Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Viêm lợi gây sưng má có nguy hiểm không?

Review nha khoa

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
329
Thích
0
Điểm
16
#1
Viêm lợi gây sưng má là tình trạng mô nướu bao xung quanh răng bị viêm nhiễm cấp tính khiến hạch bạch huyết sưng to, phù nề. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm, bệnh lý này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa nghiêm trọng và thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Viêm lợi gây sưng má có nguy hiểm không?
Viêm lợi gây sưng má là tình trạng mô lợi bị viêm nhiễm cấp dẫn đến tình trạng sưng hạch góc hàm, sưng má, khó khăn khi há miệng, sốt nhẹ đến sốt cao. Thông thường, viêm lợi chỉ gây ra các triệu chứng có mức độ nhẹ như lợi sưng đỏ, chảy máu và đau nhức nhẹ. Tình trạng viêm lợi gây sưng má cho thấy vi khuẩn bên trong mô lợi phát triển mạnh, kích thích phản ứng viêm của hệ miễn dịch.
Viêm lợi gây sưng má ảnh hưởng không nhỏ đến trong quá trình sinh hoạt. Tình trạng này gây khó khăn khi há miệng, nhai nuốt thức ăn, mệt mỏi, ăn uống kém, giảm hiệu suất lao động và học tập. Đối với những người có hệ miễn dịch kém, má có thể bị sưng phù nghiêm trọng gây lệch mặt dẫn đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt.
Khác với viêm lợi mãn tính, viêm lợi gây sưng má có tiến triển nhanh chóng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh lý này có thể chuyển biến nặng gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề như:
Viêm nha chu: Viêm lợi được xem là giai đoạn đầu của viêm nha chu. Vi khuẩn trú ngụ bên trong mô nướu không được điều trị sớm có thể gây viêm nhiễm các cơ quan kế cận như dây chằng nha chu, cement và xương ổ răng (viêm nha chu). Viêm nha chu là bệnh nha khoa có mức độ nặng, tiến triển dai dẳng và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm tủy răng: Vi khuẩn phát triển bên trong mô nướu có thể xâm nhập vào tủy răng thông qua kẽ hở chóp răng (chân răng) gây viêm tủy răng (tình trạng viêm nhiễm bên trong khoang tủy). Viêm tủy răng gây đau nhức nhiều và có thể dẫn đến biến chứng mất răng nếu không được điều trị sớm.
Áp xe răng: Ngoài viêm tủy răng và viêm nha chu, viêm lợi gây sưng má cũng có thể gây áp xe răng – tình trạng túi mủ hình thành ở chân răng hoặc mô nướu. Áp xe răng cần phải được điều trị sớm để tránh vỡ ổ áp xe dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mất răng: Mất răng là biến chứng nặng nề khi các bệnh nha khoa không được điều trị kịp thời. Đối với viêm lợi gây sưng má, vi khuẩn bên trong mô nướu có thể phá hủy chân răng, xương ổ răng khiến răng trở nên lỏng lẻo, lung lay và mất răng vĩnh viễn.
Có thể thấy, viêm lợi gây sưng má ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe răng miệng và thể trạng. Để phòng ngừa các biến chứng của bệnh lý này, cần chủ động thăm khám và điều trị ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.
Xem thêm: NHA KHOA SUNSHINE LỪA ĐẢO
Các biện pháp điều trị viêm lợi gây sưng má
Viêm lợi gây sưng má là bệnh nha khoa thường gặp. Nếu được chăm sóc và điều trị sớm, bệnh lý này có thể được kiểm soát sau một thời gian ngắn.
Các biện pháp chăm sóc, điều trị bệnh viêm lợi gây sưng má:
1. Cạo vôi răng
Vôi răng là mảng bám đã bị khoáng hóa bởi vi khuẩn, bám chặt vào kẽ răng và chân răng. Vôi răng tích tụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây tổn thương mô nướu và các cơ quan kế cận. Viêm lợi và các bệnh liên quan đến tổ chức nha chu đều bắt nguồn từ sự tích tụ của mảng bám và cao răng. Do đó, điều trị ưu tiên đối với bệnh viêm lợi gây sưng má là cạo vôi răng.
Khác với mảng bám sinh học, cao răng có kết cấu cứng, bám chặt vào bề mặt răng nên không thể làm sạch thông qua các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường. Chính vì vậy, các bác sĩ Răng hàm mặt thường khuyến khích mỗi người cần khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ ít nhất 1 lần/ năm.
Khi cao răng bị loại bỏ, vi khuẩn không có điều kiện thuận lợi để phát triển và chỉ tồn tại với số lượng hạn chế bên trong khoang miệng. Để mô lợi được phục hồi hoàn toàn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm một số dung dịch súc miệng sát khuẩn sau khi cạo vôi răng.
2. Sử dụng thuốc
Bên cạnh cạo vôi răng, bác sĩ cũng sẽ chỉ định dùng thêm một số loại thuốc để điều trị dứt điểm viêm lợi gây sưng má. Trong trường hợp lợi sưng đỏ nhiều, sưng hạch góc hàm và sốt cao, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm trước khi cạo vôi răng.
Các loại thuốc được sử dụng khi điều trị viêm lợi gây sưng má:
