Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Viêm Nha Chu Có Gây Hôi Miệng Không? Cách Khắc Phục Triệt Để

Quanghieufinance

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
269
Thích
0
Điểm
16
#1
Viêm nha chu gây hôi miệng thường gặp ở người trung niên và người già. Tình trạng hơi thở có mùi không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây ra không ít phiền toái trong quá trình sinh hoạt, tác động tiêu cực đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Bệnh viêm nha chu có gây hôi miệng không?
Viêm nha chu (bệnh nha chu) là vấn đề nha khoa phổ biến ở người trung niên và người già. Theo điều tra dịch tễ học của Viện Răng hàm mặt Hà Nội, có đến 60% dân số nước ta từ 35 – 45 tuổi mắc phải bệnh lý này. Khác với các bệnh nha khoa thường gặp, viêm nha chu có diễn tiến âm thầm nhưng mức độ nặng dần theo thời gian và có thể gây mất răng vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm.
Viêm nha chu là giai đoạn nặng của viêm nướu răng – bệnh nha khoa thường gặp với biểu hiện chính là sưng đau mô nướu, nướu đỏ và dễ chảy máu. Tuy nhiên ở người bị viêm nha chu, vi khuẩn không chỉ tấn công đến mô nướu mà còn tác động đến các cơ quan nâng đỡ răng như cement, dây chằng nha chu và xương ổ răng. Hậu quả là khiến răng lung lay, tụt lợi, lỏng lẻo và đau nhức khi ăn uống.
Ngoài những ảnh hưởng trên, bệnh viêm nha chu còn có thể gây hôi miệng. Cụ thể ở người mắc bệnh lý này, cao răng tích tụ nhiều ở chân răng và kẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh và bài tiết độc tố. Độc tố từ vi khuẩn sẽ phá hủy mô nướu và các cơ quan nâng đỡ răng. Ngoài ra, độc tố cũng chính là nguyên nhân tạo ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Hôi miệng do viêm nha chu còn xảy ra do hình thành túi nha chu. Sau một thời gian tiến triển, túi nha chu sẽ hình thành giữa răng và mô nướu. Bên trong túi chứa dịch và mủ có mùi hôi vô cùng khó chịu. Mùi hôi từ túi nha chu gây hôi miệng dai dẳng, kéo dài dù cho đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Hôi miệng là dấu hiệu cho thấy viêm nha chu đã tiến triển dai dẳng trong một thời gian dài. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng nhưng tình trạng này tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, tâm lý khi giao tiếp và sinh hoạt. Ngoài viêm nha chu, hôi miệng còn có thể là hệ quả do một số bệnh nha khoa khác như sâu răng, viêm tủy răng và áp xe răng.
Xem thêm: bọc răng sứ katana có tốt không
Cách khắc phục viêm nha chu gây hôi miệng
Viêm nha chu gây hôi miệng là tình trạng khá phổ biến. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần kiểm soát viêm nha chu và vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngoài ra, có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để khử mùi hôi và mang lại hơi thở thơm mát ngay tại nhà.
Các biện pháp cải thiện tình trạng viêm nha chu gây hôi miệng:
1. Điều trị bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu là nguyên nhân trực tiếp gây hôi miệng. Do đó để cải thiện tình trạng này, bạn cần thăm khám và điều trị y tế kịp thời. Tích cực chữa trị còn giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa một số biến chứng như viêm tủy răng, áp xe răng, mất răng vĩnh viễn,…
Sau khi khám răng và chụp X-Quang, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị viêm nha chu sau:
Sử dụng thuốc: Trong giai đoạn viêm nha chu cấp tính, mô nướu sưng đỏ, có mủ và đau nhức nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh, thuốc giảm đau và chống viêm trong 5 – 7 ngày để kiểm soát viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm nước súc miệng sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn có hại và giảm mùi hôi trong khoang miệng.
Chích rạch ổ mủ: Nếu viêm nha chu gây áp xe răng, bác sĩ sẽ tiến hành chích rạch ổ mủ nhằm loại bỏ phần mủ, dịch ứ đọng, qua đó giảm đau nhức và ngăn không cho vi khuẩn lây lan rộng. Sau khi chích rạch ổ mủ, bạn cần dùng một đợt kháng sinh để kiểm soát viêm nhiễm trước khi can thiệp các phương pháp điều trị chuyên sâu khác.
Các phương pháp không phẫu thuật: Sau khi tình trạng viêm nhiễm ở tổ chức nha chu được kiểm soát, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp không phẫu thuật như cạo vôi răng + xử lý mặt gốc răng, chỉnh sửa/ thay thế miếng trám, cố định răng, sử dụng thuốc chấm,… để cải thiện triệu chứng và bảo tồn răng. Các phương pháp này được chỉ định trong trường hợp viêm nha chu có mức độ không quá nghiêm trọng.
