Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Thời trang nhanh: Sự thay đổi chóng mặt về phong cách đến sản xuất

Onions.245

Thành viên cấp 1
Tham gia
30/3/23
Bài viết
17
Thích
0
Điểm
1
#1
Thời trang nhanh: Sự thay đổi chóng mặt về phong cách đến sản xuất

Trong xã hội ngày nay, khái niệm "thời trang nhanh" đã trở thành một từ khóa quan trọng, nắm giữ sự quan tâm của hàng triệu người trên khắp thế giới. Với tốc độ sản xuất nhanh, xu hướng thay đổi liên tục và sự tiếp cận dễ dàng thông qua internet, ngành công nghiệp thời trang nhanh đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách chúng ta mua sắm và tự biểu đạt qua trang phục.

1. Thời trang nhanh fast fashion là gì?
Fast fashion hay còn gọi là thời trang nhanh là thuật ngữ được sử dụng để mô tả những món quần áo bắt kịp xu hướng nhanh chóng; chúng lấy ý tưởng từ những món đồ trong các buổi trình diễn thời trang và được sản xuất rất nhanh để chuyển đến các cửa hàng. Thời trang nhanh cho phép người tiêu dùng mua quần áo hợp thời với giá cả phải chăng.

Trong những năm 1960 - 1970, giới trẻ bắt đầu có nhiều nhu cầu hơn về thời trang đặc biệt là nhu cầu thể hiện phong cách cá nhân. Hàng hoạt nhà may trên thế giới bắt kịp xu hướng đó và sáng tạo ra rất nhiều những bộ quần áo hợp thời trang mà giá lại rất vừa lòng mọi người bắt đầu xuất hiện và tạo ra những bộ thời trang High-end, High street.

Trong những năm 1990 và đầu năm 2000, cụm từ "fast fashion" bắt đầu được nhiều người biết đến. Không dừng lại ở đó, fast fashion đã trở thành một ngành công nghiệp bùng nổ lớn ở Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu,... và rất được ưa chuộng. Thời trang nhanh dần dần bắt đầu vượt qua các hãng thời trang hàng đầu trên Thế giới.

2. Sức cạnh tranh của xu hướng thời trang nhanh
Trước đây, mua sắm quần áo được xem là nhu cầu theo mùa. Người tiêu dùng sẽ tiết kiệm tối đa để mua quần áo mới vào những thời điểm nhất định trong năm. Những người có ý thức về phong cách sẽ có được một bản xem trước các phong cách sắp có thông qua các buổi trình diễn thời trang trưng bày các bộ sưu tập và dòng quần áo mới vài tháng trước khi chúng xuất hiện trong các cửa hàng.


3. Ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh fast fashion
Đặc tính của xu hướng fast fashion là về mặt tốc độ ra sản phẩm, vậy nên thời gian là yếu tố cạnh tranh hàng đầu của các thương hiệu thời trang nhanh. Bên cạnh lợi thế cạnh tranh, fast fashion vẫn tồn tại nhiều nhược điểm cần xem xét kỹ lưỡng.

3.1 Ưu điểm
Sản phẩm ra mắt liên tục: Thời trang nhanh có lợi cho các nhà bán lẻ vì việc các sản phẩm mới liên tục ra mắt khuyến khích khách hàng đến cửa hàng thường xuyên hơn, đồng nghĩa với việc họ sẽ mua nhiều hàng hơn.

Không cần chương trình giảm giá vẫn bán được hàng: Tốc độ dịch chuyển nhanh chóng của thời trang nhanh giúp các nhà bán lẻ tránh được việc phải giảm giá khiến lợi nhuận sụt giảm. Các công ty không bổ sung thêm số lượng của một mẫu quần áo mà thay thế nó bằng một mẫu quần áo khác. Do đó, người tiêu dùng sẽ mua mặt hàng mà họ thích bất kể nó có giá bao nhiêu, vì họ biết rằng nó sẽ không tồn tại lâu trong cửa hàng.

Bắt kịp xu hướng mới: Thời trang nhanh cũng mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt nếu một nhà bán lẻ có thể bắt kịp xu hướng trước các đối thủ cạnh tranh. Và nếu có bất kì tổn thất nào, các nhà bán lẻ thời trang có thể phục hồi nhanh chóng bằng cách tung ra một dòng quần áo hoặc sản phẩm mới.

3.2 Nhược điểm
Chất lượng không đảm bảo: Vì là thời trang nhanh nên những mặt hàng thường không bền do chất liệu vải kém chất lượng.