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Viêm lợi gây sưng má thường đi kèm với cảm giác đau nhức, sốt nhẹ đến sốt cao. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, hạ sốt để hạ thân nhiệt và cải thiện tình trạng đau nhức ở mô nướu. Loại thuốc được sử dụng phổ biến là Paracetamol hoặc Aspirin (trong trường hợp dị ứng với Paracetamol).
Thuốc chống viêm: Nếu mô lợi bị viêm, phù nề nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc chống viêm như corticosteroid (Prednisolon, Dexamethason) hoặc thuốc chống viêm không steroid/ NSAID (Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam,…). Hầu hết các loại thuốc chống viêm đều có thể gây ra tác dụng phụ khi dùng. Do đó, nhóm thuốc này thường được sử dụng với liều thấp trong thời gian ngắn.
Dung dịch súc miệng sát khuẩn: Ngoài thuốc uống, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm các loại dung dịch súc miệng sát khuẩn (Hexetidine, Chlorhexidine, Zinc gluconate,…) để làm sạch vi khuẩn bên trong khoang miệng. Các sản phẩm này được sử dụng 2 lần/ ngày sau khi chải răng để tiêu diệt vi khuẩn, tạo điều kiện cho mô nướu phục hồi và tái tạo hoàn toàn.
Các loại thuốc dạng bôi: Nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng, bạn có thể dùng thuốc dạng bôi thay vì thuốc uống. Tùy theo mức độ viêm nhiễm ở mô nướu, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh dạng bôi, thuốc chấm chứa hoạt chất gây tê,…
3. Áp dụng biện pháp tại nhà
Viêm lợi gây sưng má ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh các phương pháp y tế, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc quá mức.
Các biện pháp tại nhà trị viêm lợi gây sưng má:
Chườm đá: Hiện tượng sưng má do các bệnh nha khoa đều là phản ứng viêm của hệ miễn dịch. Phản ứng này hoàn toàn vô hại nhưng có thể gây đau nhức, sốt và khó chịu. Để giảm sưng đau, nên chườm đá bên ngoài má từ 15 – 20 phút. Nhiệt độ lạnh từ túi chườm giúp làm co mạch máu, giảm sưng viêm và đau nhức rõ rệt.
Ngậm nước muối ấm: Ngậm nước muối ấm cũng là cách giảm viêm lợi gây sưng má ngay tại nhà. Với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm và sát trùng, nước muối ấm giúp làm dịu hiện tượng viêm ở mô lợi, giảm sưng má và đau nhức rõ rệt. Ngoài ra, nước muối còn giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và thúc đẩy tốc độ phục hồi, tái tạo của nướu răng.
Sử dụng một số thảo dược: Tận dụng một số thảo dược có đặc tính tiêu viêm, sát trùng như đinh hương, lá trầu không, gừng tươi, hành tây,… có thể kiểm soát phần nào hiện tượng viêm nhiễm ở mô nướu. Các biện pháp này chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn và lành tính.
Xem thêm: niềng răng mắc cài cấu trúc
4. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để hỗ trợ các phương pháp điều trị, cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng. Làm sạch răng miệng đúng cách giúp loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ nướu và răng. Đồng thời làm giảm sự tích tụ của mảng bám, cao răng và phòng ngừa viêm lợi gây sưng má tiến triển dai dẳng.
Các biện pháp vệ sinh răng miệng giúp cải thiện viêm lợi gây sưng má:
Chải răng 2 – 3 lần/ ngày là bước vệ sinh răng miệng cơ bản bắt buộc phải thực hiện. Khi chải răng, cần lựa chọn bàn chải có kích thước phù hợp, lông mảnh, mềm và thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch.
Ngoài chải răng, cần súc miệng với nước muối hoặc các sản phẩm súc miệng chứa hoạt chất kháng khuẩn. Dùng nước súc miệng 2 lần/ ngày giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và ngăn ngừa hình thành mảng bám trong khoang miệng.
Sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, ngăn ngừa mảng bám và cao răng tích tụ. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng đúng cách để tránh gây tổn thương nướu và men răng.
Sau các bữa ăn, có thể dùng kẹo cao su không đường để loại bỏ thức ăn thừa bám dính trên bề mặt răng và kích thích khoang miệng bài tiết nước bọt. Các enzyme trong nước bọt có khả năng trung hòa axit và giảm sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại. Qua đó phòng ngừa và kiểm soát tiến triển của các bệnh lý nha khoa.
Tăng cường sức khỏe răng miệng bằng cách ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi điều độ. Bởi hệ miễn dịch suy giảm là yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm lợi và nhiều bệnh lý nha khoa khác.
Viêm lợi gây sưng má có thể tiến triển nặng dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, cần chủ động khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát bệnh kịp thời.
 

Đối tác

Top