những địa điểm quen thuộc như: hồ Xuân Hương, đỉnh LangBiang hay đồi Mộng Mơ,… Tuy nhiên, khách du lịch ghé thăm thì nhiều, nhưng có mấy ai thật sự khám phá ra được những điều thú vị quanh thành phố đầy mộng mơ, xinh đẹp này chưa?
Kiến trúc Đà Lạt – một nước Pháp thu nhỏ chính hiệu
Với khí hậu mát mẻ, se se lạnh, Đà Lạt có thể dễ dàng làm hài lòng bất cứ vị khách nào ghé thăm nó kể cả là khách Tây hay Ta. Nếu có dịp đi du lịch Đà Lạt, các bạn hãy thử một lần chú ý đến tổng thể kiến trúc Đà Lạt mà xem, các bạn sẽ cảm thấy như mình đang ở một nơi nào đó trên quê hương của tháp Eiffel. Từ cách thiết kế các ngôi biệt thự nằm sâu dưới những tán cây thông xanh ngát cho đến hoa cỏ trên những cung đường dài tít tắp.
Những ngôi biệt thự xinh xắn dưới các cánh rừng thông
Đà Lạt – nơi không có đèn giao thông
Nghe đến điều này chắc hẳn cũng có nhiều người giật mình ngạc nhiên đấy! Chính xác là trên những con đường Đà Lạt không hề có bất cứ đèn tín hiệu nào để điều khiển giao thông, nên các bác tài khi chở tour du lịch Đà Lạt có thể lướt băng băng trên đường mà không sợ gặp phải cột đèn đỏ nào. Nguyên nhân của việc này được người dân địa phương giải thích rất đơn giản, đó là do địa hình của Đà Lạt có nhiều dốc, đa phần nếu có đèn đỏ thì đều trúng vào chỗ dốc nên xe cộ lưu thông sẽ khó khăn, khá là nguy hiểm nên thành phố này không có đèn giao thông.
Xe cộ lưu thông trên các con đường không có đèn giao thông tại Đà Lạt
4 mùa diễn ra trong 1 ngày
Ở Việt Nam các bạn sẽ không thể nào biết được cảm giác của 4 mùa xuân – hạ - thu – đông ra sao, nhưng riêng Đà Lạt thì lại khác. Nếu muốn biết nó khác ra sao các bạn hãy book ngay một vé đi du lịch Đà Lạt tại Du Lịch Việt để tự mình trải nghiệm điều đó.
Buổi sáng tại đây, sương mù bao phủ kín lối đi kèm theo cái khí se se lạnh chẳng khác gì đầu xuân. Đến trưa, trời dần ấm nóng hơn vì ánh nắng mặt trời lên cao nhưng không phải là cái nắng gay gắt mà khá là dịu nhẹ.
Đà Lạt huyền ảo trong làn sương mù buổi sáng tinh mơ
Còn vào buổi chiều, ánh nắng còn sót lại của hoàng hôn sẽ mang đến cho các bạn không khí mát mẻ, dịu dàng lạ thường. Đêm đến khi nhiệt độ xuống thấp làm không khí trở nên lạnh hơn chứ không còn là cảm giác se se nữa, có thể khiến các bạn cảm giác tựa như mùa đông của Hàn Quốc đang đến gần. Thời điểm này thì rất thích hợp cho những nhóm bạn cùng nhau đốt lửa trại và tổ chức ngay một bữa tiệc BBQ ngoài trời đầy ấm cúng.
Đà Lạt tháng 7 – mùa của những cánh đồng hoa oải hương
Tháng 7 – thời điểm mà các bạn học sinh vẫn đang được nghỉ hè, thế thì phải đi du lịch Đà Lạt ngay thôi! Đây được xem là thời điểm mà những cánh đồng hoa oải hương (Lavender) tại Đà Lạt nở rộ. Những bông hoa xinh xắn đầy sắc màu sẽ tỏa hương thơm ngát thu hút du khách ghé thăm và tha hồ dạo chơi, check – in cùng bạn bè, người thân. Nhưng các bạn cũng đừng mải mê với oải hương mà bỏ quên những vườn hoa cẩm tú cầu lung linh không kém.
Các bạn trẻ thỏa thích chụp ảnh bên vườn hoa cẩm tú cầu
Một lưu ý nhỏ dành cho các du khách nếu muốn đi tour Đà Lạt trong tháng 7, đó chính là thời gian này Đà Lạt hay có những cơn mưa rào rất bất chợt nên các bạn hãy nhớ chuẩn bị hành trang du lịch thật kỹ nhé.
