Chụp X quang răng khôn giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng của răng, xem xét chân răng có chèn ép dây thần kinh và các răng lân cận hay không. Kỹ thuật này được đánh giá có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị một số vấn đề răng miệng.
Vì sao cần chụp X quang răng khôn?
Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng vĩnh viễn mọc trong giai đoạn trưởng thành (khoảng từ 17 – 25 tuổi). Mỗi người thường có 2 răng khôn ở hàm dưới và 2 răng khôn ở hàm trên. Tuy nhiên, một số người có thể không mọc răng khôn hoặc mọc không đầy đủ 4 răng.
Thực tế, răng khôn không giữ chức năng quá quan trọng vì nằm ở phía sâu bên trong cung hàm. Do đó, những trường hợp phải nhổ răng khôn và không mọc răng khôn hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Vì vị trí nằm ở cuối cung hàm, thời gian mọc khá muộn và cấu tạo răng phức tạp nên hơn 80% răng khôn đều gặp phải các vấn đề như mọc ngầm, mọc lệch, mọc nghiêng, viêm lợi trùm,… Do đó, đa phần các trường hợp mọc răng số 8 đều phải thăm khám và can thiệp điều trị.
Chụp X quang là kỹ thuật hình ảnh quan trọng được ứng dụng trong chẩn đoán nhiều bệnh lý bao gồm cả các vấn đề về răng khôn. Chụp X quang răng khôn được thực hiện để xác định vị trí và cấu trúc của răng khôn cùng với một số răng lân cận. Qua hình ảnh từ kỹ thuật này, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của răng khôn và các răng còn lại trên cung hàm.
Ngoài ra, chụp X quang răng toàn cảnh còn giúp phát hiện các vấn đề bất thường ở răng hàm mặt như khối u, sai lệch khớp cắn, răng mọc lệch, chen chúc, răng dư và mọc ngầm ở bên dưới, tiêu xương răng,…
Xem thêm: bọc răng sứ venus có tốt không
Khi nào nên cần chụp X quang răng khôn?
Mọc răng khôn có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như sưng nướu, răng đau nhức, ê buốt, sưng hạch, má, sốt nhẹ và mệt mỏi. Tuy nhiên, các triệu chứng này là phản ứng miễn dịch của cơ thể nên có thể tự thuyên giảm sau vài ngày. Nếu tình trạng kéo dài hoặc cơn đau có mức độ nghiêm trọng, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra và chụp X quang khi cần thiết.
Chụp X quang răng khôn thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
Bác sĩ khám răng miệng tổng quát và nhận thấy răng khôn có dấu hiệu mọc lệch
Trường hợp mọc răng khôn bị đau nhức dữ dội, sưng lợi, có hiện tượng rỉ dịch và chảy máu
Có hiện tượng viêm lợi trùm
Răng khôn có dấu hiệu bị sâu, viêm tủy cũng cần phải chụp X quang trước khi điều trị
Các trường hợp được chỉ định nhổ răng khôn cũng cần chụp X quang răng trước khi thực hiện
Nhìn chung, chụp X quang răng khôn là kỹ thuật rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các vấn đề nha khoa. Ngoài các trường hợp trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện kỹ thuật này trong một số trường hợp khác.
Đối tượng chống chỉ định chụp X quang răng khôn
Chụp X quang răng khôn là kỹ thuật quan trọng được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá tình trạng răng miệng trước khi can thiệp điều trị. Tuy nhiên, kỹ thuật này sử dụng tia X để thể hiện cấu trúc chi tiết của xương và răng nên có thể gây ra rủi ro đối với một số đối tượng. Để đảm bảo an toàn, chụp X quang răng khôn không được thực hiện trong những trường hợp sau:
Phụ nữ đang mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu do nguy cơ dị tật thai nhi và sảy thai)
Người đang cho con bú
Người mẫn cảm với iot
Người mắc các bệnh lý tuyến giáp và một số bệnh nội khoa nghiêm trọng
Người bị ung thư răng hàm mặt hoặc đang tiến hành xạ trị ở vùng mặt
Trước khi chụp X quang răng khôn, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý của khách hàng để đánh giá có nên thực hiện kỹ thuật này hay không.
Xem thêm: bọc răng sứ ddbio có tốt không
Chụp X quang răng khôn cần lưu ý gì?
