Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Hồ Chí Minh Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu ngành du lịch

ThaiManhCEO

Thành viên cấp 1
Tham gia
7/2/20
Bài viết
11
Thích
3
Điểm
3
#1
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu ngành du lịch
Với tốc độ tăng trưởng ổn định từ 10 -17%/năm và du lịch Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Nhiều công ty du lịch nhiều năm qua đã phát triển rất lớn mạnh và liên tục được xếp hạng trong top 10 công ty du lịch tốt nhất. Để cạnh tranh được với những đơn vị này cần thời gian và nguồn lực khá lớn. Nhưng trước khi nhảy vào cuộc chiến thị trường hãy xem bộ nhận diện thương hiệu đã đầy đủ chưa. Đây là điều rất quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn xem nhẹ. Hãy cùng mades tìm hiểu về bộ nhận diện thương hiệu của ngành du lịch nhé.
1. Bộ nhận diện thương hiệu ngành du lịch
Cũng giống như các ngành nghề khác, bộ nhận diện thương hiệu ngành du lịch bao gồm 3 danh mục chính:
Các danh mục còn lại
Mỗi danh mục trong bộ nhận diện đều có những vai trò nhất định, đặc thù của kinh doanh du lịch là có rất nhiều loại hình bao gồm: Du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch dài ngày, ngắn ngày, du lịch gia đình, du lịch lữ hành, du lịch một phần… mỗi loại hình như vậy lại gắn với nhiều địa điểm du lịch khác nhau. Chính vì thế bộ nhận diện thương hiệu của ngành du lịch có khá nhiều điều hấp dẫn.
1.1 Bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi
Về mặt cấu trúc danh mục thì hầu như tất cả mọi doanh nghiệp trong tất cả các ngành nghề đều có bộ nhận diện cốt lõi bao gồm: Tên thương hiệu, thiết kế logo, slogan.
1.1.1 Tên thương hiệu
Người xưa có câu nói vui rằng “cái tên nói lên tất cả” quả không sai, Việt Nam – Vietravel, SaiGonTourist, Bến Thành Tourist, HaNoiTourist là những cái tên quen thuộc thường nằm trong top 10 công ty du lịch nổi tiếng. Những từ như travel, tourist là các từ ngữ chỉ ngành nghề, và được nhiều du khách du lịch nhắc đến. Đặt những tên thương hiệu chứa từ ngữ này không những quen thuộc, dễ nhớ mà marketing online thực sự rất lợi thế.
Những doanh nghiệp sử dụng tên thương hiệu tiếng việt thường chứa các từ ngữ như du lịch, lữ hành… Tiêu biểu là các doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam – Hà Nội, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp đều sử dụng tên thương hiệu bằng 2 phiên bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
1.1.2 Logo
Nhắc đến thiết kế logo của ngành du lịch thì không thể không nói đến 2 chữ “biểu tượng”.
Một điều dễ nhận thấy ở logo của các công ty du lịch là họ thường sử dụng biểu tượng du lịch nổi tiếng nhất tại địa điểm mà họ kinh doanh đưa vào trong thiết kế logo. Những ví dụ nổi bật có thể kể ra như: HaNoiTourist sử dụng hình ảnh Quốc Tử Giám trong logo, du lịch Phú Thọ có logo sử dụng hình ảnh đền thờ Hùng Vương hay du lịch Quảng Ninh có logo hình ảnh Vịnh Hạ Long.
