Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Tham gia
22/3/22
Bài viết
59
Thích
0
Điểm
6
#1

Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tập thể hoặc tổ chức được pháp luật, xã hội và cộng đồng công nhận về mặt pháp lý đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm hoặc bất kỳ sáng tạo nào mà họ đã tạo ra hoặc sở hữu.
Việc đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu sản phẩm tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình. Vậy đối tượng, lợi ích, hồ sơ, thời gian cũng như dịch vụ đăng ký quyền tác giả như thế nào? Cùng CÔNG TY LUẬT TNHH STARLAW xem ngay bài viết dưới đây!


1. Thủ tục đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
Thủ tục đăng ký tác quyền sẽ được tiến hành thông qua quy trình cụ thể gồm 4 như sau:
Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký
Sau khi đã hoàn thiện tác phẩm, tác giả sẽ thực hiện xác định thể loại của tác phẩm chuẩn bị đăng ký bản quyền.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Tác giả sau khi hoàn tất xác định thể loại của tác phẩm chuẩn bị đăng ký bản quyền sẽ tiến hành soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đăng ký tác quyền theo quy định hiện hành.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận

  • Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký tác quyền.
  • Trong trường hợp hồ sơ đăng ký bị từ chối, Cục Bản quyền tác giả phải thông báo cho người nộp hồ sơ dưới hình thức văn bản.


2. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan sẽ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
  • Đơn đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan theo mẫu quy định;
  • Đơn phải được viết bằng tiếng Việt và có đầy đủ các thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, người sở hữu quyền tác giả hoặc sở hữu quyền liên quan;
  • Thời gian hoàn thành;
  • Tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng;
  • Tên tác giả, người sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phát sinh;
  • Thời gian, địa điểm và hình thức công bố;
  • Thông tin liên quan đến việc cấp lại và cấp đổi (nếu có), cam kết về trách nhiệm đối với các thông tin được ghi trong đơn.
  • Đơn được chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu quyền liên quan ký tên, trừ trường hợp không đủ năng lực về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;
  • Hai bản sao tác phẩm được đăng ký quyền tác giả, hoặc 2 bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là người được tác giả ủy quyền;
  • Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu tự do sáng tạo hoặc giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế hoặc chuyển giao quyền sở hữu;
  • Văn bản chấp thuận của các đồng tác giả nếu tác phẩm được sở hữu chung
  • Văn bản chấp thuận của các đồng chủ sở hữu nếu quyền tác giả và quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2022, ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký phải được làm bằng tiếng Việt, nếu là ngôn ngữ khác thì phải dịch sang tiếng Việt.
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm


3. Điều kiện đăng ký quyền tác giả
Điều kiện bảo hộ quyền tác giả tại Điều 13 Luật SHTT 2005, quy định như sau:
  • Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào;
  • Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
  • Là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh đó, loại hình tác phẩm đủ điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả Điều 14 Luật này như sau:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí, âm nhạc, nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm điện ảnh, sân khấu;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm phái sinh (nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh).
Ngoài ra, 2 đối tượng sau đây không thuộc bảo hộ quyền tác giả:
  • Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.
  • Văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

4. Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả?
  • Việc đăng ký quyền tác giả đóng một vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ tác phẩm của tác giả khỏi việc sử dụng trái phép,sao chép hoặc lạm dụng tác phẩm đó. Quá trình tạo ra một tác phẩm có giá trị đòi hỏi sự đầu tư tư duy, thời gian và tài chính. Cho nên việc đăng ký bản quyền là một sự công nhận cho tác phẩm đó và đồng thời nâng cao, thúc đẩy tinh thần sáng tạo bằng việc tặng thưởng xứng đáng cho tác giả.
  • Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả mang ý nghĩa khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Người muốn sử dụng hoặc sao chép tác phẩm phải có sự đồng ý từ chủ sở hữu. Trong trường hợp có tranh chấp, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ chứng minh quyền sở hữu của tác giả hoặc chủ sở hữu.
  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có giá trị tương tự tài sản khi tham gia vào góp vốn hoặc chuyển nhượng trong doanh nghiệp.

5. Đăng ký quyền tác giả ở đâu?
Theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, để tiến hành việc đăng ký quyền tác giả :
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng.
Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện đến các địa chỉ sau:
  • Địa chỉ trụ sở chính: Số 619 Đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
    Địa chỉ VP HCM: Số 151 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
    Tell : 0931.333.162
    Hotline : 0931.333.162
    Quản lý: 0909.363.269
    Email: luat.starlawvn@gmail.com
 

Đối tác

Top