Chụp X quang răng khôn là kỹ thuật quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến răng khôn. Để quá trình chụp X quang diễn ra thuận lợi và hạn chế tối đa rủi ro, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng trước khi chụp X quang. Ngoài ra, nên trao đổi các triệu chứng gặp phải trong thời gian mọc răng khôn để bác sĩ dễ dàng hơn khi chẩn đoán bệnh.
Tháo bỏ các trang sức ở tai, mũi và lưỡi để thuận tiện cho quá trình chụp X quang răng khôn. Bởi kim loại có thể cản trở tia X khiến kết quả chụp X quang bị ảnh hưởng.
Trong quá trình chụp, bạn cần giữ yên phần đầu để đảm bảo cho hình ảnh chuẩn xác nhất.
Nếu lo sợ tia X tác động xấu đến cơ thể, bạn nên yêu cầu nhân viên y tế được mặc áo bảo hộ để đảm bảo các cơ quan không bị ảnh hưởng.
Chụp X quang răng khôn giá bao nhiêu tiền?
Chụp X quang răng khôn giá bao nhiêu tiền là vấn đề rất được quan tâm bên cạnh những lưu ý trước và sau khi chụp. Chụp X quang là kỹ thuật thường quy có thực hiện tại các bệnh viện và phòng khám nha khoa. Chi phí thực hiện kỹ thuật này khá thấp, dao động khoảng 100 – 300.000 đồng tùy theo cơ sở thực hiện.
Nếu chụp X quang tại bệnh viện công, chi phí thường chỉ rơi vào khoảng 80.000 – 150.000 đồng. Tuy nhiên trong trường hợp thực hiện tại các trung tâm nha khoa quốc tế, chi phí sẽ cao hơn, dao động từ 200 – 300.000 đồng. Ngoài ra, nếu có BHYT bạn cũng có thể sử dụng khi thăm khám và chụp X quang để tiết kiệm chi phí.
Chụp X quang răng khôn là kỹ thuật quan trọng được thực hiện để chẩn đoán một số vấn đề nha khoa như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, viêm lợi trùm,… Ngoài ra, hình ảnh từ kỹ thuật này cũng giúp bác sĩ đánh giá chính xác cấu tạo và chiều sâu của chân răng, từ đó có dễ dàng hơn trong quá trình nhổ bỏ răng.
Vì sao cần chụp X quang răng khôn?
Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng vĩnh viễn mọc trong giai đoạn trưởng thành (khoảng từ 17 – 25 tuổi). Mỗi người thường có 2 răng khôn ở hàm dưới và 2 răng khôn ở hàm trên. Tuy nhiên, một số người có thể không mọc răng khôn hoặc mọc không đầy đủ 4 răng.
Thực tế, răng khôn không giữ chức năng quá quan trọng vì nằm ở phía sâu bên trong cung hàm. Do đó, những trường hợp phải nhổ răng khôn và không mọc răng khôn hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Vì vị trí nằm ở cuối cung hàm, thời gian mọc khá muộn và cấu tạo răng phức tạp nên hơn 80% răng khôn đều gặp phải các vấn đề như mọc ngầm, mọc lệch, mọc nghiêng, viêm lợi trùm,… Do đó, đa phần các trường hợp mọc răng số 8 đều phải thăm khám và can thiệp điều trị.
Chụp X quang là kỹ thuật hình ảnh quan trọng được ứng dụng trong chẩn đoán nhiều bệnh lý bao gồm cả các vấn đề về răng khôn. Chụp X quang răng khôn được thực hiện để xác định vị trí và cấu trúc của răng khôn cùng với một số răng lân cận. Qua hình ảnh từ kỹ thuật này, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của răng khôn và các răng còn lại trên cung hàm.
Ngoài ra, chụp X quang răng toàn cảnh còn giúp phát hiện các vấn đề bất thường ở răng hàm mặt như khối u, sai lệch khớp cắn, răng mọc lệch, chen chúc, răng dư và mọc ngầm ở bên dưới, tiêu xương răng,…
Xem thêm: bọc răng sứ venus có tốt không
Khi nào nên cần chụp X quang răng khôn?
Mọc răng khôn có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như sưng nướu, răng đau nhức, ê buốt, sưng hạch, má, sốt nhẹ và mệt mỏi. Tuy nhiên, các triệu chứng này là phản ứng miễn dịch của cơ thể nên có thể tự thuyên giảm sau vài ngày. Nếu tình trạng kéo dài hoặc cơn đau có mức độ nghiêm trọng, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra và chụp X quang khi cần thiết.
