- Tham gia
- 21/8/23
- Bài viết
- 269
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Tủy răng bị thối là tình trạng mô tủy bị viêm nhiễm lâu ngày dẫn đến tình trạng hôi miệng, răng ngả màu, lung lay, giảm chức năng ăn nhai,… Tình trạng này có thể xảy ra do chấn thương, biến chứng sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa hoặc do các bệnh răng miệng tiến triển nặng.
Các triệu chứng nhận biết tủy răng bị thối
Tủy răng là nguồn nuôi dưỡng ngà răng và dẫn truyền cảm giác về não bộ. Nhờ cơ quan này, răng có cảm nhận được nhiệt độ và lực trong quá trình ăn uống. Khi tủy răng bị thối, răng hoàn toàn không có bất kỳ cảm giác nào do chức năng và cấu tạo đã bị phá vỡ hoàn toàn.
Tủy răng bị thối hay tình trạng nhiễm trùng tủy răng nặng khiến răng ngả màu và khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Ở giai đoạn đầu, viêm nhiễm tủy răng thường gây đau nhức và ê buốt. Theo thời gian, các mô tủy bị vi khuẩn phá hủy dẫn đến tình trạng rỉ dịch có mùi hôi, men răng đổi màu, chất răng giòn, dễ lung lay và suy yếu.
Tủy răng bị thối là tình trạng viêm nhiễm tủy răng kéo dài dai dẳng và đã chuyển biến nặng. Khác với giai đoạn mới phát, tủy răng bị thối thường không gây đau nhức hay ê buốt chỉ biểu hiện qua một số dấu hiệu mờ nhạt. Do đó, bạn nên chú ý các triệu chứng bất thường của răng để kịp thời phát hiện và điều trị sớm.
Tủy răng bị thối là do đâu?
Tủy răng bị thối chính là giai đoạn tiến triển nặng của viêm tủy răng. Tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:
1. Do sâu răng tiến triển
Sâu răng là bệnh nha khoa thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh lý này thực chất là một dạng nhiễm khuẩn của răng, đặc trưng bởi quá trình hủy khoáng gây mất các mô cứng ở men răng và ngà răng.
Khi mới bị sâu răng, lỗ sâu chỉ xuất hiện ở lớp men. Nhưng nếu không được điều trị, lỗ sâu có thể tiến triển vào bên trong ngà răng và khoang tủy dẫn đến viêm tủy răng. Theo thời gian, vi khuẩn tấn công vào tủy gây nhiễm trùng và thối tủy.
Xem thêm: nha khoa parkway
2. Do viêm nha chu
Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân có thể gây thối tủy răng. Bệnh lý này xảy ra khi vi khuẩn gây viêm nhiễm tổ chức nâng đỡ răng (bao gồm dây chằng nha chu, xương ổ răng, mô nướu,…). Vi khuẩn trú ngụ trong các cơ quan này có thể đi ngược vào tủy răng thông qua kẽ hở ở chân răng (chóp răng). Sau một thời gian tiến triển, vi khuẩn sẽ gây thối tủy và hoại tử tủy.
Nếu xảy ra do viêm nha chu, răng bị thối tủy thường không có lỗ sâu lớn. Thay vào đó, mô nướu xung quanh có dấu hiệu bị tụt, giảm mức độ bám dính vào thân răng. Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu và đau nhức.
3. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tủy răng bị thối có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:
Răng sứt, mẻ: Răng sứt, mẻ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng và gây viêm nhiễm tủy răng. Ngoài ra, các vết mẻ trên răng còn là yếu tố làm tăng nguy cơ bị sâu răng, áp xe chân răng và nhiều bệnh lý nha khoa khác.
Do các thủ thuật nha khoa: Thực hiện các thủ thuật nha khoa như (mài răng, trám răng, chữa tủy,…) không đúng kỹ thuật cũng có thể gây viêm nhiễm và thối tủy răng. Trường hợp này thường xảy ra do thực hiện ở những phòng khám nha khoa kém chất lượng.