Lầm tưởng về việc chinh phục đỉnh LangBiang huyền thoại
Du khách khi tham gia các tour du lich Da Lat, đa phần đều sẽ rất hứng thú trong việc chinh phục đỉnh LangBiang. Đỉnh đồi Radar (1929m) là nơi mà mọi người thường lầm tưởng rằng chính là đỉnh cao nhất của LangBiang, nhưng thực chất đây không phải là nơi cao nhất.
Đỉnh núi LangBiang huyền thoại khiến nhiều du khách lầm tưởng
Vì LangBiang còn có nhiều đỉnh núi khác chứ không phải là một đỉnh như du khách vẫn thường nghĩ. Hai đỉnh cao nhất đó chính là đỉnh Ông (2124m) và đỉnh Bà (2167m), thực tế thì vẫn chưa có chiếc xe Jeep nào có thể đưa các bạn lên đến đỉnh của những ngọn núi này.
Nguồn gốc của cái tên Đà Lạt
Có thể nói đã rất nhiều người từng đi du lich Da Lat, thậm chí là đi khá nhiều lần nhưng sẽ không bao giờ đặt ra suy nghĩ về nguồn gốc của cái tên thành phố Đà Lạt này. Vì vậy mà trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn khám phá ra điều đó.
Nhiều giả thiết đã được đặt ra về xuất xứ của cái tên Đà Lạt này. Có ý kiến cho rằng cái tên này xuất xứ từ người Pháp, họ đã dùng những chữ cái của tiếng Latinh để ghép thành câu “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” (nghĩa là cho những người này niềm vui, những người khác sự mát lành).
Đà Lạt vào những thời kỳ xưa
Cũng có ý kiến khác thì cho rằng, Đà Lạt là cách đọc trại của từ Đa Lạc (nhiều niềm vui, ý chỉ nhiều địa danh khác nhau của thành phố này như Đa Lợi, Đa Lộc, Đa Thành,…)
Tuy nhiên, giả thiết có vẻ như được chấp nhận nhiều nhất đó là, Đà Lạt có nguồn gốc từ chữ Đạ Lạch (một tên khác của suối Cam Ly), cái tên Đà Lạt (Đạ Lạch) nghĩa là nước hay suối của người Lạch.
Hiện nay, những giả thiết này dường như đã bị chìm vào quên lãng, du khách đến đây chỉ còn biết Đà Lạt qua những cái tên rất thơ mộng khác như: “Thành phố buồn”, “Thành phố mộng mơ”, “Thành phố ngàn hoa”, “Tiểu Paris”,…
Kiến trúc Đà Lạt – một nước Pháp thu nhỏ chính hiệu
Với khí hậu mát mẻ, se se lạnh, Đà Lạt có thể dễ dàng làm hài lòng bất cứ vị khách nào ghé thăm nó kể cả là khách Tây hay Ta. Nếu có dịp đi du lịch Đà Lạt, các bạn hãy thử một lần chú ý đến tổng thể kiến trúc Đà Lạt mà xem, các bạn sẽ cảm thấy như mình đang ở một nơi nào đó trên quê hương của tháp Eiffel. Từ cách thiết kế các ngôi biệt thự nằm sâu dưới những tán cây thông xanh ngát cho đến hoa cỏ trên những cung đường dài tít tắp.
Những ngôi biệt thự xinh xắn dưới các cánh rừng thông
Đà Lạt – nơi không có đèn giao thông
Nghe đến điều này chắc hẳn cũng có nhiều người giật mình ngạc nhiên đấy! Chính xác là trên những con đường Đà Lạt không hề có bất cứ đèn tín hiệu nào để điều khiển giao thông, nên các bác tài khi chở tour du lịch Đà Lạt có thể lướt băng băng trên đường mà không sợ gặp phải cột đèn đỏ nào. Nguyên nhân của việc này được người dân địa phương giải thích rất đơn giản, đó là do địa hình của Đà Lạt có nhiều dốc, đa phần nếu có đèn đỏ thì đều trúng vào chỗ dốc nên xe cộ lưu thông sẽ khó khăn, khá là nguy hiểm nên thành phố này không có đèn giao thông.
Xe cộ lưu thông trên các con đường không có đèn giao thông tại Đà Lạt
4 mùa diễn ra trong 1 ngày
Ở Việt Nam các bạn sẽ không thể nào biết được cảm giác của 4 mùa xuân – hạ - thu – đông ra sao, nhưng riêng Đà Lạt thì lại khác. Nếu muốn biết nó khác ra sao các bạn hãy book ngay một vé đi du lịch Đà Lạt tại Du Lịch Việt để tự mình trải nghiệm điều đó.