Chụp X quang răng khôn thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
Bác sĩ khám răng miệng tổng quát và nhận thấy răng khôn có dấu hiệu mọc lệch
Trường hợp mọc răng khôn bị đau nhức dữ dội, sưng lợi, có hiện tượng rỉ dịch và chảy máu
Có hiện tượng viêm lợi trùm
Răng khôn có dấu hiệu bị sâu, viêm tủy cũng cần phải chụp X quang trước khi điều trị
Các trường hợp được chỉ định nhổ răng khôn cũng cần chụp X quang răng trước khi thực hiện
Nhìn chung, chụp X quang răng khôn là kỹ thuật rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các vấn đề nha khoa. Ngoài các trường hợp trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện kỹ thuật này trong một số trường hợp khác.
Đối tượng chống chỉ định chụp X quang răng khôn
Chụp X quang răng khôn là kỹ thuật quan trọng được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá tình trạng răng miệng trước khi can thiệp điều trị. Tuy nhiên, kỹ thuật này sử dụng tia X để thể hiện cấu trúc chi tiết của xương và răng nên có thể gây ra rủi ro đối với một số đối tượng. Để đảm bảo an toàn, chụp X quang răng khôn không được thực hiện trong những trường hợp sau:
Phụ nữ đang mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu do nguy cơ dị tật thai nhi và sảy thai)
Người đang cho con bú
Người mẫn cảm với iot
Người mắc các bệnh lý tuyến giáp và một số bệnh nội khoa nghiêm trọng
Người bị ung thư răng hàm mặt hoặc đang tiến hành xạ trị ở vùng mặt
Trước khi chụp X quang răng khôn, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý của khách hàng để đánh giá có nên thực hiện kỹ thuật này hay không.
Xem thêm: bọc răng sứ ddbio có tốt không
Chụp X quang răng khôn cần lưu ý gì?
Chụp X quang răng khôn là kỹ thuật quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến răng khôn. Để quá trình chụp X quang diễn ra thuận lợi và hạn chế tối đa rủi ro, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng trước khi chụp X quang. Ngoài ra, nên trao đổi các triệu chứng gặp phải trong thời gian mọc răng khôn để bác sĩ dễ dàng hơn khi chẩn đoán bệnh.
Tháo bỏ các trang sức ở tai, mũi và lưỡi để thuận tiện cho quá trình chụp X quang răng khôn. Bởi kim loại có thể cản trở tia X khiến kết quả chụp X quang bị ảnh hưởng.
Trong quá trình chụp, bạn cần giữ yên phần đầu để đảm bảo cho hình ảnh chuẩn xác nhất.
Nếu lo sợ tia X tác động xấu đến cơ thể, bạn nên yêu cầu nhân viên y tế được mặc áo bảo hộ để đảm bảo các cơ quan không bị ảnh hưởng.
Chụp X quang răng khôn giá bao nhiêu tiền?
Chụp X quang răng khôn giá bao nhiêu tiền là vấn đề rất được quan tâm bên cạnh những lưu ý trước và sau khi chụp. Chụp X quang là kỹ thuật thường quy có thực hiện tại các bệnh viện và phòng khám nha khoa. Chi phí thực hiện kỹ thuật này khá thấp, dao động khoảng 100 – 300.000 đồng tùy theo cơ sở thực hiện.
Nếu chụp X quang tại bệnh viện công, chi phí thường chỉ rơi vào khoảng 80.000 – 150.000 đồng. Tuy nhiên trong trường hợp thực hiện tại các trung tâm nha khoa quốc tế, chi phí sẽ cao hơn, dao động từ 200 – 300.000 đồng. Ngoài ra, nếu có BHYT bạn cũng có thể sử dụng khi thăm khám và chụp X quang để tiết kiệm chi phí.
Chụp X quang răng khôn là kỹ thuật quan trọng được thực hiện để chẩn đoán một số vấn đề nha khoa như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, viêm lợi trùm,… Ngoài ra, hình ảnh từ kỹ thuật này cũng giúp bác sĩ đánh giá chính xác cấu tạo và chiều sâu của chân răng, từ đó có dễ dàng hơn trong quá trình nhổ bỏ răng.