Do ảnh hưởng của các bệnh nhiễm trùng: Ở một số ít trường hợp, thối tủy răng cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh nhiễm trùng. Lúc này, vi khuẩn sẽ khu trú trong máu và di chuyển đến khoang tủy thông qua kẽ hở ở chóp răng. Tuy nhiên trên thực tế, nguyên nhân này thường không phổ biến.
Chấn thương mạnh: Chấn thương mạnh khiến các mạch máu nuôi dưỡng tủy bị đứt gãy đột ngột. Điều này khiến mô tủy bị hoại tử hoàn toàn. Nếu không điều trị kịp thời, tủy răng có thể bị thối dẫn đến mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Trên thực tế, một số trường hợp tủy răng bị thối không tìm được nguyên nhân chính xác.
Tủy răng bị thối có ảnh hưởng gì không?
Tủy răng giữ nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Trong đó, cơ quan này có hai chức năng chính là dẫn truyền cảm giác đến não bộ và nuôi dưỡng, tái tạo các mô của ngà răng. Khi tủy răng bị thối, mạch máu và dây thần kinh bị phá hủy hoàn toàn. Do đó, tủy răng cũng mất đi những chức năng vốn có.
Cản trở chức năng ăn nhai: Tủy răng bị thối đồng nghĩa với việc ngà răng không còn được nuôi dưỡng và tái tạo. Sau một thời gian, răng có thể bị suy yếu, lung lay và gặp khó khăn khi ăn uống. Nếu răng bị thối là các răng hàm (răng số 6, số 7 và số 8), chức năng nhai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Áp xe chóp răng (chân răng): Tủy răng bị thối là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn phát triển mạnh gây hư hại mạch máu và các dây thần kinh bên trong buồng tủy. Nếu không làm sạch tủy hoàn toàn, vi khuẩn sẽ đi xuống chóp răng gây viêm nhiễm và hình thành ổ áp xe tại đây. Áp xe chóp răng gây đau nhức dữ dội, lợi sưng đỏ, dễ chảy máu và tiết ra mủ có mùi hôi.
Mất răng vĩnh viễn: Vi khuẩn bên trong khoang tủy không chỉ gây viêm nhiễm ở chân răng mà còn phá hủy chân răng và ngà răng. Về lâu dài, cấu trúc của răng có thể bị phá vỡ hoàn toàn và buộc phải nhổ bỏ.
Tiêu xương hàm: Tủy răng bị thối dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng hoặc áp xe răng, do đó bác sĩ bắt buộc phải tiến hành nhổ bỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bệnh nhân. Sau khi nhổ răng, nếu không có kế hoạch trồng răng giả sớm sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Khi đó, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như lão hóa sớm, da nhăn nheo, chảy xệ, khó ăn nhai,…
Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn gây thối tủy có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng đường huyết, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người.
Tủy răng bị thối gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn không nên chủ quan trước những biểu hiện bất thường. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm: nha khoa việt sing
Cách điều trị tủy răng bị thối
Tủy răng bị thối đều có mô tủy bị hư hại nặng, mất chức năng và không còn khả năng hồi phục. Chính vì vậy, phương pháp được ưu tiên trong trường hợp này là lấy tủy (điều trị nội nha). Tuy nhiên đối với trường hợp chân răng hư hại nặng, bác sĩ sẽ xem xét nhổ bỏ răng để phòng ngừa biến chứng.
Các biện pháp điều trị tủy răng bị thối:
1. Lấy tủy răng (điều trị nội nha)
Điều trị nội nha là giải pháp tối ưu trong trường hợp tủy răng bị thối và hoại tử tủy. Bởi lúc này, mô tủy đã bị hư hại trầm trọng và mất hoàn toàn các chức năng vốn có. Nếu không làm sạch tủy sớm, vi khuẩn có trong buồng tủy sẽ tiếp tục phát triển gây tổn thương ngà răng, chóp răng và các cơ quan kế cận.