Phẫu thuật điều trị viêm nha chu: Trong trường hợp viêm nha chu nặng, không có đáp ứng với các phương pháp thông thường, bác sĩ sẽ xem xét thực hiện các phương pháp phẫu thuật như nạo túi nha chu, phẫu thuật ghép nướu và phẫu thuật ghép xương ổ răng. Mục đích của các phương pháp này là củng cố độ chắc chắn của răng trên cung hàm, giảm thiểu nguy cơ mất răng và bảo tồn chức năng ăn nhai của răng.
Viêm nha chu là bệnh nha khoa có mức độ nặng nên cần phải điều trị trong thời gian dài. Sau khi tình trạng được kiểm soát, bạn nên thăm khám và theo dõi định kỳ để ngăn ngừa bệnh tiến triển và tái phát.
2. Các biện pháp giảm hôi miệng tại nhà
Như đã đề cập, quá trình điều trị viêm nha chu thường kéo dài trong nhiều tuần đến nhiều tháng. Vì vậy, bạn nên áp dụng thêm một số cách chữa hôi miệng tại nhà để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Hầu hết các mẹo chữa này đều tận dụng nguyên liệu sẵn có nên dễ áp dụng và an toàn, lành tính.
Các mẹo giảm hôi miệng do viêm nha chu gây ra:
Ngậm nước muối ấm: Nước muối ấm có đặc tính tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Ngậm nước muối ấm 3 phút/ 2 – 3 lần/ ngày có thể giảm mức độ sưng đỏ và đau nhức mô nướu, đồng thời giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm nha chu gây ra. Bên cạnh đó, các khoáng chất tự nhiên trong nước muối còn phục hồi men răng và tăng độ bám của nướu vào chân răng.
Gừng tươi: Tinh dầu từ củ gừng đã được chứng minh có hiệu quả khử mùi tốt. Vì vậy, bạn có thể tận dụng thảo dược này để cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm nha chu. Để loại bỏ hơi thở có mùi, nên ngậm trực tiếp vài lát gừng tươi hoặc súc miệng bằng nước gừng sắc 2 – 3 lần/ ngày.
Dùng tinh dầu đinh hương: Tinh dầu đinh hương có mùi mạnh giúp khử mùi, gây tê và giảm đau nhức. Bạn có thể dùng dầu đinh hương pha loãng với nước ấm để súc miệng hằng ngày. Mẹo chữa này có thể cải thiện hôi miệng, giảm mức độ đau nhức, phù nề và sưng đỏ mô nướu do viêm nha chu gây ra.
Một số mẹo chữa khác: Ngoài các mẹo chữa trên, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng viêm nha chu gây hôi miệng bằng một số biện pháp khác như súc miệng với dầu dừa, dùng trà hoa cúc, bạc hà, ngậm nước lá trầu không và sử dụng một số loại thực phẩm có đặc tính khử mùi như sữa chua, trái cây, rau xanh,…
Các mẹo chữa hôi miệng tại nhà phần nào có thể đẩy lùi mùi hôi khó chịu bên trong khoang miệng. Ngoài ra, các mẹo chữa này còn hỗ trợ làm dịu cảm giác đau nhức, sưng nóng và chảy máu mô nướu do ảnh hưởng của bệnh viêm nha chu.
Xem thêm: bọc răng sứ ceramill có tốt không
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp làm sạch mảng bám, loại bỏ dịch, mủ và giảm số lượng vi khuẩn trong khoang miệng. Nhờ vậy, tình trạng hơi thở có mùi do bệnh viêm nha chu sẽ được cải thiện đáng kể.
Cách vệ sinh răng miệng giúp cải thiện tình trạng viêm nha chu gây hôi miệng:
Chải răng 2 – 3 lần/ ngày để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa. Từ đó ngăn ngừa hình thành cao răng và giảm thiểu số lượng vi khuẩn có hại bên trong khoang miệng. Ngoài ra, cần chú ý đánh răng đúng cách và thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch.
Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng. Bởi đây là vị trí khuất và khó làm sạch thông qua thói quen đánh răng thông thường.
Để loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, nên sử dụng dung dịch súc miệng sát khuẩn chứa Chlorhexidine, Hexitidine, Kẽm, Hydrogen Peroxide và fluor (khoáng chất cần thiết cho quá trình tái khoáng men răng). Khi lượng vi khuẩn trong khoang miệng giảm, tình trạng hơi thở có mùi sẽ được cải thiện đáng kể.
Viêm nha chu là bệnh có tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Vì vậy, bạn nên đến phòng khám để được theo dõi và cạo vôi răng thường xuyên. Loại bỏ vôi răng tích tụ sẽ giảm phần nào số lượng vi khuẩn trong khoang miệng và hạn chế được tình trạng hơi thở có mùi.
Viêm nha chu gây hôi miệng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn nên thăm khám và điều trị sớm để cải thiện tình trạng này triệt để. Ngoài ra, tích cực điều trị và chăm sóc đúng cách còn giúp kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
 

Đối tác

Top