Buổi sáng tại đây, sương mù bao phủ kín lối đi kèm theo cái khí se se lạnh chẳng khác gì đầu xuân. Đến trưa, trời dần ấm nóng hơn vì ánh nắng mặt trời lên cao nhưng không phải là cái nắng gay gắt mà khá là dịu nhẹ.
Đà Lạt huyền ảo trong làn sương mù buổi sáng tinh mơ
Còn vào buổi chiều, ánh nắng còn sót lại của hoàng hôn sẽ mang đến cho các bạn không khí mát mẻ, dịu dàng lạ thường. Đêm đến khi nhiệt độ xuống thấp làm không khí trở nên lạnh hơn chứ không còn là cảm giác se se nữa, có thể khiến các bạn cảm giác tựa như mùa đông của Hàn Quốc đang đến gần. Thời điểm này thì rất thích hợp cho những nhóm bạn cùng nhau đốt lửa trại và tổ chức ngay một bữa tiệc BBQ ngoài trời đầy ấm cúng.
Đà Lạt tháng 7 – mùa của những cánh đồng hoa oải hương
Tháng 7 – thời điểm mà các bạn học sinh vẫn đang được nghỉ hè, thế thì phải đi du lịch Đà Lạt ngay thôi! Đây được xem là thời điểm mà những cánh đồng hoa oải hương (Lavender) tại Đà Lạt nở rộ. Những bông hoa xinh xắn đầy sắc màu sẽ tỏa hương thơm ngát thu hút du khách ghé thăm và tha hồ dạo chơi, check – in cùng bạn bè, người thân. Nhưng các bạn cũng đừng mải mê với oải hương mà bỏ quên những vườn hoa cẩm tú cầu lung linh không kém.
Các bạn trẻ thỏa thích chụp ảnh bên vườn hoa cẩm tú cầu
Một lưu ý nhỏ dành cho các du khách nếu muốn đi tour Đà Lạt trong tháng 7, đó chính là thời gian này Đà Lạt hay có những cơn mưa rào rất bất chợt nên các bạn hãy nhớ chuẩn bị hành trang du lịch thật kỹ nhé.
Lầm tưởng về việc chinh phục đỉnh LangBiang huyền thoại
Du khách khi tham gia các tour du lich Da Lat, đa phần đều sẽ rất hứng thú trong việc chinh phục đỉnh LangBiang. Đỉnh đồi Radar (1929m) là nơi mà mọi người thường lầm tưởng rằng chính là đỉnh cao nhất của LangBiang, nhưng thực chất đây không phải là nơi cao nhất.
Đỉnh núi LangBiang huyền thoại khiến nhiều du khách lầm tưởng
Vì LangBiang còn có nhiều đỉnh núi khác chứ không phải là một đỉnh như du khách vẫn thường nghĩ. Hai đỉnh cao nhất đó chính là đỉnh Ông (2124m) và đỉnh Bà (2167m), thực tế thì vẫn chưa có chiếc xe Jeep nào có thể đưa các bạn lên đến đỉnh của những ngọn núi này.
Nguồn gốc của cái tên Đà Lạt
Có thể nói đã rất nhiều người từng đi du lich Da Lat, thậm chí là đi khá nhiều lần nhưng sẽ không bao giờ đặt ra suy nghĩ về nguồn gốc của cái tên thành phố Đà Lạt này. Vì vậy mà trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn khám phá ra điều đó.
Nhiều giả thiết đã được đặt ra về xuất xứ của cái tên Đà Lạt này. Có ý kiến cho rằng cái tên này xuất xứ từ người Pháp, họ đã dùng những chữ cái của tiếng Latinh để ghép thành câu “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” (nghĩa là cho những người này niềm vui, những người khác sự mát lành).
Đà Lạt vào những thời kỳ xưa
Cũng có ý kiến khác thì cho rằng, Đà Lạt là cách đọc trại của từ Đa Lạc (nhiều niềm vui, ý chỉ nhiều địa danh khác nhau của thành phố này như Đa Lợi, Đa Lộc, Đa Thành,…)
Tuy nhiên, giả thiết có vẻ như được chấp nhận nhiều nhất đó là, Đà Lạt có nguồn gốc từ chữ Đạ Lạch (một tên khác của suối Cam Ly), cái tên Đà Lạt (Đạ Lạch) nghĩa là nước hay suối của người Lạch.
Hiện nay, những giả thiết này dường như đã bị chìm vào quên lãng, du khách đến đây chỉ còn biết Đà Lạt qua những cái tên rất thơ mộng khác như: “Thành phố buồn”, “Thành phố mộng mơ”, “Thành phố ngàn hoa”, “Tiểu Paris”,…