2. Nhổ răng
Tủy răng bị thối lâu ngày có thể gây hôi miệng dai dẳng, răng lung lay, khó khăn khi ăn uống và hư tổn nặng. Trong trường hợp chân răng bị phá hủy trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ thay vì lấy tủy. Sau khi nhổ, bạn cần phục hình răng bằng một số phương pháp như cấy ghép Implant, làm răng giả tháo lắp, bọc mão sứ,…
Phòng ngừa tủy răng bị thối bằng cách nào?
Tủy răng bị thối ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Dù có thể điều trị nhưng việc loại bỏ tủy sẽ khiến răng suy yếu và có tuổi thọ ngắn so với răng ở những vị trị khác trên cung hàm. Do đó sau khi điều trị, bạn nên phòng ngừa tủy răng bị thối để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Bệnh lý này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp đơn giản như:
Khám và điều trị sớm các bệnh lý có thể gây thối tủy răng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng có hồi phục,… Nếu chủ quan, các bệnh lý này có thể tiến triển nặng gây thối và hoại tử tủy.
Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng 2 – 3 lần/ ngày, súc miệng với nước muối ấm/ dung dịch diệt khuẩn và dùng chỉ nha khoa. Khi răng miệng được làm sạch, hại khuẩn trong khoang miệng sẽ được kiểm soát và nguy cơ bị thối tủy răng cũng giảm đi đáng kể.
Đối với răng bị mẻ, sứt hoặc chấn thương, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra sớm. Để phòng ngừa thối tủy răng, bác sĩ sẽ hàn trám vết nứt, mẻ. Đối với răng bị chết tủy do chấn thương mạnh, bác sĩ sẽ chủ động lấy tủy và bọc răng sứ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Thay đổi một số thói quen làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa nói chung và thối tủy răng nói riêng như hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng răng cắn các vật cứng, thở bằng miệng, ít uống nước,…
Nên tập thói quen khám răng miệng định kỳ 1 – 2 lần/ năm. Bởi hầu hết các bệnh nha khoa đều có triệu chứng khá mờ nhạt và khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Khám định kỳ giúp bác sĩ phát hiện và xử lý sớm các vấn đề răng miệng tiềm ẩn.
Tủy răng bị thối có thể gây hôi miệng, giảm chức năng nhai và tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Nếu nghi ngờ gặp phải tình trạng này, bạn nên sắp xếp đến nha khoa sớm để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Các triệu chứng nhận biết tủy răng bị thối
Tủy răng là nguồn nuôi dưỡng ngà răng và dẫn truyền cảm giác về não bộ. Nhờ cơ quan này, răng có cảm nhận được nhiệt độ và lực trong quá trình ăn uống. Khi tủy răng bị thối, răng hoàn toàn không có bất kỳ cảm giác nào do chức năng và cấu tạo đã bị phá vỡ hoàn toàn.
Tủy răng bị thối hay tình trạng nhiễm trùng tủy răng nặng khiến răng ngả màu và khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Ở giai đoạn đầu, viêm nhiễm tủy răng thường gây đau nhức và ê buốt. Theo thời gian, các mô tủy bị vi khuẩn phá hủy dẫn đến tình trạng rỉ dịch có mùi hôi, men răng đổi màu, chất răng giòn, dễ lung lay và suy yếu.
Tủy răng bị thối là tình trạng viêm nhiễm tủy răng kéo dài dai dẳng và đã chuyển biến nặng. Khác với giai đoạn mới phát, tủy răng bị thối thường không gây đau nhức hay ê buốt chỉ biểu hiện qua một số dấu hiệu mờ nhạt. Do đó, bạn nên chú ý các triệu chứng bất thường của răng để kịp thời phát hiện và điều trị sớm.
Tủy răng bị thối là do đâu?
Tủy răng bị thối chính là giai đoạn tiến triển nặng của viêm tủy răng. Tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:
1. Do sâu răng tiến triển
Sâu răng là bệnh nha khoa thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh lý này thực chất là một dạng nhiễm khuẩn của răng, đặc trưng bởi quá trình hủy khoáng gây mất các mô cứng ở men răng và ngà răng.
