Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh TIÊU CHÍ 4C (phần 2)

Tierra Diamond VN

Thành viên cấp 1
Tham gia
13/7/22
Bài viết
16
Thích
0
Điểm
1
#1
3. Clarity – Độ trong suốt của kim cương

Độ trong suốt của kim cương là một đánh giá định tính dựa trên các khuyết điểm có trên bề mặt và bên trong kim cương. Về cơ bản, các khuyết điểm này có thể được phân thành 2 loại tùy thuộc vào vị trí của chúng: Tì vết bên ngoài và Tì vết bên trong. Tùy vào kích cỡ và vị trí của khuyết điểm sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến giá trị của viên kim cương. Một viên kim cương nếu có tì vết ở phần chóp dưới (pavilion) sẽ có mức giá cao hơn so với viên kim cương có tì vết nằm ngay trên bề mặt dễ bị nhìn thấy.
Khi kiểm định các cấp độ trong suốt của kim cương, GIA dựa trên 5 yếu tố:
  • Kích thước của tì vết và các con số cụ thể.
  • Vị trí của các tì vết, điều quan trọng là chúng nằm trên ở trên bề mặt hay ở nơi khó có thể nhìn thấy được.
  • Kiểm tra xem các tì vết bên trong hoặc bên ngoài này có ảnh hưởng gì đến cấu trúc của viên kim cương.
  • Và cuối cùng, các tì vết này sẽ được kiểm tra để làm giảm bớt - xem thử kết quả sau đó có gây ảnh hướng đến màu sắc của kim cương hay không.
GIA đã sử dụng thang đo để phân loại ra 6 nhóm trong tổng số 11 cấp độ trong suốt của kim cương như sau:
  • Hoàn hảo (FL): Không có tì vết bên trong và bên ngoài khi quan sát dưới độ phóng đại 10 lần
  • Hoàn hảo bên trong (IF) Không có tì vết bên trong khi quan sát dưới độ phóng đại 10 lần
  • Rất rất ít tì vết bên trong (VVS1 và VVS2) Tì vết bên trong rất nhỏ nên rất khó để một chuyên gia có kỹ năng quan sát được dưới độ phóng đại 10 lần
  • Rất ít tì vết bên trong (VS1 và VS2) Tì vết bên trong có thể quan sát được dưới độ phóng đại 10 lần, nhưng có thể được mô tả là nhỏ
  • Ít tì vết bên trong (SI1 và SI2) Tì vết bên trong có thể thấy rõ dưới độ phóng đại 10 lần
  • Có tì vết bên trong (I1, I2 và I3) Các tì vết rõ ràng dưới độ phóng đại 10 lần có thể ảnh hưởng đến độ trong suốt và chiếu sáng của kim cương.
Nên chọn kim cương có độ trong suốt như thế nào?
Để tim được viên kim cương lý tưởng, các chuyên gia cần xem xét các yếu tố về ngoại hình, đặc điểm có thể ảnh hưởng đến độ bền và vẻ đẹp trong tổng thể. Kim cương có tì vết bên trong lẫn bên ngoài rất khó nhìn thấy bằng mắt thường hoặc không có bất cứ một tì vết nào sẽ có độ trong suốt từ VS2 trở lên. Tuy nhiên, việc chọn mua một viên kim cương có độ trong suốt SI cũng rất đáng giá, nhưng tốt nhất là bạn nên để đội ngũ chuyên gia của chúng tôi xem qua trước khi đưa ra quyết định mua hàng nhằm đảm bảo viên kim cương mà bạn nhận được sẽ không có bất cứ một tì vết nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Bạn cũng có thể kết hợp độ trong suốt của kim cương với nước kim cương để tạo nên những viên kim cương có giá trị hoàn hảo. Ví dụ kim cương từ nước D đến nước F sẽ phù hợp với độ trong suốt từ VS2 trở lên, từ nước G đến nước I phù hợp nhất với độ trong suốt SI.

4. Carat - Trọng lượng kim cương
Carat là đơn vị dùng để đo trọng lượng của kim cương. Trước thế kỷ XX, kim cương được đo bằng hạt carob bởi vì chúng nhỏ và có khối lượng tương đối đồng đều. Từ “carob” chính là nguồn gốc của từ “carat” mà chúng ta dùng ngày nay.
Kích cỡ và trọng lượng kim cương (carat)
Kim cương có kích thước và trọng lượng tỷ lệ thuận với nhau. Việc cắt và đánh bóng một viên kim cương thô thành viên kim cương hoàn chỉnh có thể làm hao tới 2/3 tổng trọng lượng kim cương. Thông thường, một viên kim cương hai carat sẽ đắt hơn hai viên kim cương một carat có cùng chất lượng vì kim cương thô cỡ lớn sẽ khó tìm thấy hơn các loại kim cương thô nhỏ.
Tại Hoa Kỳ, phần lớn kim cương được dùng làm đồ trang sức và được bán dưới dạng kim cương rời có trọng lượng từ một carat trở xuống. Trung bình một viên kim cương trong một chiếc nhẫn cưới sẽ có trọng lượng chưa đến 1/2 carat. Nếu mua một viên đá quý 1 cara có nghĩa là bạn đã mua chính xác 0.2 gram kim cương. Người Việt thường sử dụng milimet (mm) hay còn gọi là ly khi mua viên kim cương, ví dụ như 1 viên kim cương: 4.5 ly sẽ vào khoảng 0.32 - 0.36 carat; 5.4 ly vào khoảng 0.57 - 0.62 carat; 6.3 ly vào khoảng 0.96 - 1.01 carat ; 7.2 ly ở khoảng 1.38 - 1.42 carat và 8.1 ly vào khoảng 1.97 - 2.01 carat.
Là một trong 4C nên khối lượng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của kim cương. Khi các yếu tố khác đều như nhau thì giá kim cương sẽ tăng nếu trọng lượng kim càng lớn, do kim cương lớn thường được ưa chuộng nhiều hơn. Ngoài ra, kim cương dễ tăng trọng lượng hơn nhiều so với tăng kích thước. Ví dụ, một viên kim cương 1 carat với nét cắt hoàn hảo có chiều rộng xấp xỉ 6,5mm, thì một viên kim cương có trọng lượng 2 carat chỉ rộng 8,2mm, tức trọng lượng tăng gấp đôi nhưng kích thước tăng chưa đến 30%.
Đâu sẽ là trọng lượng kim cương phù hợp?
Điều đó phụ thuộc vào sở thích và ngân sách của mỗi người. Nếu bạn muốn tìm kiếm một viên kim cương ‘lanh’ tức là có độ chiếu sáng, ánh lửa mạnh vậy điều cần phải quan tâm nhất chính là kĩ thuật cắt mài (cut) của nó. Vì vậy, một viên kim cương có 'Excellent Cut' dù có kích thước nhỏ nhưng vẫn sẽ trông lấp lánh và bắt mắt hơn nếu như so sánh với một viên kim cương có kích cỡ lớn nhưng cắt kém.
Ngược lại, nếu không quá ưu tiên đến độ chiếu sáng hoàn hảo mà chỉ cần một viên kim cương có khối lượng (carat) lớn cho món trang sức trong mơ. Tierra gợi ý bạn nên lựa chọn viên kim cương có cấp nước từ G-H trở lên (nhóm Near colorless thay vì colorless), độ trong suốt là VS2, cấp độ cắt mài được đánh giá Good hoặc Very Good thay vì Excellent.
 

Đối tác

Top