Dễ bị đào thải: trend mới xuất hiện liên tục sẽ khiến người tiêu dùng nhanh chóng bỏ đi quần áo cũ. Vì vậy số lượng rác thải thời trang mang ngành công nghiệp fast fashion mang tới vô cùng đáng kể.

Ảnh hưởng đến môi trường: Những chất liệu rẻ tiền tạo nên các bộ trang phục thời trang nhanh thường tốn thời gian lâu để sản xuất mà cũng tốn nhiều thời gian, quá trình dài để phân hủy. Sau khi phân hủy chúng có thể tạo ra các chất làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất hoặc nguồn nước khi rác thải bị chôn dưới lòng đất.

4. Tại sao người tiêu dùng lựa chọn fast fashion?
Các thương hiệu thời trang nhanh ra đời nhằm để đáp ứng nhu cầu thời trang đang ngày càng gia tăng của con người đồng thời để bắt kịp xu hướng, trend theo từng năm. Những bộ trang phục đến từ các thương hiệu fast fashion giờ đã được xem là các set đồ thời thượng, đỉnh cao được trưng bày ở nhiều nơi, vô số người với mong muốn thể hiện phong cách của bản thân sẽ tìm tới các loại trang phục hợp trend, hợp xu hướng này.

4.1 Đối với các cửa hàng bán lẻ
Với xu hướng fast fashion nhanh đến chóng mặt như hiện nay, các nhà bán lẻ sẽ thu về một khoản doanh thu và lợi nhuận khổng lồ nhờ bàn được rất nhiều sản phẩm cho khách hàng. Bên cạnh đó, các đại lý không phải lo lắng việc thiếu hụt khách hàng đến mua sắm bởi các mẫu thiết kế mới luôn được lấp đầy các kệ trong khoảng thời gian ngắn.

4.2 Đối với khách hàng
Đối với những tín đồ thời trang, việc sử dụng fast fashion giúp họ không tốn chi phí quá lớn để sở hữu món đồ mà mình mong muốn. Giờ đây họ đã có các cửa hàng fast fashion đa dạng mẫu mã, kiểu dáng với giá thành rẻ để tha hồ chọn lựa mà không băn khoăn về túi tiền. Nhiều bộ sưu tập mới ra đời chỉ vỏn vẹn trong 1-2 tháng giúp khách hàng bắt kịp trend, có nhiều sự lựa chọn trang phục để thể hiện cá tính, phong cách bản thân.

5. Một số thương hiệu fast fashion nổi tiếng
Tại thị trường Việt Nam, người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm và sử dụng sản phẩm của các thương hiệu thời trang nhanh như: Zara, H&M Group, UNIQLO, GAP, Forever 21, Topshop, Esprit, Primark, New Look,… Nhiều công ty vừa là nhà bán lẻ vừa là nhà sản xuất, mặc dù họ thường thuê ngoài việc sản xuất quần áo thực tế.

5.1 Thương hiệu H&M
Được thành lập vào năm 1947, H&M có trụ sở tại Thụy Điển (viết tắt của Hennes & Mauritz) là một trong những công ty lâu đời nhất trong lĩnh vực thời trang nhanh. Tính đến năm 2019, H&M hoạt động tại 74 quốc gia với hơn 5.000 cửa hàng dưới các thương hiệu khác nhau, cùng với H&M, bao gồm COS cao cấp hơn một chút và Monki hướng đến giới trẻ.

5.2 Thương hiệu Zara
Thương hiệu thời trang Zara được sáng lập năm 1975 và sớm định vị là một fast fashion brand vào năm 1990. Zara sản xuất các loại trang phục nhanh đến chóng mặt với 15 ngày là thời gian để một sản phẩm được lên ý tưởng, may và lên kệ bán. Các nhà thiết kế của Zara có thể phác thảo một sản phẩm may mặc công ty bán quần áo nam, nữ và trẻ em và để sản phẩm hoàn chỉnh xuất hiện trên các kệ hàng trong vòng ít nhất bốn tuần. Nó có thể sửa đổi các mặt hàng hiện có trong vòng ít nhất là hai tuần.

Với những chia sẻ trên của GoSELL có thể thấy trong tương lai, ngành thời trang nhanh cần chú trọng đến việc phát triển một hướng đi bền vững, tôn trọng môi trường và đảm bảo điều kiện công bằng cho người lao động. Chỉ khi đó, thời trang nhanh mới thực sự trở thành một ngành công nghiệp đáng tự hào, kết hợp giữa phong cách và trách nhiệm xã hội.
 

Đối tác

Top