Khi mới bị sâu răng, lỗ sâu chỉ xuất hiện ở lớp men. Nhưng nếu không được điều trị, lỗ sâu có thể tiến triển vào bên trong ngà răng và khoang tủy dẫn đến viêm tủy răng. Theo thời gian, vi khuẩn tấn công vào tủy gây nhiễm trùng và thối tủy.
Xem thêm: nha khoa parkway
2. Do viêm nha chu
Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân có thể gây thối tủy răng. Bệnh lý này xảy ra khi vi khuẩn gây viêm nhiễm tổ chức nâng đỡ răng (bao gồm dây chằng nha chu, xương ổ răng, mô nướu,…). Vi khuẩn trú ngụ trong các cơ quan này có thể đi ngược vào tủy răng thông qua kẽ hở ở chân răng (chóp răng). Sau một thời gian tiến triển, vi khuẩn sẽ gây thối tủy và hoại tử tủy.
Nếu xảy ra do viêm nha chu, răng bị thối tủy thường không có lỗ sâu lớn. Thay vào đó, mô nướu xung quanh có dấu hiệu bị tụt, giảm mức độ bám dính vào thân răng. Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu và đau nhức.
3. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tủy răng bị thối có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:
Răng sứt, mẻ: Răng sứt, mẻ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng và gây viêm nhiễm tủy răng. Ngoài ra, các vết mẻ trên răng còn là yếu tố làm tăng nguy cơ bị sâu răng, áp xe chân răng và nhiều bệnh lý nha khoa khác.
Do các thủ thuật nha khoa: Thực hiện các thủ thuật nha khoa như (mài răng, trám răng, chữa tủy,…) không đúng kỹ thuật cũng có thể gây viêm nhiễm và thối tủy răng. Trường hợp này thường xảy ra do thực hiện ở những phòng khám nha khoa kém chất lượng.
Do ảnh hưởng của các bệnh nhiễm trùng: Ở một số ít trường hợp, thối tủy răng cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh nhiễm trùng. Lúc này, vi khuẩn sẽ khu trú trong máu và di chuyển đến khoang tủy thông qua kẽ hở ở chóp răng. Tuy nhiên trên thực tế, nguyên nhân này thường không phổ biến.
Chấn thương mạnh: Chấn thương mạnh khiến các mạch máu nuôi dưỡng tủy bị đứt gãy đột ngột. Điều này khiến mô tủy bị hoại tử hoàn toàn. Nếu không điều trị kịp thời, tủy răng có thể bị thối dẫn đến mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Trên thực tế, một số trường hợp tủy răng bị thối không tìm được nguyên nhân chính xác.
Tủy răng bị thối có ảnh hưởng gì không?
Tủy răng giữ nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Trong đó, cơ quan này có hai chức năng chính là dẫn truyền cảm giác đến não bộ và nuôi dưỡng, tái tạo các mô của ngà răng. Khi tủy răng bị thối, mạch máu và dây thần kinh bị phá hủy hoàn toàn. Do đó, tủy răng cũng mất đi những chức năng vốn có.
Cản trở chức năng ăn nhai: Tủy răng bị thối đồng nghĩa với việc ngà răng không còn được nuôi dưỡng và tái tạo. Sau một thời gian, răng có thể bị suy yếu, lung lay và gặp khó khăn khi ăn uống. Nếu răng bị thối là các răng hàm (răng số 6, số 7 và số 8), chức năng nhai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Áp xe chóp răng (chân răng): Tủy răng bị thối là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn phát triển mạnh gây hư hại mạch máu và các dây thần kinh bên trong buồng tủy. Nếu không làm sạch tủy hoàn toàn, vi khuẩn sẽ đi xuống chóp răng gây viêm nhiễm và hình thành ổ áp xe tại đây. Áp xe chóp răng gây đau nhức dữ dội, lợi sưng đỏ, dễ chảy máu và tiết ra mủ có mùi hôi.
Mất răng vĩnh viễn: Vi khuẩn bên trong khoang tủy không chỉ gây viêm nhiễm ở chân răng mà còn phá hủy chân răng và ngà răng. Về lâu dài, cấu trúc của răng có thể bị phá vỡ hoàn toàn và buộc phải nhổ bỏ.
