- Tham gia
- 27/12/22
- Bài viết
- 59
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
THỦ TỤC XUẤT KHẨU CHANH DÂY
Chanh dây hiện đang đứng ở vị trí thứ 17 trong danh sách các loại trái cây có tổng diện tích canh tác lớn 10 nghìn ha ở Việt Nam. Loại trái cây này đang dần phát triển rộng rãi trên nhiều tỉnh cả nước và mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam nổi lên như một quốc gia hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu chanh leo trong khu vực và trên thế giới. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên sản xuất và nhu cầu gia tăng về chanh leo cũng như các sản phẩm chế biến từ loại trái cây này tăng cao, nhất là tại các thị trường cao cấp. Chính vì vậy tiềm năng năng xuất khẩu chanh dây/chanh leo của Việt Nam là rất lớn.
Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục xuất khẩu chanh dây.
1. Mã HS chanh dây
Chanh dây có mã HS là 08109094. Trong đó:
Chương 08: Nhóm các loại quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa
0810: Quả khác, tươi
081090: Loại khác:
08109094: Quả lựu, quả mãng cầu hoặc quả na, quả roi, quả thanh trà, quả chanh leo (dây), quả sấu đỏ, quả táo ta và quả dâu da đất.
2. Hồ sơ hải quan xuất khẩu chanh dây
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu chanh dây gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
Tờ khai hải quan
Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế) (HC)
Các chứng từ liên quan khác,...
3. Lưu ý khi xuất khẩu chanh dây
3.1 Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu chanh dây
Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,...
- Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu chanh dây gồm:
Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)
3.2 Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu chanh dây
Trước 2-3 ngày vận chuyển lô hàng chanh dây, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng chanh dây xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật.
- Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu chanh dây gồm có:
Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)
Danh sách đóng gói (Packing List)
Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)
Mẫu của lô hàng chanh dây xuất khẩu
- Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:
Đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật và khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Lấy mẫu: Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất trước 1-2 ngày mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu. Mẫu có thể kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy.
Khai báo thông tin: Khai báo các thông tin về lô hàng lên hệ thống để ra chứng thư nháp.
Bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, xác nhận hoặc sửa chữa với cơ quan kiểm dịch thì tiến hành bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư gốc.
Lưu ý: Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng. Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.
Các bước xuất khẩu Chanh dây:
Bước 1: Liên hệ người bán hàng và theo dõi quá trình đóng gói hàng hóa.
Bước 2: Kiểm tra chứng tứ xuất khẩu bao gồm Invoice, Packing list, Contract
Bước 3: Lấy booking từ đại lý hãng tàu. Booking thể hiện rõ nơi đi, nơi đến, tên hàng, số khối, trọng lượng
Bước 4: Nhận thông báo hàng đến và debit note của hãng tàu và thanh toán để lấy Lệnh giao hàng.
Bước 5: Truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm ECUS và đăng ký kiểm tra chất lượng.
Bước 6: Nộp các hồ sơ khai báo hải quan cho hải quan nếu tờ khai rơi vào luồng vàng, đỏ, nếu là luồng đỏ, chúng ta phải nộp hồ sơ kiểm hóa, và kiểm hóa hàng cùng với hải quan.
Bước 7: Sau khi thông quan hàng hóa, lấy hàng về kho.
Bước 8: Lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng, báo cáo thuế và kiểm tra sau thông quan (nếu có).
Công ty vận chuyển quốc tế - Giá cước vận tải biển, hàng không.
Công ty logistics chúng tôi được thành lập từ năm 2008, đến nay công ty đã hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho đối tác
Tại Việt Nam công ty logistics chúng tôi có hệ thống văn phòng chi nhánh khắp 3 miền như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Dương và hơn 300 nhân sự
Công ty logistics cước vận chuyển toàn cầu có mạng lưới chi nhánh, đối tác rộng khắp từ China, Taiwan, Korea, Singapore, Malaysia...tới châu Âu, châu Mỹ , Úc luôn đảm bảo cho việc giao nhận hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh và an toàn nhất.
Công ty logistics cước vận chuyển quốc tế - cuocvanchuyen.vn
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS
Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty logistics đáng tin cậy tại Việt Nam, hãy liên hệ với công ty logistics chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.