Ngoài những biểu tượng là các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng thì nhiều doanh nghiệp sử dụng các hình ảnh: Máy bay thể hiện tầm nhìn vươn cao ra nhiều thị trường khác nhau, Biểu tượng Hoa Sen là quốc hoa của Việt Nam, biểu tượng nón lá… đều là những hình ảnh tiêu biểu của ngành du lịch.
Logo ngành du lịch thường sử dụng khá nhiều màu sắc vì đặc thù của du lịch là sự đa dạng về địa điểm. Vì thế sử dụng nhiều màu sắc thể hiện doanh nghiệp mình có nhiều dịch vụ, nhiều tour du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
1.1.3 Slogan
Slogan của các công ty du lịch đều khá dễ hiểu, bởi vì ngành nghề này tuy có nhiều địa điểm và nhiều loại hình kinh doanh nhưng đều hướng đến một điểm chung là: Khám phá và trải nghiệm. Các từ ngữ thường được sử dụng trong slogan: Vẻ đẹp, tận hưởng, chào đón, thú vị, ngạc nhiên, niềm vui, tuyệt vời… Có thể kể ra một số slogan tiêu biểu: Việt Nam - “Timeless Charm” (Vẻ đẹp bất tận), Philippines – “It’s More Fun In The Philippines” (Nhiều niềm vui hơn ở Philippines), Indonesia - “Wonderful Indonesia” (Indonesia tuyệt vời)...
Slogan cũng giống tên thương hiệu gồm có phần tiếng Việt và tiếng Anh vì khách hàng của ngành du lịch có thể là đến từ trong nước hoặc ngoài nước. Điều này thực sự cần thiết.
1.2 Bộ nhận diện thương hiệu cơ bản
Bộ nhận diện thương hiệu cơ bản trong ngành du lịch được xây dựa trên những danh mục cốt lõi, để dễ hình dung hơn chúng ta có thể chia thành 3 danh mục con:
Bộ nhận diện cơ bản ứng dụng trong văn phòng.
Bộ nhận diện truyền thông quảng cáo.
Bộ nhận diện sử dụng trong quà lưu niệm.
1.2.1 Bộ nhận diện ứng dụng trong văn phòng.
Bộ nhận diện ứng dụng trong văn phòng có phần “ít quan trọng” hơn so với các ngành nghề khác. Du lịch diễn ra quanh năm nhưng hiếm có khách hàng mà tuần nào cũng đi du lịch, tháng nào cũng đi du lịch. Đa số khách hàng thường sẽ đi du lịch mỗi năm 1, 2 lần và thường lựa chọn những địa điểm mới để đi nghỉ. Trước mỗi kỳ nghỉ họ thường lên kế hoạch và tìm hiểu thông tin rất kỹ về địa điểm đó. Vì thế danh thiếp trao cho khách hàng nhiều khi được nhìn nhận là thủ tục chứ không hẳn là một cách thức để duy trì sự liên lạc.
Tuy nhiên, đó chỉ là sự nhìn nhận dưới góc độ của cá nhân và chỉ với một danh mục nhỏ là danh thiếp. Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng trong văn phòng có nhiều danh mục nhỏ và nhiều khi sức mạnh của bộ nhận diện lớn hơn rất nhiều so với việc giữ liên lạc với khách hàng. Nên xem nhẹ bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng là một “sai lầm” lớn.
Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng trong văn phòng ngành du lịch bao gồm:
Danh thiếp( name card)
Hóa đơn
Cờ hiệu
Thẻ nhân viên
Thông báo
Tờ thông tin