Tiêu xương hàm: Tủy răng bị thối dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng hoặc áp xe răng, do đó bác sĩ bắt buộc phải tiến hành nhổ bỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bệnh nhân. Sau khi nhổ răng, nếu không có kế hoạch trồng răng giả sớm sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Khi đó, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như lão hóa sớm, da nhăn nheo, chảy xệ, khó ăn nhai,…
Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn gây thối tủy có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng đường huyết, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người.
Tủy răng bị thối gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn không nên chủ quan trước những biểu hiện bất thường. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm: nha khoa việt sing
Cách điều trị tủy răng bị thối
Tủy răng bị thối đều có mô tủy bị hư hại nặng, mất chức năng và không còn khả năng hồi phục. Chính vì vậy, phương pháp được ưu tiên trong trường hợp này là lấy tủy (điều trị nội nha). Tuy nhiên đối với trường hợp chân răng hư hại nặng, bác sĩ sẽ xem xét nhổ bỏ răng để phòng ngừa biến chứng.
Các biện pháp điều trị tủy răng bị thối:
1. Lấy tủy răng (điều trị nội nha)
Điều trị nội nha là giải pháp tối ưu trong trường hợp tủy răng bị thối và hoại tử tủy. Bởi lúc này, mô tủy đã bị hư hại trầm trọng và mất hoàn toàn các chức năng vốn có. Nếu không làm sạch tủy sớm, vi khuẩn có trong buồng tủy sẽ tiếp tục phát triển gây tổn thương ngà răng, chóp răng và các cơ quan kế cận.
2. Nhổ răng
Tủy răng bị thối lâu ngày có thể gây hôi miệng dai dẳng, răng lung lay, khó khăn khi ăn uống và hư tổn nặng. Trong trường hợp chân răng bị phá hủy trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ thay vì lấy tủy. Sau khi nhổ, bạn cần phục hình răng bằng một số phương pháp như cấy ghép Implant, làm răng giả tháo lắp, bọc mão sứ,…
Phòng ngừa tủy răng bị thối bằng cách nào?
Tủy răng bị thối ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Dù có thể điều trị nhưng việc loại bỏ tủy sẽ khiến răng suy yếu và có tuổi thọ ngắn so với răng ở những vị trị khác trên cung hàm. Do đó sau khi điều trị, bạn nên phòng ngừa tủy răng bị thối để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Bệnh lý này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp đơn giản như:
Khám và điều trị sớm các bệnh lý có thể gây thối tủy răng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng có hồi phục,… Nếu chủ quan, các bệnh lý này có thể tiến triển nặng gây thối và hoại tử tủy.
Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng 2 – 3 lần/ ngày, súc miệng với nước muối ấm/ dung dịch diệt khuẩn và dùng chỉ nha khoa. Khi răng miệng được làm sạch, hại khuẩn trong khoang miệng sẽ được kiểm soát và nguy cơ bị thối tủy răng cũng giảm đi đáng kể.
Đối với răng bị mẻ, sứt hoặc chấn thương, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra sớm. Để phòng ngừa thối tủy răng, bác sĩ sẽ hàn trám vết nứt, mẻ. Đối với răng bị chết tủy do chấn thương mạnh, bác sĩ sẽ chủ động lấy tủy và bọc răng sứ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Thay đổi một số thói quen làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa nói chung và thối tủy răng nói riêng như hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng răng cắn các vật cứng, thở bằng miệng, ít uống nước,…
Nên tập thói quen khám răng miệng định kỳ 1 – 2 lần/ năm. Bởi hầu hết các bệnh nha khoa đều có triệu chứng khá mờ nhạt và khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Khám định kỳ giúp bác sĩ phát hiện và xử lý sớm các vấn đề răng miệng tiềm ẩn.
Tủy răng bị thối có thể gây hôi miệng, giảm chức năng nhai và tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Nếu nghi ngờ gặp phải tình trạng này, bạn nên sắp xếp đến nha khoa sớm để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.