1.2.2 Bộ nhận diện thương hiệu truyền thông, quảng cáo.
Đây mới chính nơi thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp du lịch. Trong marketing du lịch ở giai đoạn đầu, khi mục đích quảng cáo là thu hút khách hàng, tạo sự nhận biết trong tâm trí khách hàng, doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm và chăm sóc khách hàng. Thì ở giai đoạn sau, khi khách hàng có nhu cầu và mong muốn thực sự thì họ sẽ chủ tìm kiếm. Lúc này doanh nghiệp nào truyền thông tốt thì khách hàng sẽ tin tưởng.
Bộ nhận diện thương hiệu truyền thông, quảng cáo bao gồm:
Offline:
Băng rôn, banner, biển hiệu
Trang trí phương tiện giao thông
Tờ rơi, tờ gấp, lịch, thư mời
Brochure, catalogue, túi…
Đồng phục nhân viên và hướng dẫn viên du lịch.
Online:
Giao diện website
Social (Facebook, zalo, instagram)
Landing Page, chữ ký điện tử…
Trong đó, phần online sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng. Đầu tư vào website hay social không chỉ đem lại nguồn lợi ngắn hạn mà những nguồn lợi dài hạn còn lớn hơn rất rất nhiều lần.
Để chi tiêu khoảng 10 - 20 triệu cho một chuyến du lịch không ít gia đình phải tìm hiểu rất kỹ về địa điểm ở đâu, công ty đó có uy tín không,... Điều họ nghĩ đến đầu tiên sẽ là search google. Vậy doanh nghiệp nào đứng đầu sẽ là doanh nghiệp có lợi thế nhất. Để đứng ở top 1 google không những phải có đội ngũ marketing hùng hậu mà còn phải có một website đẹp và chuyên nghiệp. Còn chần chừ gì nữa mà không tìm kiếm một đơn vị thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp ngay bây giờ.
1.2.3 Bộ nhận diện sử dụng trong quà lưu niệm.
Đơn giản có thể là cái mũ, cái áo, lắc treo chìa khóa… Đầu tư vào những món quà lưu niệm cho một tour du lịch không tốn kém như bạn nghĩ, nhưng hiệu quả mang lại thì cực kỳ to lớn:
Thứ nhất, chẳng khách hàng nào mà không thích được tặng quà, đi du lịch trời nắng nóng tặng mỗi người một cái mũ có gắn logo công ty hay tặng một chai nước với thiết kế thương hiệu của công ty. Bạn nghĩ xem đó có phải là món quà rất ý nghĩa hay không?
Thứ hai, dễ dàng trong khâu quản lý. Một tour du lịch thường khoảng 20 người đi cùng lúc, mặt khác còn nhiều công ty khác cũng thực hiện tour đó cùng thời điểm với mình. Nếu như không có áo hoặc mũ để nhận diện thì sẽ rất dễ lạc vào nhiều đoàn khác nhau, điều này rất nguy hiểm.
Thứ 3, marketing gián tiếp một cách hiệu quả. Những người đi du lịch họ thường có xu hướng mang những món quà lưu niệm về dành tặng những người thân, bạn bè của họ. Những món quà này ít nhiều sẽ tác động đến sự lựa chọn của các khách hàng mới. Thử nghĩ xem, mình cũng muốn đi du lịch, lại được đứa bạn tặng cái mũ xinh xinh của công ty du lịch A ( ví dụ ) . Tại sao mình không thử tìm hiểu bắt đầu từ công ty A?
Ngoài ra, nếu công ty có điều kiện có thể làm các món quà lưu niệm có giá trị cao hơn đồ mỹ nghệ, đồ thủ công… điều này có thể sẽ phải đầu tư nhiều. Nhưng nếu mang lại hiệu quả cao thì mình cũng nên thử. Nhưng nên nhớ, phải có thiết kế logo hoặc hình ảnh thương hiệu trên món quà nhé.
1.3 Bộ nhận diện thương hiệu khác.
Ngoài những danh mục đã được nêu ra phía trên thì còn một số danh mục khác nữa, những danh mục này sẽ tùy đặc thù từng công ty mà có thể sử dụng hay không. Có thể là các công ty chuyên về tour quốc tế hay những công ty du lịch có đặc trưng như làng du lịch, du lịch trải nghiệm sẽ có các danh mục nhận diện đi kèm. Còn về cơ bản thì có tất cả các danh mục đã nêu trên là đầy đủ rồi.
2. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu ngành du lịch bắt đầu từ đâu.
Với một bộ danh mục khá đồ sộ, thì mỗi doanh nghiệp nên bắt đầu từ những thứ cốt lõi. Bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi. Đấy là những tiền đề để chúng ta có thể xác định được mục tiêu kinh doanh. Từ đó, xác định những giai đoạn cụ thể để lựa chọn những danh mục cần thiết kế. Vừa tiếp cận và chăm sóc khách hàng tốt lại vừa tiết kiệm được kha khá ngân sách cho doanh nghiệp. Quan trọng hơn hết là hãy tìm cho mình một đơn vị thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp để đặt trọn niềm tin. Cuộc chiến thương hiệu là một chặng đường dài, không phải ngày một, ngày hai mà có thể lấy lòng tin từ khách hàng được. Lựa chọn thiết kế ở một đơn vị uy tín sẽ giúp bạn đạt những kết quả vượt trên cả mong đợi.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn toàn cảnh về bộ nhận diện thương hiệu ngành du lịch. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ với Mades để được tư vấn và hỗ trợ. Chúc doanh nghiệp của bạn thành công.
 

Đối tác

Top